Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
hoaian167
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 31/7/2013

Tổng Lượt Xem:  1901

23 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá
Bài viết diễn đàn Có 2 bài viết diễn đàn
15/09/2014
219 lượt xem
Trong một lần đi công tác trên miền Tây Bắc ấy, chiếc xe của đoàn bất chợt hỏng nên chúng tôi đành rẽ vào bản xin ngủ qua đêm. Đón chúng tôi là ông trưởng bản tươi cười nói với khách: - Hôm nay nhà có việc vui mừng cho con trai cụ mới cưới được vợ đó. Thế rồi chú rể ra mời chung tôi vào nhà ăn cơm cùng gia đình trong bộ quần áo của dân tộc thái tôi bỗng thấy họ đẹp lạ lùng. Bữa cơm tuy nói là đạm bạc của họ nhưng là “đặc sản” của chúng tôi. Trên sàn nhà, hũ rượu cần đặt ở giữa mâm để mọi người cung thưởng thức còn có cơm lam, thịt lợn nướng,măng xào,thịt gà,còn có món cơm nếp đặc trưng của nơi đây là món xôi năm màu hay còn gọi là xôi nếp ngũ sắc. Thấy chúng tôi có vẻ tò mò về loại xôi nàu, nhấp ngụm rượu cần, cụ trưởng bản cười khà khà rồi bắt đầu kể .Giã đại ngàn núi rừng tây bắc với sự khắt khe của thời tiết quanh năm mây mù bao phủ, địa hình hiểm trở núi cao đất đai cằn cọc nên chỉ thích hợp với trồng lúa nếp. Lúa nếp được bà con trồng trên các ngọn đồi và các sườn núi. Giống lúa nếp nương này một năm chỉ trồng được một vụ bắt đầu từ tháng 2 ,thang 3 đến tân tháng 10 âm lịch mới được gặt.Sau khi thu hoạch về mọi người tuốt bằng tay đem phơi khô và dùng cho cả năm. Vào các ngày tết, hội hè “bươn chiêng”, “síp xí” người Thái thường sử dụng nước lá cây nhuộm màu cơm nếp ở rừng. Để có món “xôi nếp ngũ sắc” tuyệt vời này người ta phải dùng gạo nếp được làm cẩn thận ngâm với các loại lá, hoa, củ truyền thống trong khoảng 4 đến 5 tiếng để có các màu như: đỏ, đen, xanh, vàng và màu trắng nguyên thủy của gạo. Các mế,các chị có thể đồ xôi riêng từng chõ hoặc dùng lá dong, lá chuối ngăn không cho gạo nếp bị lẫn màu,rồi ghép xôi năm màu trên một đĩa bên dưới đáy có lót thêm lá dong cho mùi thêm đậm đà. Đĩa xôi nếp ngũ sắc như đất trời thu nhỏ của núi rừng Tây Bắc, đẹp tựa cầu vồng, ngào ngạt hương hoa như bông hoa ban huyền thoại. Các màu nóng lạnh còn tượng trưng cho đất trời,âm- dương. Xôi nếp ngũ sắc không chỉ đẹp, thích mắt mà nó cũng có tiếng nói riêng cuả mình ở mỗi màu ví như màu: màu đen của đất đai trù phú, màu vàng của ước muốn luôn được no ấm phồn thịnh, màu đỏ tượng trưng cho những ước mơ những khát vọng,màu xanh là màu của núi rừng là bầu trời lồng lộng với sức sống diệu kỳ,màu tím tương trưng cho sự thủy chung và màu trắng là của tình yêu là sự trắng trong thanh bạch. Nguyên liệu để làm ra thứ xôi màu sắc này rât đơn giản có lá cây, hoa, quả gấc để làm xôi đỏ,củ nghệ để đồ xôi vàng…Người thái có cách đồ xôi riêng của mình. Trước khi xôi, các mế các chị đã vo sạch gạo ngâm nước tư 5- 6h vớt ra rồi cho vào chiếc chõ làm bằng gỗ mềm, khoét rỗng ruột bên trong, có một đầu to hơn để đậy vung,một đầu nhỏ đê đồ xôi. Khi xôi giữ đều lửa, xôi chín bằng hơi, thơm dẻo,không dính tay. Khi xôi chín lấy ra mâm, quat cho bớt hơi nóng rồi cho vào cooosoong khẩu hoặc gói bằng lá dong banh tẻ cho cơm dẻo giữ mùi thơm lâu.Những hạt nếp nương tỏa hương thơm riêng của thung lũng quanh năm mây mù,nếu nhai kĩ và cảm nhận sẽ thấy đươc vị ngọt trên môi. Chúng tôi cứ thế ngồi nhâm nhi thứ xôi nếp đặc biệt ấy và nghe gia chủ kể về miên đât này quả là tuyệt đẹp. Màn đêm buông xuống,những anh lửa đã diu bớt đi cái nong của minh.tôi miên man vào giâc ngủ để chuẩn bị cho ngày mai nhưng co lẽ cái cam giác về xôi nếp ngũ sắc thật khó quên.
15/09/2014
329 lượt xem
Quê tôi có nhánh sông Thu Bồn chảy qua quanh năm mát mẻ, cây cối tươi tốt, con người hiền hòa dễ chịu. Không lãng mạn như vùng sông nước Cà Mau, hay bạt ngàn như những khu miệt vườn Đông Nam Bộ, quê tôi có nét độc đáo riêng của một miền quê xứ Quảng, từ tập tục, lễ hội, cho đến ẩm thực… Thả hồn mình trên những chiếc ghe chạy dọc ven sông, những ngôi nhà lấp ló sau rặng tre, rặng dừa đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Vườn trái cây chỉ là những chùm ổi nhỏ, những trái dừa cao vút, quả mít chín thơm lừng… Nhưng điều làm tôi “khuấy” nhất, đó là vườn chuối mọc ven sông của mỗi gia đình. Mùa bông chuối đỏ chót như màu son của thiếu nữ, những búp chuối mới ra, làm người qua đường có cảm giác thèm thuồng, với những món khoái khẩu tưởng tượng trong đầu, từ bắp chuối đỏ, hay quả chuối chát múp míp nằm ngạo nghễ trên cây. Món ăn dân giã, nhưng đậm đà tình quê, đối với tôi đó là món bắp chuối trộn tai heo. Để làm được món ăn này, nguyên liệu hầu như có sẵn trong mỗi gia đình. Vào những bữa cơm trưa hay bữa tối dưới ánh trăng vành vạch, thì món chuối trộn vẫn là món ăn ngon và đậm đà nhất, dù ăn hoài vẫn không thấy ngán. Nguyên liệu làm món bắp chuối trộn tai heo thật đơn giản. Chỉ cần một bắp chuối trong vườn, to chắc, tươi nguyên. Tai heo mua ngoài chợ, kèm theo gia vị chanh, tỏi, ớt, tiêu rau thơm, giá, cà rốt bào sợi, húng quế…Là có thể tạo ra món bắp chuối trộn mê hồn. Bắp chuối hái vào lúc sáng sớm là ngon nhất, bởi lúc này bắp chuối còn ngậm hơi sương, chưa bị cái nắng héo hắt của buổi trưa chiếu vào. Sau khi hái bắp chuối vào, rửa sạch và thái mỏng. Ngâm bắp chuối đã thái vào một chậu nước, vắt nửa trái chanh tươi để bắp chuối sạch mủ, bớt màu thâm tím. Nhìn thấy cọng chuối xanh non, cuộn tròn thì cảm giác thèm thuồng xuất hiện ngay đầu lưỡi. Tai heo sau khi mua về, đem rửa sạch với nước muối, luộc chín, thái mỏng. Đậu phụng rang chín, bỏ vỏ. Rau thơm rửa sạch, cắt nhỏ. Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu. Bước tiếp theo là trộn. Cho bắp chuối vào một cái thau lớn, cho cà rốt, giá đỗ, đường, hạt nêm, nước mắm, nước cốt chanh pha tỏi, ớt, cho rau thơm vào trộn đều. Cuối cùng là rắc đều đậu phộng rang vào thau bắp chuối trộn. Món ăn này đơn giản, dễ làm, lại ít tốn thời gian nên người dân Quảng rất thích. Đó là món ăn phổ biến trong mỗi bữa cơm gia đình, nó còn là món ăn để đãi khách mỗi khi đến nhà. Ngoài món bắp chuối trộn, thì món bắp chuối hầm giò heo cũng là món ăn phổ biến của quê tôi. Và món chuối hầm giò heo được xem là món ăn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, còn là món ăn mang lại nhiều điều… may mắn, bài trừ những tai họa theo quan niệm tâm linh của người dân quê tôi. Gia đình nào có người đi xa, hoặ con em thi đại học, thì món bắp chuối hầm giò heo là món không thể thiếu trong thực đơn bữa cơm gia đình. Đó như một nét đẹp văn hóa ẩm thực tồn tại từ lâu đời. Giữa đêm trăng sáng, hay giữa trưa hè oi ả, ngồi quây quần bên mâm cơm gia đình cùng món bắp chuối trộn tai heo dân giã, bữa cơm gia đình như sợi dây gắn kết tình cảm thiêng liêng của những thành viên trong gia đình. Khoanh chuối cuộn tròn, vị ngọt, béo, cay nồng của ớt trái, thơm ngon của đĩa bắp chuối trộn thể hiện sự khéo tay của những người đàn bà quê. Cứ mỗi chiều, bên đĩa bắp chuối trộn với ly rượu nhỏ dành cho những người đàn ông ngồi nhâm nhi kể việc đồng áng, đó như thể hiện một sự khéo léo, đức tính dịu dàng, chiều chồng của người phụ nữ thôn quê. Và đó cũng là một trong những bí quyết giữ hạnh phúc gia đình, mà những người mẹ, người vợ truyền tai cho nhau. Cây chuối mộc mạc là vậy, nó gần gũi với đời sống con người, sắc xanh của những bụi chuối như tô thêm nét đẹp bình yên của một vùng quê. Và những món ăn ngon từ chuối như là một chất xúc tác để tạo nên những tiếng cười, sự hạnh phúc trong gia đình. Cần chi những tiệm phở, những món ăn đắt tiền ngoài kia. Bởi hương vị quê nhà từ món canh thiên lý, hoa bí, bông cà…Thì món bắp chuối trộn cũng nằm trong những danh sách thức ăn ngon, là “cây nhà lá vườn” đầy cái nghĩa cái tình của người sông nước xứ Quảng. Và mỗi lần ai đó xa quê, nhớ quê thì ngoài món cà dầm tương, với cô tát nước bên đường, thì món bắp chuối trộn tai heo như một nỗi nhớ không gọi thành tên để thúc giục người xa quê mau trở về với quê nhà, để làm một đĩa bắp chuối trộn ăn cho thỏa lòng mong nhớ.
Xóa bài viết diễn dàn
X
Khi thực hiện xóa bài viết bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa bài viết này không?