Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
café Đường Lên Trăng
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 24/11/2014

Tổng Lượt Xem:  11554

32 điểm
Lời cảm ơn
1
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá
Bài viết diễn đàn Có 1 bài viết diễn đàn
24/11/2014
387 lượt xem
Ở Đà Lạt, qua thời gian người ta chợt nhận ra rằng những nghệ sĩ tử tế xứ này đều là những kẻ đơn độc (có người chịu không nổi phải bỏ chạy!). Và kẻ đơn độc nhất hiện nay có tên là Lữ Trúc Phương, hành nghề vẽ nhà vẽ cửa… Ông là một kiến trúc sư “có tiếng” ở phố núi du lịch sang trọng này. Hằng ngày tôi thấy ông lầm lũi đi về trong bộ đồ nâu xám cũ kỹ, trên một ngọn đồi ở ấp Hồng Lạc, cạnh ngôi chùa sư nữ nhỏ rêu phong trên đường Phạm Hồng Thái. duong len trang Từ 100 Mái đến Đường Lên Trăng Không gian của Đường Lên Trăng Cách đây 7 năm, giới kiến trúc sư cả nước cùng du khách yêu Đà lạt giật mình khi biết công trình kiến trúc “Nhà 100 mái”, tái hiện nguồn gốc dân tộc Việt qua câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ của kiến trúc sư Lữ Trúc Phương bị cưỡng chế đập bỏ. Với một tình yêu Đà Lạt cùng sức sáng tạo phi thường, người kiến trúc sư ấy lại cho ra đời một công trình kiến trúc hấp dẫn khác với tên gọi “Đường lên trăng”. “Đường lên trăng” toạ lạc trên đường Phan Bội Châu, trung tâm thành phố hoa, với bề ngoài là một quán cà phê được thiết kế lạ mắt như một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Tầng 1 thể hiện cảnh một hang động với cây cỏ, hoa lá theo kiểu “cây chen đá, lá chen hoa”. Những bậc thang vòng vèo đưa du khách đến các gian phòng nhỏ nhắn ở 2 tầng hầm và tầng lầu. Nếu không có tác giả giới thiệu thì không thể phát hiện ra một cái “giếng trời” nép mình theo vách đá hay 3 dòng suối “thiên thai” chảy theo vách từng gian phòng nhỏ, tạo cho du khách cảm giác đang ở giữa thiên nhiên. Nhiều người đã đứng trước ngôi nhà ống ngang thở dài: “Không biết ông Lữ Trúc Phương lại chơi trò gì nữa đây?”. Rồi họ tò mò bước vào quán cà phê Đường lên trăng. Quán là một không gian xếp đặt nhiều ngẫu tượng, chi tiết đậm chất văn hóa dân gian. Chủ quán thắp nến đi trước, cầm theo một sơ đồ rối tít rối mù ngõ ngách, hướng dẫn một nhóm khách đi “thám hiểm” Đường lên trăng. Mở ra trong đêm là những hang sâu, luồn lách qua những động đá nhân tạo dẫn xuống hun hút dưới mặt đất. Dọc chuyến hành trình huyền ảo ấy, có thể gặp nhiều tượng gỗ gắn ngẫu hứng hai bên tay vịn, trên những vác xi măng sần sùi thô mộc hay chui vào miệng một con cá khổng lồ đi xuống thủy cung gặp vua thủy tề, những mặt nạ phù thủy, những chiến binh của biển cả… Rồi từ đó, du khách có thể mò mẫm lên những bậc đá trèo lên cao theo một đường hang thông nho nhỏ, có chỗ vừa chui lọt người để… lên trăng gặp chị Hằng. Có đoạn nến tắt tối mù, tiếng người dẫn đường nói vọng trong hang sâu: mai sau chúng tôi sẽ đặt lên trục hang một thang máy để du khách có thể nhấn nút lên xuống từ thủy cung đến cung trăng! Trung tâm của “Đường lên trăng” là “căn phố lầu” với “một thoáng Việt Nam thu nhỏ”: Một dòng suối chảy từ mái nhà đổ vào máng tre, từ máng lại đổ vào một đại dương. Trong đó, ấn tượng nhất vẫn là một mô hình chữ S thu nhỏ với 50 người đang lên núi, 50 người xuống biển. Lan can của lầu 1 cũng được cách điệu táo bạo so với một căn phố bình thường. Theo tác giả: “Đất ở trung tâm rất đắt nên ngôi nhà đã được thiết kế dựa trên lối chơi không gian”. Từ tầng lầu của quán cà phê, du khách có thể thu vào tầm mắt phong cảnh hữu tình của khu chợ Đà Lạt và của một góc Hồ Xuân Hương, đồi Cù — trái tim của phố núi. Ngồi tại đây các bạn càng cảm nhận thêm hương vị tuyệt vời của cafe.
Xóa bài viết diễn dàn
X
Khi thực hiện xóa bài viết bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa bài viết này không?