Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Việt Nam | Hồ Chí Minh | Hà Nội
NHÀ TÙ CÔN ĐẢO
3658 lượt xem | 2 lời bình | 1 sưu tầm
đảo Côn Lôn, huyện đảo Côn Đảo - Hồ Chí Minh
Điện thoại:
Fax:
Email:
Website:
TAGs:
NHÀ TÙ CÔN ĐẢO
Phân mục:  
Đăng ký làm chủ địa điểm?
 
23
27
q10
Gửi tin nhắn
29/04/2011
Gửi lời cảm ơn
     
Đây là một trong những nơi nổi tiếng nhất của Việt Nam vào những năm chiến tranh. Nhà Tù côn đảo là một nơi khét tiếng về việc giam dữ và tra tấn nặng nề đối với những người tù nhân, đặc biệt là những người cách mạng đem cả cuộc đời và hạnh phúc của mình dành hết cho đất nước, dành hết cho tư tưởng và chí hướng vĩ đại nên họ đã quyết tâm đi theo con đường cách mạng để giải phóng dân tộc giành độc lập, thống nhất 2 miền Bắc Nam, nhưng mà họ lại bị sự tra tấn mang rợ và hết sức dã mang trong nhà tù Côn Đảo này tuy nhiên sư tra tấn dù có dã mang và mang rợ cách mấy thì cũng không làm lung lay ý chí và tinh thần của những người cách mạng này vì thế mà ngày nay chúng ta đã trở thành một đất nước hoàn toàn độc lập, có chủ quyền, nhân dân thì được tự do, được hưởng một đời sống hạnh phúc. Tuy chiến tranh đã kết thúc nhưng chúng ta vẫn giữ gìn nhà tù Côn Đảo ấy, để tưởng nhớ những ngưởi anh hùng cách mạng đã hi sinh oanh dũng như thế nào và cũng để cho con cháu ta noi theo tấm giương sáng của những người cách mạng ấy.
Sưu tập: Nha tu Con Dao
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
97
288
Hồ Chí Minh
Gửi tin nhắn
29/04/2011
Gửi lời cảm ơn
     
Lời bình đầu tiên
Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù...nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật cộng sản và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa. Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là "chuồng cọp".

Nằm trên trục giao lưu Đông – Tây, tàu buôn các nước Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp… đã viếng thăm Côn Đảo từ thế kỷ XIII. Hai công ty Đông Ấn của Anh và của Pháp đã nhiều lần cho người lên đảo nghiên cứu địa thế, vẽ bản đồ. Năm 1702, Allen Catchpote, giám đốc công ty Đông Ấn của Anh đích thân chỉ huy cuộc đổ quân chiếm Côn Đảo. Hắn mộ lính người Macasca xây pháo đài và canh giữ. Chúa Nguyễn đã đưa người ra đảo, làm kế trá hàng rồi cùng đội lính Macasca làm binh biến, đánh đuổi thực dân Anh thu lại chủ quyền, lãnh thổ xứ Đàng Trong (1705).

Tiếp tục nuôi dưỡng cho ý đồ của thực dân Pháp, ngày 28/11/1861, trung úy Lespès đã được lệnh của đô đốc Bonard, đưa chiến hạm Nogagaray tới đánh chiếm Côn Đảo. Nhà tù Côn Đảo được thiết lập theo nghị định 1/2/1862 của đô đốc Bonard để giam những tội nhân mang án từ 1 đến 10 năm. Phó hạm trưởng Félix Roussel được chỉ định làm chỉ huy trưởng quần đao kiêm quản đốc đầu tiên của nhà tù Côn Đảo.

Ngày 31/01/1873 thống đốc Nam kỳ Dupré ra nghị định ban hành quy chế riêng cho đề lao Côn Đảo. Sau nhiều năm thi hành bồ sung và sửa đổi, bản quy chế hoàn chỉnh, gồm 20 chương, 109 điều ban hành vào ngày 17/5/1961, được áp dụng cho đến ngày cáo chung của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương.

Trong hơn nửa thế kỷ, nhà tù Côn Đảo chỉ có một trại giam banh I với nguồn tài chính bổ sung từ ngân sách Liên Bang (Đông Dương). Banh II được khởi công từ năm 1917 và đưa vào sử dụng năm 1928. Banh III tiếp tục được xây dựng và sử dụng năm 1939. Banh phụ của banh III cùng hai dãy chuồng cọp sử dụng từ 1944.

Năm 1955, thiếu tá Aloise Blank bàn giao lại cho ngụy quyền Sài Gòn, chấm dứt gần một thế kỷ tội ác của thực dân Pháp trên quần đảo. Trong 20 năm (1954-1975), Mỹ Ngụy đã tăng quy mô từ 4 trại lên 8 trại. trại V xây dựng năm 1962. trại VI, VII, VIII xây dựng gẩn như cùng một lúc vào năm 1968, hoàn thành cơ bản cuối năm 1970. Ba trại này được ngân sách MACCORD (chương trình viện trợ quân sự và kinh tế của mỹ) chi tiền, chuyên gia xây cất nhà tù của mỹ thiết kế và hãng thầu Mỹ RMK-BRJ xây cất, trại IX và X cũng đã được đổ móng, đúc cột rồi bỏ dở khi hãng RMK-BRJ rút khỏi việt nam (1972).

Nhà tù Côn Đảo là địa ngục trần gian, nơi giam giữ và đày đoạ những chiến sĩ cách mạng Việt Nam, nhưng những người tù cộng sản đã biến nơi đây thành trường học nung đúc tinh thần vô sản đưa cách mạng Việt Nam đến ngày thắng lợi cuối cùng giải phóng quê hương.
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
Gợi ý lựa chọn
 1 lời bình
Phân loại: Vui chơi Giải trí
 3 lời bình
Phân loại: Vui chơi Giải trí
 1 lời bình
Phân loại: Vui chơi Giải trí
 2 lời bình
Phân loại: Vui chơi Giải trí
Sưu tập mới
Phú Long Sport 1 địa điểm
Công ty thiết bị thể thao ngoài trời...
anhlucky2 1 địa điểm
anhlucky2
Mới sưu tập Bột chiên Bình Thạnh
thiết bị mầm non 2 địa điểm
thiết bị mầm non
Mới sưu tập Đồ Chơi Phú Long
Nước Tinh Khiết H2O 3 địa điểm
Từ Thiên Nhiên Đến Cuộc Sống” - Sau hơn...
Công ty 1 địa điểm
Thông tin từ vấn đặt hàng liên hệ: NHÀ...
Đóng

Thông báo
X
Hệ thống sẽ cập nhật lại thông tin này ở tất cả các thông tin Ưu Đãi & Khuyến mãi đã đăng và thông tin địa điểm. Bạn có muốn cập nhật lại không?