
23/04/2013
379 lượt xem
Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng:
Người ta thường nhắc đến Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh, 2 trường công lập đào tạo kiến trúc hàng đầu ở Việt Nam. Đại học Kiến trúc Đà Nẵng cũng là một trường như vậy? Câu trả lời là không. Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là một trường đại học tư mới được thành lập từ năm 2006. Và mặc dù mang tên là trường kiến trúc, nhưng Đại học Kiến trúc Đà Nẵng chủ yếu đào tạo các ngành khác như Quản trị Kinh doanh, Kế toán hay Tài chính Ngân hàng. Lực lượng của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng chủ yếu là lực lượng hạng hai bị loại ra bởi các đại học khác ở Đà Nẵng, như Hiệu trưởng của trường nguyên là Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, Hiệu phó của trường nguyên là Hiệu trưởng Đại học Đông Á, …..
Đại học Phan Thiết:
Mang tên của một tỉnh thành nhưng Đại học Phan Thiết đã nhiều lần làm tỉnh nhà phải ê mặt trên báo chí. Trường tuyển sinh viên chỉ có điểm thi đại học hay cao đẳng ở mức 5 điểm vào học đại học, và vào học những ngành chưa từng được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép tuyển sinh. Không chỉ “tuyển chui” ở bậc đại học, Đại học Phan Thiết còn tuyển chui ở các bậc Cao đẳng và cả Trung cấp (http://tuoitre.vn/Giao-duc/346729/Dai-hoc-Phan-Thiet-tuyen-%E2%80%9Cchui%E2%80%9D-ca-trung-cap.html). Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Phan Thiết là: “Tôi phải mòn lốp máy bay mới xin được giấy phép thành lập trường.” Có lẽ vì vậy mà trường tuyển chui mọi nẻo để tận thu bù lại chi phí “mòn lốp máy bay” đã bỏ ra.
Đại học Kỹ thuật Sài Gòn (SaigonTech):
Với tên gọi của SaigonTech dễ gây nhầm lẫn với các trường khác như Đại học Bách Khoa Sài Gòn (vốn có tên gọi tiếng Anh là University of Technology of Ho Chi Minh City). Nếu không tạo được hiệu ứng đó thì người nghe vẫn dễ nhầm lẫn đây là một trường đại học công lập. SaigonTech chủ yếu đào tạo bậc Cao đẳng với bằng cấp của Houston Community College. Mặc dù được lăng xê rất nhiều ở Việt Nam nhưng Houston Community College là một hệ thống đại học cộng đồng chủ yếu dạy nghề ở Mỹ với tỷ lệ sinh viên chuyển tiếp lên học đại học chưa đến 30%. Chương trình đại học của SaigonTech là kết hợp với Northwestern Polytechnic University ở San Jose, Mỹ; đây là một trường tầm thường khác ở Mỹ do dân Đài Loan tạo ra với mục tiêu mạo danh một đại học khác cực kỳ nổi tiếng ở Mỹ là Northwestern University ở Chicago.
Đại học Bình Dương:
Mới nghe tưởng là đại học công lập của tỉnh Bình Dương, thực chất cũng thể hiểu nôm na như vậy vì Đại học Bình Dương là sân sau của các cán bộ ở tỉnh với tư cách pháp nhân là một trường tư. Trường thường xuyên tuyển dưới điểm sàn của Bộ Giáo dục & Đào tạo và thường xuyên bị huýt còi vì tuyển những sinh viên chỉ có điểm thi từ 7 đến 9 điểm, dưới cả mức trúng tuyển Cao đẳng, để vào học Đại học.
Đại học FPT:
Đại học FPT được biết đến nhiều chủ yếu vì trường mang tên của tập đoàn FPT nổi tiếng. Trường mới chỉ thành lập từ năm 2006 và nổi tiếng bởi chiêu bài tiếp thị “đảm bảo việc làm khi ra trường”. Thực tế, chỉ có trên dưới 80 sinh viên tốt nghiệp trong khóa đầu tiên trên tổng số 300 sinh viên tuyển vào ban đầu. Điều này cho thấy sự gặn lọc tốt đa để “đảm bảo việc làm cho số sinh viên tốt nghiệp nhỏ nhất có thể”. Điều này cũng dễ hiểu vì không phải sinh viên nào vào FPT cũng đỗ đại học, một bộ phận lớn sinh viên FPT nằm trong chương trình dự bị đại học. Mới đây, Đại học FPT đã cho ra lò chương trình Cao đẳng Thực hành và sinh viên không phải thi đại học hay cao đẳng vẫn có thể vào học. Thực tế, đây là chương trình Cao đẳng Nghề, không phải Cao đẳng Chính quy. Chương trình của FPT được nhiều người đánh giá là giống học Kỹ thuật viên Aptech nối dài do FPT thiếu kinh nghiệm trong đào tạo đại học.
Cao đẳng Bách Khoa:
Cao đẳng Bách Khoa, một trường cao đẳng tư nhân đã nhiều lần gây bất bình cho Hiệu trưởng các trường Đại học Bách Khoa vì nhiều người nhầm lẫn rằng đây là một trường công lập, hay hơn thế nữa một số còn cho rằng đây là trường Cao đẳng của Đại học Bách Khoa. Nhiều người còn đặt ra câu hỏi không rõ khi được nâng cấp lên thành đại học thì sẽ gọi trường này bằng tên gọi gì hay lại là Đại học Bách Khoa ?
|

23/04/2013
341 lượt xem
Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT kiểm tra tại các trường ĐH Văn Hiến, trường CĐ Công nghệ thông tin, trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, trường ĐH Dân lập Đông Đô. Kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy, việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường chưa đúng với cam kết.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, sẽ thu hồi quyết định mở ngành của trường không bảo đảm điều kiện quy định, trình cấp thẩm quyền xem xét đình chỉ hoạt động, giải thể trường đại học yếu kém.
Giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ và giải thể một số trường
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết 1,5 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ và tổng kết năm học 2010 — 2011 khối các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) diễn ra hôm nay (29-10) tại sáu điểm cầu truyền hình, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, sẽ tiếp tục cải tiến thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, bảo đảm quyền lợi và công bằng cho thí sinh.
“Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 về cơ bản vẫn giữ ổn định theo giải pháp ba chung nhưng sẽ có những điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý” — Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.
Theo đó, năm nay, tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh không chính quy, giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp trong các trường ĐH, CĐ, đồng thời tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo chính quy.
Ngoài ra, tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, đặc biệt tăng cường công tác quản lý giảng dạy, quản lý học tập, siết chặt quy chế thi, kiểm tra và đánh giá; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi để tách khâu dạy và khâu thi.
ĐH Kiến trúc Đà Nẵng có nguy cơ đóng cửa nếu không chấn chỉnh theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong năm 2011, đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT kiểm tra tại các trường ĐH Văn Hiến, trường CĐ Công nghệ thông tin, trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, trường ĐH Dân lập Đông Đô. Kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy, việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường chưa đúng với cam kết.
Sau nhiều năm hoạt động, số lượng giáo viên cơ hữu của các trường này vẫn còn quá mỏng, cơ sở vật chất, đất đai một số trường còn rất tạm bợ, không đảm bảo những tiêu chí tối thiểu.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, căn cứ Nghị quyết 50 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ chỉ tiêu tuyển sinh đối với những trường thành lập trước năm 2010, nhưng chưa xây dựng được cơ sở riêng tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “Thu hồi quyết định mở ngành không còn bảo đảm các điều kiện quy định; giảm chỉ tiêu tuyển sinh kể từ năm 2012; đình chỉ hoạt động đào tạo và trình cấp thẩm quyền xem xét đình chỉ hoạt động và giải thể trường”.
Phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong năm 2011 — 2012 tiếp tục phân cấp kiểm tra, xác nhận những điều kiện mở ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ và ngành, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ: giao các cơ sở giáo dục và đào tạo trực tiếp kiểm tra và xác nhận những điều kiện thực tế về đội ngũ giảng viên cơ hữu và cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện phục vụ đào tạo.
Thứ trưởng Ga khẳng định, sẽ phân cấp tuyển sinh vừa làm vừa học. Các trường ĐH, CĐ chịu trách nhiệm toàn diện trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh vừa làm, vừa học: ra đề thi, tổ chức thi, chấm chi, phúc khảo, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác tuyển sinh.
Bộ GD&ĐT sẽ phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ, Bộ chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, không làm thay các trường.
“Việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường phải đồng thời với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng thực tế, công tác này còn hạn chế. Những sai sót, vi phạm quy chế chậm được phát hiện và xử lý, kết luận thanh tra chưa đủ mạnh để xử lý và không đủ tính răn đe để chấm dứt sai phạm”- Thứ trưởng Ga cho biết.
Tại hội nghị sáng nay, Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận một thực tế, việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường thời gian qua xuất hiện một số hiện tượng thực hiện sai quy định ở một số trường trong công tác tuyển sinh, đào tạo, cấp phát văn bằng, mở ngành đào tạo…
Kỳ thi tuyển sinh 2011 có 217 lượt trường ĐH và 130 trường CĐ tổ chức thi; 146 trường ĐH, CĐ không tổ chức thi mà dựa vào kết quả thi theo đề thi chung để xét tuyển. Kỳ thi có 2.183.630 hồ sơ ĐKDT, số thí sinh dự thi là 1.696.250 (đạt 77.68%) cao hơn năm 2010 xấp xỉ 1,5%.
Theo Bộ GD&ĐT, trong kì thi tuyển sinh năm 2010- 2011, một số trường không nghiêm túc thực hiện quy chế tuyển sinh dẫn đến sai sót khi coi thi; một số trường khác đã thông tin, quảng bá các biện pháp thu hút thí sinh trong xét tuyển thiếu lành mạnh, gây phản cảm và bức xúc trong dư luận xã hội…
Cá biệt có một số trường vi phạm công tác xét tuyển như tự ý chuyển thí sinh không trúng tuyển NV1 xuống các hệ đào tạo khác của trường, không cấp kết quả thi để thí sinh tham gia xét tuyển vào các trường khác; có trường vẫn gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh không có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường.
|

23/04/2013
300 lượt xem
Sinh viên ĐH Kiến Trúc đòi biểu tình phản đối trước việc trường này tăng học phí một cách vô lý, và thu thêm các khoản tiền không rõ ràng gây bức xúc cho Sinh viên. Trái ngược với cam kết ban đầu của nhà trường là sẽ giữ nguyên mức học phí trong suốt 04 năm học tại trường.
- Kiến nghị giải thể trường yếu kém từ bộ GD&ĐT trong đó có Trường ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng
- Đại học ngoài công lập vàng thau lẫn lộn
- Những tên trường Đại học, Cao đẳng mang tính mạo danh
Theo một số sinh viên, họ bức xúc về việc trường tăng học phí liên tục lại không thông báo trước nên đã kéo nhau đến gặp Ban giám hiệu để yêu cầu giải thích, việc giải thích không rõ ràng, né tránh trách nhiệm của cán bộ phòng Đào tạo càng làm cho Sinh viên thêm bực tức, mệt mỏi trang mạng facebook Sinh viên lập ra hẳn một hội gọi là “Hội người mệt mỏi vì học phí ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng tăng cao” lên kế hoạch rãi truyền đơn, tụ tập biểu tình đòi BGH trả lời thỏa đáng, thực hiện cam kết như ban đầu,… gây nên tình hình bất ổn và hoang man trong trường.
Facebook “Hội người mệt mỏi vì học phí ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng tăng cao” của Sinh viên ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng, đòi rải truyền đơn và biểu tình
|

23/04/2013
226 lượt xem
Hội người mệt mỏi vì học phí ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng tăng cao
"Mẹ ơi cho tiền con đóng học phí !".
Cô bé ríu rít chạy tới bên mẹ.
"Bao nhiêu?".
Giọng mẹ lạnh tanh.
"Hai triệu".
Cô bé đáp.
Mẹ với lấy cái túi treo trên giá móc đồ, rút ra một cái ví to màu đen.
"Năm triệu đấy con đóng học phí còn dư thì để tiêu vặt".
"Dạ, Thank you, Mami !".
Cô bé hí hửng cầm những tờ bạc phẳng lì thơm tho với những kế hoạch vui chơi mua sắm cùng với lũ bạn…
Trong lúc đó….................
"Mẹ ơi mai là đến hạn đóng học phí rồi ạ…".
Cậu bé nhỏ nhẹ nói, mặt hơi cúi xuống.
"Ờ…hai trăm ngàn hả con…".
Mẹ nói rồi móc ra từ trong túi quần ra một sắp tiền nhàu nát, không có tờ tiền nào mệnh giá lớn hơn 20 nghìn cả.
Mẹ đếm đi đếm lại một hồi rồi đưa cho cậu bé một xấp tiền lẻ, cậu bé nhìn khuôn mặt lo âu của mẹ rồi lặng lẽ bước vào phòng.
Mẹ cậu bé thì ngồi trong căn bếp nhỏ và đau nhói con tim khi nghĩ về hoàn cảnh gia đình mình, về cậu con trai phải chịu nhiều thiệt thòi so với chúng bạn…
- Hãy trân trọng những gì mà bạn đang có !!!
Địa chỉ: Hội người mệt mỏi vì học phí ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng tăng cao
*****
|

23/04/2013
322 lượt xem
Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn.
Hiện nay dư luận xã hội đặt biệt là trên Internet đang xôn xao bàn tán về Đại Học FPT một đại học luôn làm cho người ta ngạc nhiên về cách làm… vượt rào, cách phát biểu… gây shock, cách quản bá tuyển sinh(PR)… như một món hàng rẻ tiền, và cách tạo ra một văn hóa fpt phản cảm trong dư luận ... thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh cũng như các Học sinh, Sinh viên… Đại học FPT là một con sâu làm rầu nồi canh trong hệ thống giáo dục VN (theo baoblog.net)
Post tất cả để mọi người xem
Sự thật đại học FPT
Những năm gần đây, xã hội đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với sự ra đời của Đại học FPT, từ chỗ bị xem là một sự nổi loạn khỏi các quy tắc truyền thống của Bộ Giáo dục & Đào tạo đến chỗ được xem là nhà tiên phong trong nỗ lực giành quyền tự chủ từ Bộ Giáo dục & Đào tạo già cỗi. Nhưng liệu ngoài những xì-căng-đan gây tiếng vang trong dư luận, Đại học FPT có thực sự mang lại chất lượng mong muốn với mức học phí cao ngất ngưỡng của mình hay không?
Sự thực cho thấy, xì-căng-đan là một hình thức tiếp thị của FPT nói chung và của Đại học FPT nói riêng như lời các lãnh đạo FPT thường nói “Tiếng lành đồn xa, nhưng tiếng xấu còn đồn xa hơn.” Hình ảnh những sinh viên FPT chạy lông nhông trên sân khấu mặc khố, hở khu trong ngày truyền thống của FPT trong năm 2007 đã khiến dư luận xã hội lên án gây gắt, nhưng cũng khiến cho xã hội dần biết nhiều đến Đại học FPT vốn ra đời chưa được bao lâu ở thời điểm đó. Những thứ đó đã là truyền thống có từ lâu ở công ty FPT, dù xấu hay tốt cũng là văn hóa, mà văn hóa thì rất khó tẩy, chưa nói là chẳng ai muốn tẩy mà còn muốn phát huy. Chỉ nguy hiểm là một bộ phận sinh viên và giới trẻ Việt Nam bắt đầu cho đó là “độc đáo” là “có cá tính”, và ngấm ngầm hưởng ứng cái thứ văn hóa đó của Đại học FPT.
Nhiều người lại nói dù gì thì chất lượng đào tạo ở FPT vẫn tốt với cơ chế đảm bảo việc làm khi ra trường rất thức thời. Sau bốn năm đào tạo và cho ra trường khóa đầu tiên ở Sài Gòn và Hà Nội trong năm 2010, hầu hết các sinh viên FPT đều được bao tiêu nhưng không phải với mức lương 500 USD hàng tháng mà FPT đã hứa trước đây khi lý giải học phí Đại học FPT cao vì để đảm bảo chuyện bao tiêu sau này. Thay vào đó có nhiều sinh viên tốt nghiệp FPT nhận được mức lương chưa đến hai triệu đồng. Một sinh viên tên Hiếu ở Đống Đa - Hà Nội mếu máo: "Nhà em cũng không phải là giàu lắm, nhưng bố mẹ vẫn đầu tư hết tiền của để em đi học FPT vì họ đảm bảo ra trường có việc làm với mức lương cao, bố mẹ cũng an tâm cho mình. Giờ ra trường lương chỉ có hai triệu đồng, hỏi vì sao thì họ nói năng lực chỉ đến vậy thì họ trả vậy." Ngẫm ra cũng có lý, nếu năng lực thấp có học trường trời cũng đừng mơ hưởng lương cao, chưa nói là ở Đại học thực dụng kiểu FPT.
Đó là chưa kể với quy mô hơn 2.000 sinh viên một năm và vẫn đang cố tăng thêm, thử hỏi công ty FPT và ngân hàng Tiên Phong (chủ yếu buôn địa ốc) lại cần tuyển nhiều Kỹ sư Phần mềm và Cử nhân Ngân hàng đến thế trong từng năm, mà bộ chỉ tuyển từ Đại học FPT còn bỏ qua các nguồn sinh viên ưu tú khác từ các trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia, Học viện Ngân hàng? Tổng số nhân viên của công ty FPT cũng mới 13.000 người. Thử làm một phép tính nhẩm đơn giản cũng biết là chuyện lừa.
Vậy cái truyền thuyết về đào tạo chất lượng cao của FPT đến từ đâu. Phải chăng là từ quảng cáo và từ PR? Ví dụ, "nơi học thuận tiện cho việc đi lại" mà toàn ở những nơi xa xôi, phải đi xe qua những xa lộ tử thần mới đến những chỗ Đại học FPT đang thuê tạm ở Sài Gòn, Hà Nội và Đà Nẵng? Hay "Mỗi sinh viên miễn phí một laptop" là một trò tiếp thị mà Hiệu trưởng Lê Trường Tùng học lại từ mấy anh Ấn độ cà ri Aptech, bán laptop rẻ tiền bằng cách rút từ thu học phí cao? Hay "chương trình theo chuẩn chất lượng của MIT hay Wharton" dù chưa bao giờ thấy Đại học FPT có một ký kết hợp tác chính thức nào với MIT hay Wharton ngoài việc cán bộ Đại học FPT vác cặp đi thăm quan hay dự hội nghị ở các trường đó? Hay "học tiếng Anh nguyên năm đầu với người nước ngoài" là với người Phi (Phi-líp-pin) mà FPT trả lương giá rẻ để tiết kiệm chi phí, không biết sinh viên ra trường rồi sẽ nói tiếng Anh kiểu gì? Chung quy có lẽ tất cả đều nằm trong bài toán kinh tế kinh doanh đại học của công ty FPT.
Bài toán kinh doanh đó, tuy vậy, lại rất có logic. Học phí cao từ 2.000 đến 2.500 USD mỗi năm nên chắc hẳn chương trình xem ra phải là chất lượng cao. Nếu cần lý giải thì do mô hình bao tiêu "Tuyển sinh - Tuyển dụng" khi ra trường với "lương trung bình 500 USD một tháng". Nhưng sinh viên lại không cần phải trả học phí nhiều đến vậy mà có thể được cho không một số học bổng dù không có thành tích gì, hoặc có thể vay đến 90% học phí qua ngân hàng Tiên Phong, tự động trở thành con nợ dài hạn của FPT. Ngân hàng Tiên Phong không phải cất công đi tìm người vay tiền. Nếu đã nợ tiền thì ra trường lương có dưới hai triệu đồng cũng chẳng dám lên tiếng. Mà nếu chỉ với mức lương như vậy thì làm sao để trả cái nợ học phí đang có với FPT theo tính toán ban đầu.
Không rõ FPT còn đi câu đâu về một số sinh viên có giải toàn quốc bằng cách cho không học bổng, thế là có tiếng trường có nhiều sinh viên giỏi. Nói vậy sao không kể đến quá nửa sinh viên mà FPT tuyển vào hàng năm là dự bị đại học, thi trượt đại học nên vào đó nằm chờ tránh nghĩa vụ quân sự. Chính hàng trăm sinh viên dự bị đại học này mới trả học phí cho một vài sinh viên giỏi để tạo tiếng vang cho FPT, và chính hàng trăm sinh viên dự bị đại học này mới là nguồn thu chính cho bài toán kinh tế của Đại học FPT.
Sau khi đã thành công lớn trên thương trường, vị Chủ tịch FPT đang hướng đến việc lưu danh sử sách. Chỉ giàu không thôi có lẽ người sau rồi cũng quên nên cần để lại một di sản. Mục tiêu nội bộ đến năm 2015 Đại học FPT có 100.000 sinh viên nghe như không tưởng, nhưng nếu làm được thì đúng là cả một thế hệ. Một thế hệ được truyền thụ để thấm nhuần cái văn hóa "Sờ ti cô" tục tỉu với các bài quốc ca và thánh ca nhại lại của FPT như "Đoàn FPT một lòng ra đi,... thằng Tây nó tiến thì mình giật lùi, thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền..." hay "ai ngờ kháng chiến thành công", "may mà kháng chiến thành công" mang đầy màu sắc phản cách mạng và phản động. Bản thân cách viết tắt chữ Đại học FPT trong trường cũng đã nói lên cái thứ văn hóa đồi trụy và phản động đó: thay vì viết tắt FPTU thì lại viết là FU, ai cũng hiểu là "f**k U". Ngày xưa có "kiêu binh họ Trịnh", ngày nay có "kiêu binh họ Trương", vậy và nhiều bạn trẻ vẫn đâm đầu gia nhập vào hàng ngũ này.
Nguồn: Đại Học Bình Dương
|

23/04/2013
279 lượt xem
Tái phạm xác định chỉ tiêu, có thể hủy công nhận hiệu trưởng
(TNO) Ngày 27.12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký kết luận “Thanh tra việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012”. Đây là cuộc thanh tra 30 trường ĐH, CĐ trên cả nước (16 trường công lập, 14 trường ngoài công lập) từ ngày 5 - 25.11 do 3 ba đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT tiến hành.
Nhiều trường tự xác định sai chỉ tiêu và tuyển sinh vượt chỉ tiêu
Theo kết quả thanh tra, có 5 trường không đạt cả hai tiêu chí quy định của Bộ GD-ĐT về đội ngũ giảng viên và diện tích sàn xây dựng gồm: ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, CĐ Bách khoa Đà Nẵng, CĐ Thương mại Đà Nẵng.
Sinh viên nộp hồ sơ tuyển sinh tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Có 13 trường khác không đạt chỉ tiêu về đội ngũ giảng viên: ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Văn Lang , ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, ĐH Quy Nhơn, ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh, ĐH Chu Văn An, ĐH Công nghiệp Việt - Hung, ĐH Tây Bắc, CĐ Kỹ thuật Y tế 2, CĐ Kỹ thuật công nghiệp Quảng Ngãi, ĐH Yersin Đà Lạt, ĐH Cửu Long, ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu.
Mùa tuyển sinh năm 2012, Bộ GD-ĐT cũng cho phép các trường tự xác định chỉ tiêu dựa trên năng lực thực tế về đội ngũ giảng viên và diện tích sàn xây dựng. Tuy nhiên, hàng loạt trường đã xác định chỉ tiêu vượt xa so với năng lực của mình.
Trong số này có trường tuyển vượt cả chỉ tiêu tự xác định và cũng có trường tuyển được rất ít thí sinh: ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM (tuyển được 102,5%), CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn (89,1%), ĐH Văn Lang (104%), ĐH Quy Nhơn (105%), CĐ Công thương TP.HCM (106%), CĐ Kỹ thuật Y tế 2 (102%), ĐH Tây Bắc (93,9%), ĐH Công nghiệp Việt - Hung (30,5%), ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh (93,6%), CĐ Thương mại (108%), ĐH Kiến trúc Đà Nẵng (75%), CĐ Bách khoa Đà Nẵng (57%), ĐH Yersin Đà Lạt (19,5%), ĐH Nguyễn Trãi (36,6%), ĐH Chu Văn An (15,5%). Riêng Trường ĐH Lương Thế Vinh không tuyển được sinh viên.
Bên cạnh đó, có 5 trường khác đã xác định chỉ tiêu khi không còn năng lực tuyển sinh là: ĐH Công nghiệp TP.HCM (103%), ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (111,4%), ĐH Cửu Long (20,9%), ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu (100,3%), CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi (0,64%).
Kiến nghị có hình thức kỷ luật nhiều hiệu trưởng
Trước kết quả thanh tra này, Bộ GD-ĐT giao Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng xử lý kỷ luật Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn với hình thức khiển trách.
Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị các Bộ quản lý các trường ĐH, CĐ công lập xem xét và có hình thức kỷ luật: cảnh cáo Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM; khiển trách hiệu trưởng các trường: ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, CĐ Thương mại, ĐH Công nghiệp Việt - Hung; kỷ luật khiển trách Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế 2; kỷ luật khiển trách Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh.
Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng được giao xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường tuyển sinh năm 2012 vượt quá chỉ tiêu từ 5% trở lên: ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, ĐH Quy Nhơn, CĐ Công thương TP.HCM, CĐ Thương mại, ĐH Nội vụ.
Đặc biệt, Bộ sẽ gửi văn bản cảnh báo đối với các trường ngoài công lập và xem xét việc xác định chỉ tiêu trong năm 2013.
Cụ thể, ngoài việc cảnh báo bằng văn bản, Bộ sẽ gửi UBND tỉnh (thành phố) liên quan theo dõi, hủy bỏ việc công nhận hiệu trưởng nếu các trường sau tiếp tục tái phạm vào năm 2013: ĐH Văn Lang, CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Yersin Đà Lạt, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Chu Văn An.
Một số trường sẽ bị giảm chỉ tiêu trong năm 2013 gồm: ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Văn Lang, CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, CĐ Công thương TP.HCM, CĐ Thương Mại, ĐH Công nghiệp Việt - Hung, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn, ĐH Tây Bắc, CĐ Kỹ thuật Y tế 2, ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh, ĐH Nội vụ, ĐH Chu Văn An, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Yersin Đà Lạt, CĐ Bách khoa Đà Nẵng.
Các trường: ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu, ĐH Cửu Long, CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi sẽ chỉ được giao chỉ tiêu ở mức tối thiểu trong năm 2013.
Đăng Nguyên
|

23/04/2013
189 lượt xem
FPT đang ở trong một thân thể không khỏe mạnh"
Xem tin gốc
ICTPress - 5 tháng trước 10631 lượt xem
(ICTPress) - "FPT đang ở trong một thân thể không khỏe mạnh. Vì thế, việc đi tìm những ưu điểm của người FPT để giữ gìn và phát huy tốt hơn là nói đi nói lại điểm yếu".
Facebook Twitter 2 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
(ICTPress) - "FPT đang ở trong một thân thể không khỏe mạnh. Vì thế, việc đi tìm những ưu điểm của người FPT để giữ gìn và phát huy tốt hơn là nói đi nói lại điểm yếu".
"Việc không tìm ra hoặc không có thế mạnh nào mới chính là điểm yếu", Phó Chủ tịch HĐQT FPT Hoàng Minh Châu. Ảnh: FPT.
Đây là chia sẻ của ông Hoàng Minh Châu - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT trong buổi sinh hoạt ngày 29/9 vừa qua với các cán bộ quản lý FPT về chủ đề "Người FPT xấu xí".
Trước đây, trong nội bộ FPT đã từng có những bài viết về "người FPT xấu xí" mô phỏng theo tác phẩm "Người Trung Quốc xấu xí" của tác giả Bá Đang, chẳng hạn như "Người FPT văng tục" hay "Người FPT kiêu ngạo".
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Châu, đây là những bài viết được thực hiện khi FPT còn đang ở "phong độ đỉnh cao, khi còn rất mạnh và rất đẹp trong mắt mọi người".
Còn hiện nay, theo ông không nên tiếp tục mổ xẻ những tính cách xấu xí của người FPT nữa, bởi "FPT đang ở trong một thân thể không khỏe mạnh". Vì thế, theo vị Phó Chủ tịch HĐQT này, việc đi tìm những ưu điểm của người FPT để giữ gìn và phát huy tốt hơn là nói đi nói lại điểm yếu.
"Một con người cũng như tổ chức, có điểm yếu không hẳn đã là yếu. Việc không tìm ra hoặc không có thế mạnh nào mới chính là điểm yếu. Trong thời điểm này, lo nhất không phải là người FPT có gì xấu xí mà là việc FPT từng có rất nhiều điểm mạnh nhưng đang dần dần bị mai một và mất đi", ông Châu nói.
Ông Châu cũng cho rằng thương hiệu FPT chưa được công chúng yêu quý bởi từ khi FPT thay đổi nhận diện thương hiệu từ 13/9/2010 đến nay, chưa có bất kỳ quảng cáo gì để thương hiệu này đi vào công chúng.
Theo vị Phó Chủ tịch FPT, trước đó, năm 2006, thương hiệu FPT được đánh giá rất cao bởi các yếu tố: là công ty công nghệ tập trung những người giỏi nhất, trẻ nhất, luôn đi đầu, luôn sáng tạo, có cá tính, có văn hóa lại có sự đoàn kết với nhau. Rất nhiều mỹ từ đã được dành tặng cho FPT, điều đó tạo nên "ảo vọng" là FPT làm được mọi việc và ôm đồm nhiều lĩnh vực khác nhau làm cho tập đoàn đánh mất hình ảnh công ty công nghệ nổi tiếng của Việt Nam.
"Ngoài ra, việc tách nhập - nhập tách nhiều lần đã khiến FPT trở nên khó hiểu với mọi người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà FPT không còn được đánh giá cao như trước", ông Châu nói.
Phó Chủ tịch FPT cũng tâm sự ông từng có hơn một năm rơi vào tình trạng bị mất động lực chiến đấu khi cổ phiếu FPT lên sàn. Tuy nhiên, "nỗi nhớ công việc, nhớ những người 'đồng đội' từng đồng cam cộng khổ, vượt nhiều khó khăn, nguy khó" đã giúp ông tiếp tục làm việc và cống hiến cho FPT.
Ông Châu nói ông luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình. "Có thể có những thời điểm anh Bình quyết định không chính xác nhưng mỗi khi khủng hoảng, khó khăn anh lại có những quyết sách tuyệt vời. Đó là tố chất xuất chúng của người lãnh đạo mà không phải ai cũng có được".
Cách đây khoảng 2 năm, sau thời điểm FPT mới bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Nam làm Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Minh Châu cũng đã có bài viết trên blog cá nhân nêu lên những vấn đề mà FPT đang gặp phải:
- Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán: Tập đoàn ủy quyền cao cho các công ty thành viên nhưng không hỗ trợ, không kiểm soát được.
- Mâu thuẫn giữa các line kinh doanh: Các line kinh doanh chồng chéo về sản phẩm và dịch vụ; mâu thuẫn về các phân khúc khách hàng; mở rộng nhiều ngành nghề mới làm ảnh hưởng không tốt đến lĩnh vực truyền thống.
- Mâu thuẫn giữa các thế hệ: Thế hệ sáng lập sắp già. Thế hệ kế tiếp không còn trẻ. Thế hệ tiếp nối bắt đầu sốt ruột. Chuyển giao thế hệ là việc quan trọng nhưng FPT chưa biết cách chuyển giao.
- Mâu thuẫn giữa vật chất và tinh thần: Giá trị tinh thần không được ghi nhận, không được đánh giá và không được tưởng thưởng. Chỉ dùng một thước đo, đó là hiệu quả - không ai được khen thưởng chỉ vì tình yêu công ty hay lòng tận tụy với khách hàng!
- Mâu thuẫn giữa gia đình và công việc: Người FPT coi công ty như gia đình thứ hai, đáng tiếc là họ bỏ quên gia đình thứ nhất. Họ không dành đủ thời gian cho bố, mẹ, vợ, chồng, con cái. Nhiều người đã phải trả giá.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Châu, cũng không nên trầm trọng hóa các vấn đề. "Sống ngày nào sẽ có vấn đề của ngày đấy. Nhưng cũng đừng nên quá đơn giản chúng. Bởi một số bệnh thông thường, nhưng để lâu thành mãn tính thì cũng khó chữa".
Lê Nguyên
|

23/04/2013
217 lượt xem
Ngày Mừng tháng Sướng năm Mơ ước.
Hôm nay là một ngày trọng đại của đời mình, mình đã đủ điểm đỗ vào Đại học FPT, một ngôi trường còn rất mới nhưng đầy khát vọng. Hơn nữa, với những gì mình tìm hiểu và biết về FPT, mình tin chắc chắn rằng đây là sẽ là nơi cho mình thoả mãn niềm đam mê công nghệ và thành công sau này.
Mình chỉ thiếu có khoảng ….6 điểm nữa là được vào diện phỏng vấn học bổng toàn phần 11.200 USD, hơi tiếc 1 tý, nhưng bố mẹ bảo mình cứ yên tâm học, việc học phí bố mẹ sẽ lo cho. Chậc, mình phải cố thôi, chưa làm ra tiền thì việc đầu tiên là sử dụng những đồng tiền của bố mẹ vất vả kiếm ra một cách hiệu quả nhất.
Mình đang hồi hộp chờ ngày nhập trường, chỉ cần tốt nghiệp phổ thông và “thi tạm” một trường nào đó lấy điểm sàn Đại học theo quy định của Bộ GD và ĐT là mình có thể đạt được ước mơ rồi. Đêm nay mình sẽ tự thưởng cho mình một giấc ngủ sớm.
Ngày Chờ tháng Đợi năm Háo hức.
Mình và bố mình được Đại học FPT mời tham dự Hội thảo “Hiểu đúng - Quyết định đúng”. Ấn tượng đầu tiên là sự quá tải của cả một hội trường lớn, đơn giản vì mỗi sinh viên lại đi kèm với bố mẹ, thậm chí có bạn còn có cả ông bà đi cùng.
Hôm đó có các lãnh đạo cao cấp của FPT và của cả Đại học FPT, vấn đề chính là nhà trường muốn cho sinh viên và người nhà được tận mắt chứng kiến chương trình học cực nặng trong 4 năm của Đại học FPT và những khối kiến thức khổng lồ mà mình sẽ phải tiếp thu, trường CNTT nhưng có cả võ thuật và phát triển kỹ năng cá nhân, thế mới hay chứ. Ke ke.
Nhà trường cũng “show” nguyên 1 bàn chất cao có ngọn các giáo trình mà mình sẽ phải đọc trong 4 năm, có lẽ tính theo cân thì gần 1 tạ sách còn nghe đâu giá của mỗi giáo trình đều cỡ vài chục đến vài trăm USD một quyển. Đơn giản vì đây là sách tuân thủ bản quyền nghiêm chỉnh, chứ không photo copy như nhiều nơi, nhà trường nói, phải sạch ngay từ giáo trình.
Bố mình trao đổi với các bác lãnh đạo rất hăng, nào là hỏi về lương của mình sau này, nào là hỏi về các vấn đề học lại thi lại, vấn đề thăng tiến... Mình thì quyết là học FPT rồi, nên không hỏi gì. Cứ ngồi nghe thôi. Sau đó đi thăm quan cơ sở trường lớp, nhìn là hoa mắt luôn. Mỗi phòng học nếu như không có cái bảng trắng thì chắc là mình sẽ nhầm với 1 phòng chiếu phim ở rạp vậy, cũng âm thanh, cũng máy chiếu, đặc biệt là có máy lạnh. Khỏi lo nóng nực rồi.
Mình tranh thủ đăng ký tham dự luôn một số CLB sinh viên, trước mắt thì cứ vào CLB Bóng đá và Guitare cái đã, sau này vào học sẽ quyết định thêm. Có thể sẽ vào CLB Hiphop nữa, tuỳ độ bận bịu.
Bữa cơm tối nay bố tuyên bố chắc như đinh: “Cho thằng này học FPT là chuẩn. Yên tâm đi”. He he, vậy là mình sẽ thành sinh viên FPT trong mấy hôm nữa.
Ngày Vui tháng Lạ năm Ấm áp
Hôm nay mình đi dự khai giảng, được mang trên mình chiếc áo đồng phục mầu da cam khoẻ khoắn và đầy khát vọng thấy dường như mình lớn hơn nhiều. Bước vào hội trường, rực một mầu da cam chói lọi, chợt thấy thân thiện như ở nhà.
Các thầy cô xếp thành hai hàng đón mình vào cửa, cài hoa lên ngực mình. Từ bé đến giờ mới đi dự 1 khai giảng thế này. Vì chả có trường nào trước khi khai giảng thì có phần dạy hát như FPT. Một thầy trẻ cầm đàn bước lên sân khấu (mãi sau mình mới biết là anh Dũng “Đê tiện” nổi tiếng cả FPT), rất tự nhiên, anh yêu cầu bọn mình lấy lời bài hát được chuẩn bị sẵn trong Startup — Kit ra, (bất ngờ quá, té ra trong tài liệu phát cho mình đã có cả lời bài hát). Hôm đó bọn mình học 3 bài hát: “Bài ca sinh viên”, “Thời thanh niên sôi nổi” và “FPT — Dòng sông lời thề”, phương pháp dạy nhanh gọn và hiệu quả, cứ 10 phút bọn mình phải học thuộc 1 bài. Đứa nào cũng sướng nên thi nhau gào, còn việc đúng nhạc hay không cũng kệ. He he.
Sau các phần nghi lễ nghiêm trang, tới phần phát biểu của các lãnh đạo tới dự, mình để ý là chẳng thầy nào phải cầm giấy đọc diễn văn, mà cũng chả thầy nào đứng trên bục phát biểu với hoa lá cầu kỳ. Từ thầy Trương Gia Bình - Chủ tịch HDQT cho tới thầy Nguyễn Khắc Thành - Hiệu phó, thầy nào cũng chỉ cầm mỗi cái micro và đi lại trên sân khấu để phát biểu. Mình thấy giống những lời căn dặn tâm sự hơn là một bài phát biểu nghiêm trang. Thích thế. Mình và mấy đứa ngồi cạnh vỗ rát cả tay.
Đến phần ca hát, mình là thằng lao lên sân khấu đầu tiên, mấy trăm chú sinh viên lao lên đứng đông nghẹt sân khấu cùng hát “Thời thanh niên sôi nổi” và “FPT — Dòng sông lời thề” khiến cho “ca sỹ chính” Trương Gia Bình không hát được, cứ đứng vỗ tay rào rào. He he. Mình thấy cái “chất nghịch” trong mình được hoà vào tinh thần chung của cán bộ, giáo viên và các sinh viên khác một cách hết sức tự nhiên và không một chút gượng gạo.
Ngày Rèn tháng Khổ năm Kỷ niệm.
Trước hôm đi, bọn mình nhận được một lịch học đầy đủ cho 1 tháng giờ gì làm gì. Nhìn đã phát hoảng. Đến lúc lên học mới khiếp, mấy bạn Phương Đông hay Ngoại thương cứ đi học song là về nhà đan len ca hát, bọn mình thì ngoài học vất vả hơn thì chớ, chiều về phải thi đấu các giải thể thao, tối phải đọc 3 quyển hồi ký dày cộp của các tướng lĩnh Việt Nam. Ban đầu thì ngại nhưng về sau đọc thấy cũng hay quá, tự hào quá.
Thứ 7, Chủ nhật các trường khác được về, trường mình thì hỳ hục đi lao động giúp dân, trường còn mời cả Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Trung tướng Hồng Cư và các nhà lãnh đạo của các tập đoàn nổi tiếng tới nói chuyện với tụi mình. Trăm nghe không bằng mắt thấy, đọc về các bác nhiều nhưng khi gặp, nghe nói chuyện và được hỏi đáp cùng mới thật là sướng.
Trường mình có tần suất hành quân cao nhất “trại”. Hết hành quân đêm đến hành quân ngày, hết đi xa đến đi gần, hết đi đường đồi lại đi đường bằng. Nói chung mình quen rồi, báo động 1 phát là lên đường.
Điều kiện ăn ở như bộ đội, mấy chú công tử lớp mình kêu oai oái vì quen “xí bệt”, giờ lên đây toàn kiểu “bệ xí” bình thường. Cơm thì theo định suất rõ ràng, lơ mơ nói chuyện là mất đĩa thịt ngay. Mấy hôm đầu vậy thôi, sau là quen tất, đi ăn cơm vui như hội. Có hôm bác Trương Gia Bình còn xuống tận bếp ăn cùng bọn mình. Nhìn bác ấy ăn ngon lành mà ngượng quá. Bọn mình hôm đầu còn ỉ ôi chê khổ.
Phòng mình bị kỷ luật mấy quả, ở đây dùng tập thể rèn luyện cá nhân, nên một thằng làm sai cả phòng phải đi dọn vệ sinh là chuyện bình thường. Phòng mình bị đi dọn nhà vệ sinh một lần, một lần phải vác củi còn 1 lần do cãi nhau nên phải ra sân ngồi “suy nghĩ” tới nửa đêm, mỗi thằng cách nhau 3m, ngồi im không ho he. Mình thì chưa trực tiếp vi phạm lần nào nhưng kinh nghiệm “lao động cải tạo” cũng không kém bạn bè là mấy. He he
Ngày Thật tháng Sạch năm Yêu quý
Mình mới thi xong, may mà qua. Mấy chú lớp mình thì vừa đi thi lại về, nghe nói đề thi lại khó hơn cả thi đi. Cũng đúng thôi, trường mình “học thật, thi thật, thành công thật”, làm gì có chuyện dễ mà qua được. Phen này thì ối chú phải học lại cũng nên.
Học thì phải vậy thôi, cái gì cũng có giá của nó, vất vả hôm nay để thành công mai sau mà. Mình thì một môn bị cấm thi vì nghỉ quá 20% số tiết điểm danh. Tại ham chơi quá, chơi gần hết “tiêu chuẩn” nghỉ, đùng 1 phát gia đình có việc buộc phải nghỉ 1 hôm, thế là thành 21%, là thi lại. Mấy đứa lớp mình thì điểm quá trình cũng thấp, khổ nỗi là làm bài rồi, nhưng nộp chậm có 2 phút sau giờ quy định, thế là coi như không. Phải rút kinh nghiệm không toi mất.
Thầy cô trường mình ai cũng có cái gì đó hay hay, hồi mới học, mình thấy nick của thầy Gia dạy Triết đang rao bán “đồ” Võ Lâm truyền kỳ trên Intranet. Mình đã nể sát đất rồi, lúc gặp thấy thầy đã già rồi lại càng nể hơn. Tuy nhiên về sau mới biết thầy bị sinh viên “hack” mất nick để rao bán “đồ”, thầy sau vụ này phải đi giải thích mãi. He he…
Cô Suzuky dạy tiếng Nhật thì khỏi nói, ban đầu cứ tưởng cô ấy là người Việt vì nói tiếng Việt như người Việt mình. Thế mới nể chứ. Môn Tiếng Nhật ban đầu tưởng khó, học vỡ dần ra cũng không khó lắm. Chăm là được. Thầy Thành - Hiệu phó cũng cắp sách vào lớp học cùng sinh viên. Thầy mới biết có tiếng Nga và tiếng Anh, nên quyết tâm bổ sung thêm tiếng Nhật. Nhìn thầy đeo kính ngồi bàn đầu học chung với sinh viên thấy hay hay. Mấy anh chị có việc phải xin chữ ký cứ lượn lờ ngoài cửa. Thầy kệ tất. Hết tiết mới nói chuyện.
Mấy thầy cô cả nước ngoài và trong nước đều giống nhau ở một điểm là thân thiện và siêu về chuyên môn. Ngoài giờ học thì thầy trò như anh em, cũng đúng thôi, vài năm nữa mình là đồng nghiệp của các thầy mà. Quan điểm các thầy cũng hay, dạy sinh viên kiến thức là một chuyện, ngay cả tính cách và cách cư xử cũng phải dạy, dạy bằng chính tính cách và cách cư xử của mình. Có thầy dạy Toán người Mỹ khi rỗi lại dạy cả guitare. Yêu thế chứ.
Ngày May tháng Ngượng năm Nể phục
Hôm nay là một ngày may mắn của mình. Hôm qua mình có việc vội về nhà, vứt béng cái điện thoại ở trong ngăn bàn. Về tới nhà mới nhớ, định quay lại trường tìm nhưng không kịp. Buồn ơi là buồn, cứ tự an ủi là của đi thay người.
Sáng hôm nay đang học thì được thông báo là lên phòng Công tác sinh viên nhận điện thoại, té ra là hôm qua anh Phương - Bảo vệ đi khoá cửa phòng, nhặt được điện thoại của mình đã nộp lên phòng CTSV để giao lại cho mình. May thế chứ. Cảm ơn anh Phương lắm lắm. Mọi ngày thấy anh nghiêm nghị bắt đeo thẻ sinh viên cứ sợ sợ. He he
Đặc biệt là lên nhận điện thoại mới biết, mình chả phải thằng đãng trí duy nhất, trước mình còn có vài thằng quên luôn cả laptop ở trường còn USB hay điện thoại thì một rổ… Hic…
Ngày Nghịch tháng Dại năm Hậu quả.
Hôm nọ đi dự Hội diễn kỷ niệm 20 năm thành lập FPT, có màn múa minh hoạ của mấy chú Arena làm mình tí ngất xỉu. He he, mấy ông này nghịch quá. Ai ngờ mấy hôm sau dư luận nói nhiều, rồi lại bùng lên thành một sự kiện báo chí và truyền hình đề cập mãi. Đúng là sai một ly đi một dặm.
Tối nay trong bữa cơm bố mình hỏi: “FPT nhà mày sao lại nghịch dại thế hả? Hết trò nghịch rồi sao???”. Mình trả lời: “Mấy bạn đó học bên trung tâm Arena nên quả thật đôi khi cũng sáng tạo phá cách quá đáng. Cũng trẻ tuổi, sao mà tránh khỏi những lần sai lầm. Tuy là không phải học trường con, nhưng các bạn ấy cũng là 1 phần trong Tập đoàn FPT, “một con ngựa sai, cả tầu rút kinh nghiệm” thôi. Bố yên tâm”. Cả nhà mình đều cười, mẹ bảo: “Ừ, nghịch thì nghịch, nhưng mà đừng nghịch dại. Chứ dân công nghệ các anh tôi lạ gì. Liệu đấy”.
Ngày Nghĩ tháng Tin năm Mong đợi.
Còn vài tháng nữa là phải đi thực tập rồi. Khối lượng kiến thức mình có hiện nay cũng không đến nỗi nào nếu không muốn nói là cũng khá tự tin. Mấy đứa bạn học CNTT các trường khác còn phải đến năm 4 — 5 mới được học mấy môn lập trình này, bọn mình học sớm hơn nên năm thứ 3 đã đi thực tập rồi.
Nghe nói là học thì là một chuyện, đi thực tập trong thực tế mới vỡ ra nhiều vấn đề. Cũng hơi lo nhưng mình đang quyết tâm sẽ làm việc thật ngon để được đi làm luôn, không phải quay về trường học năm thứ 4 như bình thường nữa. Keke, đi làm sớm có tiền sớm. Sướng hơn.
Khoá mình giờ cũng khá nhiều chú phải bảo lưu hoặc học lại với khoá sau. Lơ là 1 chút là “ăn đòn” ngay, cứ quen kiểu lười và học đối phó là ra đi ngay. Mình cũng nhiều lúc tưởng không chịu nổi sức ép học tập, nhưng mà qua được giai đoạn đó lại thấy mình dường như lớn hơn. Mới có gần 2 năm học ở FPT mà mình cảm giác đã học lâu lắm rồi. Cứ đà này chỉ chớp mắt là mình đã ra trường rồi, đi làm và ổn định cuộc sống. Mình cũng mong thế, cho bố mẹ tập trung lo cho con em gái học đại học, nó năm nay cũng vào cấp 3 rồi. Đang hăm hở thi vào trường mình, bố mẹ thì ngại con gái học CNTT sẽ vất vả, nhưng trường mình nữ cũng đông phết, chiếm mãi tận… 10% tổng số sinh viên cơ mà. He he.
Thôi, mai sẽ viết tiếp, giờ phải học thôi, kẻo lại mất trắng cả đêm nay. Mai đi học Vovinam có phần đấu đối kháng, thức trắng đêm mệt là mấy thằng kia nó “tẩn” chết. Hôm nọ mình vừa “tẩn” thắng liền 3 trận. He he
|

23/04/2013
187 lượt xem
Kiến trúc ĐN, những điều bạn chưa biết?
LƯU Ý: các bạn Sinh viên thi Tuyển sinh Đại học không nên Đăng ký vào Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Vừa qua, trong tháng 12/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thanh tra và đình chỉ
tuyển sinh các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và kế toán ở Đại học Kiến trúc Đà Nẵng vì lý do thiếu giảng viên đủ trình độ để giảng dạy và không có tiến sĩ chủ nhiệm ngành. Nghiêm trọng hơn, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên toàn trường ở Đại học Kiến trúc Đà Nẵng lên đến 54.3 sinh viên / 1 giảng viên (Đình chỉ tuyển sinh 3 trường ĐH, CĐ - Tuổi Trẻ Online). Sự thật này ảnh hưởng không chỉ trực tiếp đến chất lượng đào tạo của những ngành Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã bị đình chỉ, mà cả đối với những ngành được xem thuộc chuyên môn của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng như Kiến trúc, Xây dựng, Thiết kế Nội thất, và Thiết kế Đồ họa. Vì những ngành học trên đều là những ngành đào tạo chất lượng, cần nhiều thầy cho từng trò. Tuy nhiên, hiện tại, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã bất chấp quyết định đình chỉ của Bộ
Giáo dục & Đào tạo vẫn lén lút quảng cáo tuyển sinh cho các ngành quản trị kinh doanh vàkế toán. Vì vậy, các bạn sinh viên cần cẩn thận, không nên đăng ký vào các ngành tuyển sinh chui, đã bị đình chỉ này của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Nếu các bạn đăng ký nhầm đến lúc Bộ Giáo dục kiểm tra sau tuyển sinh thì kết quả đăng ký tuyển sinh của các bạn sẽ không còn giá trị. Sẽ rất nguy hiểm và tai hại cho tương lai của các bạn.
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là một trường đại học tư thục nằm ở Đà Nẵng, mới thành lập từ năm 2006. Trong nhiều năm, trường đã lợi dụng tên gọi của mình để gây nhầm lẫn cho nhiều sinh viên thi tuyển đại học rằng trường là một trường đại học công lập.
|

23/04/2013
216 lượt xem
ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô và CĐ Công nghệ thông tin TP HCM vừa bị Bộ GD&ĐT đình chỉ tuyển sinh năm 2012 do không thực hiện đúng cam kết thành lập trường.
Kiến nghị giải thể trường đại học kém chất lượng/ Hàng loạt ngành học tạm ngưng đào tạo
Ngày 30/12, Bộ GD&ĐT công bố kết luận kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường đại học, cao đẳng của 24 trường. Kết quả cho thấy đa số trường vi phạm cam kết, thậm chí có trường còn chưa định hình được hướng phát triển như ĐH Hà Hoa Tiên.
Chưa có đất xây trường, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên cơ hữu lại quá cao, ĐH Văn Hiến và ĐH Đông Đô bị Bộ Giáo dục đình chỉ tuyển sinh trong năm 2012. Ngoài ra, CĐ Công nghệ thông tin TP HCM cũng bị đình chỉ vì diện tích đất quá nhỏ không đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên cơ hữu quá tải khi chỉ với 76 giảng viên nhưng sinh viên lên tới hơn 6.400.
Bộ Giáo dục yêu cầu những trường này cần khắc phục yếu kém theo tiêu chuẩn đề ra. Nếu đến năm 2013 vẫn không khắc phục được thì có thể bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
Năm 2012, ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô và CĐ Công nghệ thông tin TP HCM bị đình chỉ tuyển sinh. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ngoài ra, 4 đại học khác bị đình chỉ tuyển sinh 12 ngành học do chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ (một số ngành còn có tỷ lệ sinh viên trên giáo viên cơ hữu quá cao).
Cụ thể, ĐH Chu Văn An bị đình chỉ tuyển sinh 4 ngành gồm Kỹ thuật xây dựng công trình, Tiếng Anh, tiếng Trung và Việt Nam học; ĐH Lương Thế Vinh bị đình chỉ 4 ngành là Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử, Công nghệ thực phẩm, Bảo vệ thực vật, Khoa học Thư viện, ĐH Nguyễn Trãi và Kiến trúc Đà Nẵng bị đình chỉ 2 ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh.
Đến năm 2013, nếu các ngành nêu trên vẫn không khắc phục được thì Bộ sẽ xem xét thu hồi quyết định mở ngành đào tạo các ngành này.
Trong 24 trường được kiểm tra, có một số chưa xây dựng được cơ sở độc lập, trong đó ba trường chưa có đất là ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô, ĐH Nguyễn Trãi. Ba trường này đã nhận được văn bản cảnh cáo của Bộ Giáo dục. Đến năm 2013, nếu các trường này vẫn chưa có đất xây dựng trường theo cam kết thì Bộ sẽ đề nghị Thủ tướng giải thể trường.
Ba trường khác có diện tích dưới một ha là CĐ Công nghệ thông tin TP HCM, ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu và ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. ĐH Hòa Bình, ĐH Chu Văn An, ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM, ĐH Quốc tế Sài Gòn có đất nhưng chưa có trường, nếu đến năm 2013 vẫn chưa xây dựng được sẽ đình chỉ hoạt động giáo dục và xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải thể trường.
Mặt khác, nhiều đại học cũng không đủ giáo viên cơ hữu, trong đó 10 trường có dưới 100 người, 3 trường chưa đến 60 người (ĐH Nguyễn Trãi: 55, ĐH Văn Hiến: 52 và ĐH Hà Hoa Tiên: 59). Nhiều trường khác tỷ lệ sinh viên trên giảng viên vượt mức cho phép nhiều lần.
Một thực tế đang diễn ra là một số trường công lập tuyển sinh vượt quá quy mô cam kết như ĐH Kinh tế - Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) vượt 126% cam kết, ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển sinh tất cả các hệ trong khi một số trường tư thục lại có xu hướng giảm số lượng tuyển sinh. Đặc biệt là ĐH Hòa Bình, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Hà Hoa Tiên (chỉ đạt 4,2% cam kết).
4 cơ sở liên kết đào tạo sai quy định cũng bị Bộ tuýt còi. Đó là Viện Kế toán quản trị doanh nghiệp, Công ty TNHH Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam, Công ty TNHH ILA Việt Nam và Công ty TNHH dạy nghề đào tạo Quốc tế RAFFLES Việt Nam. Bộ Giáo dục đề nghị các cơ sở này chấm dứt hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép, trả lại kinh phí cho người học. Đồng thời, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng xem xét, không công nhận các văn bằng của các cơ sở đào tạo này.
Đại diện Bộ Giáo dục cho biết, ngoài việc đình chỉ tuyển sinh các trường và ngành nêu trên, một số ngành cũng bị cắt giảm chỉ tiêu do không đảm bảo tỷ lệ sinh viên trên giáo viên cơ hữu. Việc thanh tra cũng sẽ được Bộ tiếp tục thực hiện tại tất cả các đại học, cao đẳng trên cả nước. Những trường không đảm bảo cam kết sẽ bị xử lý.
Hoàng Thùy
|