Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Lão Đại
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 19/3/2011

Tổng Lượt Xem:  7027

22 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá
Bài viết diễn đàn Có 1 bài viết diễn đàn
24/03/2011
1476 lượt xem
Một huyền thoại sẽ sống mãi với thời gian. 10 năm đã trôi qua, nhưng hơi thở Trịnh trong cuộc sống vẫn nồng nàn như ngày nào… 61 năm cuộc đời mình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã xây dựng cho nền âm nhạc Việt Nam một gia tài văn hóa đồ sộ: 600 bài hát viết về cuộc đời, tình yêu và phản chiến. Nhiều tác phẩm của nhạc sĩ như Để gió cuốn đi, Diễm xưa, Cát bụi…đã trở thành dấu ấn không thể phai mờ trong lòng người hâm mộ suốt nhiều thập kỷ qua. Không tự nhiên mà nhạc Trịnh có sức sống mạnh mẽ đến vậy. Mà mỗi lời hát, mỗi câu chữ trong từng bài hát của Trịnh Công Sơn đều mang theo mình một triết lý của riêng nó: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi…” . Nhạc Trịnh không thể khiến người ta hiểu ngay lập tức, mà đòi hỏi một quá trình “thẩm thấu” lâu dài. Cũng như một ly rượu vang 80 năm tuổi — nếu người thưởng rượu chỉ biết “đánh bụp” một hơi thì quả thật phí phạm! Thưởng thức một tuyệt tác của Trịnh, cũng như thưởng rượu, là cả một quá trình, mà người thưởng nhạc phải thật tinh tế - phải làm sao hội đủ cả 2 yếu tố “địa lợi, nhân hòa”. Nếu thiếu dù chỉ một yếu tố, bất kỳ “món ăn tinh thần” nào dù tuyệt vời bao nhiêu cũng phải giảm sút đi ít nhiều giá trị nghệ thuật của mình. Khi xét đến phong cách Trịnh với những triết lý vị nhân sinh, vấn đề này càng quan trọng! Nói đến “nhân hòa” chính là nói đến cái tâm của người thưởng nhạc. Nhạc dù hay, nhưng lòng người lại đang miên man với nan đề của lý trí thì cũng làm phí hoài giá trị của giai điệu. Người yêu nhạc, khi tìm đến âm nhạc tức là đang tìm đến một cõi riêng mình. Chính là thế giới của những cung bậc cảm xúc vô cùng mỹ diệu…Một thế giới chỉ dành cho những ai hiểu được cái “hồn” của âm nhạc. “trời ươm nắng cho mây hồng. mây qua mau em nghiêng sầu. còn mưa xuống như hôm nào…em đến thăm mây âm thầm…” Có được “nhân hòa”, yếu tố cần chú ý tiếp theo dĩ nhiên là “địa lợi”. Đối với một tác phẩm âm nhạc thực sự, không gian là cực kỳ quan trọng. Với âm nhạc Trịnh Công Sơn, một không gian kín, yên tĩnh và có nhiều khoảng lặng là cần thiết, bởi cũng như một ly rượu ngon, nhạc Trịnh rất cần người nghe phải suy ngẫm mới hiểu hết được ý thơ trong từng câu hát. Hiện nay, trên địa bàn TPHCM, để tìm được một không gian thực sự phù hợp, hội đủ “địa lợi, nhân hòa” cho nhạc Trịnh không phải không thiếu. Nhưng phù hợp nhất cho nhu cầu của người hâm mộ Trịnh Công Sơn, có lẽ chỉ có những chương trình ở Hội Quán Hội Ngộ (Bình Quới, Thanh Đa), hoặc một thương hiệu “trầm lặng” hơn là PQ Trà Quán (Q.Bình Thạnh) là phù hợp nhất về nội dung, lẫn hình thức. Đặc biệt, nhân dịp 10 năm ngày mất của cố nhạc sĩ tài hoa, năm nay Hội quán Hội ngộ sẽ tổ chức chương trình “Một cõi đi về” vào khoảng thời gian đầu tháng 4 năm nay. Còn đối với những người bận rộn, hoặc muốn một không gian sang trọng hơn, yên tĩnh hơn để thưởng thức âm nhạc của Trịnh, lựa chọn PQ Trà Quán vào thứ bảy cuối tuần này (ngày 26.3) chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng. *Thông tin them về PQ Trà Quán, vui lòng truy cập: www.pqtraquan.com và thông tin về Hội quán Hội ngộ, vui lòng truy cập: http://www.hoiquanhoingo.com.vn
Xóa bài viết diễn dàn
X
Khi thực hiện xóa bài viết bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa bài viết này không?