03/06/2011
1142 lượt xem
Nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra vào đêm 15, rạng sáng 16.6 tới đây. Theo giới quan sát thiên văn, đây là một sự kiện hết sức đặc biệt vì tính chất hiếm có và độc đáo của nó.
Nguyệt thực toàn phần lần này sẽ xảy ra vào đúng dịp rằm tháng 5 âm lịch. Vào đêm đó, bóng tối của trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn mặt trăng, đây là một trong những lần nguyệt thực toàn phần được cho là dài nhất thế kỷ 21. Người dân Việt Nam và một số vùng trên thế giới thuộc đông bán cầu sẽ có cơ hội quan sát được hiện tượng này trong khoảng thời gian kỷ lục 100 phút.
Theo kỹ sư Nguyễn Tuấn, câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM, tính toán của Cơ quan Hàng không và không gian Mỹ (NASA) cho thấy, hiện tượng nguyệt thực sẽ bắt đầu từ lúc 0 giờ 22 giờ Việt Nam khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất (nguyệt thực nửa tối). Tuy nhiên, thời điểm có thể quan sát được nguyệt thực toàn phần sẽ vào khoảng 2 giờ 22. Lúc đó toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ.
Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 3 giờ 10 cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ đồng rõ nhất. Tại Việt Nam, nếu thời tiết tốt và trời không mưa, chúng ta có thể quan sát được toàn bộ nguyệt thực từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc vào khoảng 4 giờ sáng ngày 16.6. Sau đó mặt trăng sẽ ra khỏi vùng tối và màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 5 giờ 2 và kết thúc nguyệt thực một phần. Giới quan sát thiên văn dự đoán, trong năm 2011 sẽ có hai lần nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được ở Việt Nam. Lần thứ hai sẽ xảy ra vào tối ngày 10.12.2011 và chỉ kéo dài trong 52 phút.
nguồn : http://www.khoahoc.com.vn
|
31/05/2011
725 lượt xem
Lần đầu tiên, kính viễn vọng Spitzer của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện một cơn mưa pha lê trên một ngôi sao mới hình thành.
Được tạo thành từ forsterite, những hạt pha lê này thuộc họ khoáng chất silicat, có thể được tìm thấy ở mọi nơi, từ những mẫu đá quý periodot, trên các bãi biển cát xanh ở Hawaii, hay các dải ngân hà xa xôi.
Tuy nhiên, hiên các nhà thiên văn vẫn đang tranh luận bằng cách nào mà các hạt pha lê lên được ngôi sao mới hình thành này. “Có thể những hạt pha lê này được đốt nóng trên bề mặt của ngôi sao mới hình thành mang tên HOPS-68, sau đó bị các đám mây có nhiệt độ thấp hơn cuốn đi và rơi xuống với vẻ lấp lánh”, Tom Megeath ở ĐH Toledo cho biết.
Việc phát hiện các hạt pha lê trên các đám mây bay trên các ngôi sao mới nổi khiến các nhà khoa học rất ngạc nhiên vì nhiệt độ trên những đám mây này chỉ là -170 độ C.
Khám phá này cũng có thể giải thích tại sao các sao chổi, được hình thành ở vùng ngoài lạnh giá của hệ mặt trời, cũng chứa loại pha lê tương tự.
Các máy dò của kính viễn vọng phát hiện cơn mưa pha lê xanh trên bề mặt sao mới hình thành. (Nguồn: Xinhua).
Theo http://www.khoahoc.com.vn
|