06/08/2011
1588 lượt xem
Hàng Bạc nằm trong khu phố cổ của Hà Nội, là một trong số 36 “ phố xưa nhà cổ” nổi tiếng của Thăng Long — Hà Nội. Các nhà nghiên cứu lịch sử chưa tìm được tài liệu nào xác định rõ niên đại của việc hình thành con phố cổ này. Nhưng nếu căn cứ theo nội dung của văn bia đặt tại Đình Dũng Hãn, tọa lạc tại số nhà 54 phố Hàng Bạc thì phố Hàng Bạc đuợc hình thành vào thời Lê.
Phố Hàng Bạc dài 280m, phía Đông nối với phố Hàng Mắm, phía Tây giáp với phố Hàng Đào - Hàng Ngang. Thời Lê, Hàng Bạc thuộc phường Đông Các, huyện Thọ Xương. Đến Nhà Nguyễn đổi thành thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Thời Pháp thuộc lại mang tên Rue de Changeurs (phố những người đổi bạc. Người dân gọi tắt là Phố Đổi bạc). Bản đồ thời Nguyễn cho thấy phố Hàng Bạc là một trong hai trục phố chính chạy thẳng từ Cửa Đông ra đến bờ sông Hồng. Đường phố ở đây khá rộng, khoảng “ 10 đến 12 con ngựa có thể đi hàng ngang”, “ một nửa đường là đất chuyên dành làm lối đi cho súc vật và chở hàng hóa, nửa còn lại được lát gạch dùng làm đường đi cho khách bộ hành...”. Dọc hai bên phố: “ những người ngồi xếp bằng tròn sau quầy hàng, trước mặt là đống tiền và một chiếc tráp nhỏ sơn son...”.
Hàng Bạc nổi tiếng vì nơi đây tập trung những người thợ kim hoàn có tay nghề cao, khéo léo trong việc chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc và cũng là nơi có mật độ cửa hàng bán đồ trang sức dày đặc nổi tiếng kinh thành. Kẻ mua, người bán, người đổi bạc... khiến cho con phố nhỏ này luôn tấp nập người qua, kẻ tới. Phố Hàng Bạc xưa Trang sức là một nhu cầu của con người cho dù ở thời đại nào và quốc gia nào cũng vậy. Chính vì thế, nghề chế tác đồ trang sức đã có ở nước ta từ rất sớm.Theo một số ghi chép trong thư tịch cổ Trung Quốc thì, vào những năm 187- 226 Thái thú Sĩ Nhiếp đã cho đưa về Trung Quốc nhiều đồ cống phẩm chạm vàng bạc. “ Đại Việt sử ký toàn thư” cũng ghi chép: “ thời tiền Lê, Đại Hành hoàng đế đã sai thợ khéo trong nước làm những đồ vàng bạc tinh xảo để làm cống phẩm cho phương Bắc...”.
Đến thế kỷ thứ XV, triều đình nhà Lê giao cho quan Thượng thư Bộ Lại Lưu Xuân Tín, người làng Châu Khê (Hải Dương) lập xưởng đúc bạc nén. Vậy là những người thợ bạc ở một miền quê xa đã theo quan thượng thư Lưu Xuân Tín đến lập nghiệp, mở xưởng đúc bạc ở mảnh đất ngay sát Hoàng thành Thăng Long này. Cùng với nghề đúc bạc nén, những người thợ bạc Châu Khê đã phát triển thêm nghề trang trí vàng, bạc... Đến đầu thế kỷ XIX, xưởng đúc bạc chuyển vào Huế. Nhưng nghề chế tác, gia công đồ trang sức ở đây không mai một, ngược lại còn phát triển hơn. Bởi lẽ cùng với thợ bạc Châu Khê (đúc bạc, đổi bạc), nơi đây còn hội tụ những bàn tay khéo léo, tài hoa của thợ bạc từ Đồng Sâm (Thái Bình, nổi tiếng với nghề chạm bạc) và Định Công Thượng (Hà Nội, chuyên về đồ đậu), tới đây cùng mở cửa hàng kinh doanh buôn bán, vừa tổ chức sản xuất, dạy nghề. Sản phẩm Kim hoàn tại Hàng Bạc Chả thế mà, từ xa xưa đã lưu truyền trong dân gian câu ca mang đậm chất lãng tử, khoe tài: “ Làng anh rặt thợ kim hoàn / Để anh đánh nhẫn cho nàng đeo tay...” của các chàng trai phố nghề. Nghề chế tác đồ trang sức không chỉ đòi hỏi người thợ kim hoàn sự cần cù, chịu khó, khéo léo... mà còn đòi hỏi ở họ sự sáng tạo của người làm nghề - một nghề vừa đòi hỏi sự tỷ mỉ vừa đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
Theo quan niệm của người xưa, đeo bạc vừa để “ kỵ gió”, vừa để “làm sang” (được bạc thì sang). Vậy nên, những đồ trang sức bằng vàng , nhất là bằng bạc thì, ngoài giá trị thông thường dùng để làm đẹp cho các đối tượng bình dân, nó còn có giá trị thẩm mỹ bởi lẽ nhiều món hàng là những tác phẩm nghệ thuật dùng để trang trí làm đẹp, làm sang cho vua chúa, quan lại và tầng lớp thị dân giầu có... Vì vậy, sản phẩm vàng bạc, ngoài đồ trơn (không chạm, khắc) như nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến; còn có đồ chạm (có chạm, khắc). Đó là những sản phẩm chất lượng cao, có tính thẩm mỹ. Ở những sản phẩm này, người thợ tài hoa thường sáng tác theo đề tài: tứ linh (long, ly, quy, phượng), bát vật (tám con vật), bát bảo (tám con vật quý), bát quả (tám loại quả quý). Hoặc: xuân, hạ, thu, đông; hoặc: tùng, cúc, trúc, mai... vừa gần gũi với đời thường và cũng là một đề tài quen thuộc.
Hình tượng con rồng linh thiêng trong văn hóa và đời sống tâm linh của người Việt cũng trở thành một đề tài hấp dẫn, và có sức khơi gợi sự sáng tạo của những người thợ tài hoa. Nào là lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng cùng chầu mặt trăng), nào là “ long hàm thọ” (rồng ngậm chữ thọ)... Trải bao năm tháng, “vật đổi sao dời”, nghề kim hoàn ở phố Hàng Bạc lúc thịnh lúc suy, nhưng đến nay lại sầm uất hơn bao giờ hết, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa. Mặt hàng truyền thống ở đây không chỉ hấp dẫn người dân Thủ đô, người dân trong nước mà còn thu hút sự chú ý của du khách nước ngoài.
Phố Hàng Bạc không chỉ nổi tiếng bởi nơi đây đã hình thành, phát triển và gìn gữi được nghề cổ của Thăng Long xưa Hà Nội nay, mà còn hấp dẫn du khách vì những giá trị văn hóa - lịch sử . Ngay trên phố Hàng Bạc bây giờ còn có 1 cửa hiệu bạc tên Nguyên Tín . Không ngừng phát huy theo nghề cổ và quảng bá làng nghề . Quý khách gần xa đến với chúng tôi sẽ khám phá các sản phẩm làng nghề , cùng với học hỏi thêm các phương pháp chế tác sản phẩm phù hợp với xu hướng cho mọi giới .
|
06/08/2011
2578 lượt xem
Bạc Nguyên Tín trang sức bạc được chế tác từ bạc cao cấp 92.5% và sử dụng công nghệ si mạ tiên tiến nhất hiện nay, cho sản phẩm độ bóng đẹp và bền màu cực cao. Nhận làm lắc tay, lắc chân, dây chuyền mặt chữ style Hàn Quốc theo yêu cầu trên toàn quốc Khách hàng ở khu vực Hà Nội. Khách hàng ở xa, không có điều kiện tới địa chỉ trên, có thể trao đổi qua Email, Yahoo!, hoặc điện thoại và thanh toán qua chuyển khoản Ngân hàng Email: dzung54@yahoo.com Yahoo!: dzung54@yahoo.com Ngân hàng: Techcombank Chủ TK: Nguyễn Tiến Dũng Số TK: 14023517488014 Với khách hàng tới trực tiếp, sẽ đặt cọc 100.000 VNĐ, sau khi nhận sản phẩm sẽ thanh toán nốt số còn lại Với khách hàng ở xa, vui lòng thanh toán toàn bộ (cả phí vận chuyển, trung bình 30.000 VNĐ) Quý vị xem và chọn mẫu theo mã số: mẫu chữ, cỡ chữ, mẫu họa tiết…hoặc có thể theo mẫu thiết kế riêng của khách hàng.
|
03/08/2011
1099 lượt xem
Xã hội ngày nay rất thoáng mở, mọi người đều có quyền đi tìm và thể hiện cái đẹp theo cá tính của mình. Thời trang, hóa mỹ phẩm, đồ trang sức đem đến cho con người cơ sở vật chất để tạo ra mỹ cảm. Theo đuổi cái đẹp không thể tách rời, thoát ly khỏi hiện thực .Thể hiện cái đẹp phải căn cứ vào giới tính, tuổi tác, phong thái, màu da, thể hình…tổng hợp tất cả những điều kiện đó, mới hình thành mỹ cảm toàn vẹn đầy đủ.
Tóm lại là giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề nguyên tắc T.P.O. T.P.O là ba mẫu tự đầu của ba từ tiếng Anh ( Time, Place, Object). T là thời gian….P là địa điểm, vị trí….O là thay cho mục đích, mục tiêu, đối tượng. Mỗi người đều sống trong một không gian, thời gian nhất định, có mục đích và đối tượng tiếp xúc với người khác, vì vậy, dù thế nào cũng không thể xem nhẹ nguyên tắcT.P.O.
Đeo, cài trang sức, đầu tiên là phải tính đến thời gian, đặc biệt là mùa, tiết. Mùa xuân, tuyết tan, băng chảy, cây cối trổ mầm, đâm lá, sức sống bừng bừng. Đeo đồ trang sức có màu xanh lục (phỉ thúy, lục bảo thạch, đá khổng tước….) là rất thích hợp. Mùa hè nóng nực, những đồ trang sức màu xanh lam (lam bảo, kim cương hơi có sắc xanh, đá thanh kim….) khiến người ta cảm thấy dễ chịu, khoan thai . Mùa thu tĩnh lặng, cây quả chín mọng, chọn dùng những đồ trang sức khiến người ta có chút bâng quơ trong cảm giác sâu lắng như vàng, hồng bảo, đá ánh sao, mã não… Mùa đông, tiết trời se lạnh. Các loại đồ trang sức như : bạch kim, bạc, đá opan, đá ánh dương, đá ánh trăng…có hàm ý như trông đợi, hy vọng ở mùa xuân mới.
Đeo, cài đồ trang sức còn phải chú ý đến trường hợp cụ thể. Khi giao tiếp với mọi người trong những hoàn cảnh khác nhau, phải chọn đồ trang sức sao cho bản thân mình tự nhiên, thoải mái, chỉ có sự hài hòa giữa đồ trang sức, quần áo và hoàn cảnh chung quanh thì mới có thể đem lại hiệu quả mong muốn. Vào những ngày vui, khi đi dự tiệc, dạ hội….cần phải đeo cài những đồ trang sức sang trọng, quý, hoa lệ….để làm nổi rõ phong thái của cá nhân.
Nếu là tham dự tang lễ, chia buồn thì tùy cơ ứng biến nhưng nói chung đeo ít hoặc không nên đeo đồ trang sức. Trong sinh hoạt, công tác ngày thường, nếu phải làm những công việc nặng thì không nên đeo những đồ trang sức cẩn, nạm, đặc biệt là đá quý hiếm để tránh hư hỏng.Chỉ nên đeo một hoặc vài món trang sức bình thường, đơn giản như đồ bạc, đồ mạ vàng, đá nhân tạo…
Đeo, cài đồ trang sức được chọn lựa tùy theo đối tượng, mục tiêu mà mình cần giao tiếp. Với người thân, đeo những đồ trang sức màu sắc hài hòa. Với đối thủ, có thể dùng những đồ trang sức được tạo hình lập dị, màu sắc chói chang, bắt mắt. Với bạn bè, những người ít quen thân nên đeo những đồ trang sức có đá ánh sao, đá biến màu, đá chạy màu, tạo cho chút cảm giác huyền bí để muốn được tiếp xúc, tìm hiểu. Với ngưòi yêu, bạn thân, đeo những đồ trang sức cao cấp như kim cương, hồng ngọc vốn có ý nghĩa vĩnh hằng, sẽ đem lại cho người yêu, bạn thân cảm giác ấm áp, tình yêu chân thành...
Khách hàng ở khu vực Hà Nội, nếu tiện xin vui lòng liên hệ qua cửa hàng Bạc Nguyên Tín trao đổi trực tiếp sẽ được tư vấn rõ ràng
|
22/07/2011
1827 lượt xem
Trước tiên tôi xin dành đôi dòng để nói sơ qua về khái niệm thế nào là bạc cao cấp (sterling sliver). Bạc cao cấp ở đây được các chuyên gia về bạc ở Việt Nam gọi là bạc 92,5%, tức là bạc không có pha thau, và thường được gọi là bạc cao cấp hoặc bạc 92,5. Loại bạc này thường ít bị oxy hóa nên rất ít bị đen trong quá trình sử dụng.
Bạc Nguyên Tín luôn sẳn có những sản phẩm được làm bằng chất liệu này khi quý khách yêu cầu, vì vậy đừng chờ gì nữa hãy liên hệ ngay với chúng tôi đê có thể có được những sản phẩm tốt nhất bằng chất liệu bạc cao cấp. Sau đây tôi xin trình bày những phương pháp hay nói đúng hơn là những mẹo nhỏ giúp các bạn có thể bảo quản các đồ trang sức, nữ trang bằng chất liệu bạc cao cấp để giúp những món trang sức này luôn sáng đẹp với thời gian.
1. Thường xuyên làm sạch "nhẹ" đồ trang sức:
Tôi sử dụng từ "nhẹ" ở đây vì phương pháp lau chùi này sử dụng hổn hợp của xà phòng nhẹ (không kiềm nhé ^^, giống sửa tắm của chị e áh), một chút nước ấm và một miếng vải mềm. Trước tiên bạn cho ngâm đồ trang sức trong hôn hợp của xà phòng và nước ấm trong 1 vài phút, sau đó rữa qua bằng nước sạch và lau khô bằng vải mềm. Nên tiến hành việc này định khì hằng tháng để giúp đồ trang sức của bạn không bị nhưng vết ố màu ở nhưng điểm nối hay những khe nhỏ.
2. Một số điểm cần tránh khí chùi rửa:
- Mặc dù có khá nhiều trang web khuyên bản sử dụng bàn chải và kem đánh răng đề làm sạch đồ trang sức, nhưng trên thực tế các chuyên gia nói rằng điều đó có thể gây ra những viết sước và làm mờ sự sáng bóng của đồ trang sức vĩnh viễn. Bạc Trang Sức Nguyên Tín khuyên bạn tránh không sử dụng biên pháp tẩy rửa trên để có thể giữ đồ trang sức của bạn luôn có vẻ đẹp mịn màng và sáng bóng.
- Chắc hẳn một số bạn thực sự quan tâm đến việc bảo quản đồ trang sức có biết hoặc từng đã nghe nói về phương pháp làm sạch đồ trang sức bằng sóng siêu âm nhỏ. Máy tạo sóng siêu ẩm nhỏ cho phép làm sạch các vết ố màu và các hóa chất bám trên bề mặt trang sức ở những chỗ khó làm sạch bằng phương pháp thông thường, và nó là 1 sự lựa chọn tuyệt với trong việc bảo quản đồ trang sức bằng bạc cao cấp. Nhưng xin lưu ý, với những trang sức bằng bạc cao cấp có sử dụng đá quý đính kèm thì phương pháp này sẻ là 1 sự lựa trọn sai lầm của bạn. Sóng siêu âm có thể đánh tan cấu truc nội liên kết trong viên đá, và xóa đi vẻ bóng đẹp lấp lánh cảu viên đá đó. Với nhưng đồ trang sức như vậy chỉ cần sử dụng phương pháp #1 để sử lý.
3. Cách ngăn ngừa và sử lý các vết ố mờ:
- Như các bạn đã biết tính chất cơ bản nhất của kim loại là bị oxy hóa, và không may thay đồ trang sức chủ yêu được làm bằng kim loại ^^. Việc đồ trang sức xuất hiện hiện tượng ố mở là do lấu không sử dụng và tiếp xúc nhiều với không khí. Để làm giảm bớt hiện tượng này bằng cách đeo đồ trang sức thường xuyên hoặc bảo quản chúng trong những túi chống ẩm và tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí.
- Một khi đã xuất hiện hiện tượng ố mờ trên đồ trang sức, các bạn cần chú ý sử lý nó càng sớm càng tốt để tráng vùng ố mở lan rộng và bất tiện hơn trong việc lau trùi về sau. Hiện tại ngoài thị trường cũng có rất nhiều dịch vụ sử lý các vềt ố này bằng các phương pháp đánh bóng, xi mạ... Các bạn nên chú ý sử dụng phương pháp #1 thường xuyên để tránh bị hiện tượng này.
4. Hóa chất:
Sau cùng việc bảo quản đồ trang sức quan trọng nhất là tránh để đò tráng sức tiếp xúc với hóa chất thô. Các loại trang sức bạc cao cấp kể cả trang sức bằng inox vàng trắng hay bạch kim đều có thể bị hư hai khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất thô. Hoa chất thô ở đây bao gồm cả nhưng sản phẩm dùng trong sinh hoạt hằng ngay như nước tẩy rửa, dầu mỡ hay kể cả nhưng sản phẩm làm đẹp như nước hoa, dầu gội. Tránh tối đa việc sử dụng đồ trang sức trong lúc bơi lội vì chất clo dùng để làm sạch nước trong các hồ bơi có khả năng huy hoại đồ trang sức rất cao.
Bây giờ bạn đã biết được cách để chăm sóc 1 món đồ trang sức bằng bạc cao cấp một cách tốt nhất rồi, hãy cố gắng lựa chọn cho bạn 1 sản phẩm trang sức theo mẫu có sẳn của chúng tôi và yêu cầu sử dụng bạc cao cấp nhé. Một món nữ trang sẻ sáng đẹp mãi với thời gian nếu chúng ta biết cách nâng niu chăm sóc nó, cũng giống như tình yêu vậy, nó cần được nâng niu - giữ gìn và chăm sóc để có thể mang lại nhiều ý nghĩa hơn cho cuộc sống này. Hãy đến với chúng tôi luôn giúp đỡ và tư vấn miễn phí . Nếu cần sửa chữa chúng tôi sẽ làm ngay và trả ngay trong thời gian sớm nhất có thể .
|