Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
ngockhuyen2223
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 29/5/2019

Tổng Lượt Xem:  5629

3180 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá
Bài viết diễn đàn Có 318 bài viết diễn đàn
08/10/2020
184 lượt xem
Một viên kim cương tinh khiết là một viên kim cương không có bất cứ vết bẩn hay vết xước nào. Trong hầu hết các trường hợp, các dấu hiệu hay khiếm khuyết này không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, đối với các đốm đen lớn hơn, đôi khi ta có thể nhìn thấy chúng ngay cả khi không cần dùng kính lúp. Giá trị của các viên kim cương như vậy sẽ thấp hơn đáng kể so với những viên kim cương có độ tinh khiết hơn. Tìm hiểu thêm: Nhẫn kim cương Các khiếm khuyết bên trong và bên ngoài Độ tinh khiết của kim cương được xác định bằng hai loại khiếm khuyết. 1. Khiếm khuyết bên trong: Xuất hiện bên trong viên kim cương. Điều này được gọi chung là những khiếm khuyết. 2. Khiếm khuyết bên ngoài: Xuất hiện trên bề mặt của viên kim cương. Điều này thường được gọi là các vết bẩn. Các khiếm khuyết này thường xuất hiện trong các viên kim cương từ trong quá trình hình thành tự nhiên. Tuy nhiên, đôi khi các khiếm khuyết cũng xuất hiện trong giai đoạn cắt và đánh bóng. Kim cương được tạo ra dưới áp lực lớn và do đó hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều viên kim cương có các bong bóng nhỏ, các đốm, các vết trầy xước và các vết bẩn. Người ta rất hiếm khi tìm thấy một viên kim cương hoàn mỹ. Những viên kim cương này cực kỳ đắt không chỉ vì chúng hiếm mà còn vì chúng rất hoàn hảo. Tìm hiểu thêm: Trang sức kim cương Độ Trong và Sự Rực Rỡ Một lý do khác mà một viên kim cương có độ tinh khiết tốt được đánh giá cao là vì một viên kim cương càng tinh khiết thì càng rực rỡ hơn. Một viên kim cương có khiếm khuyết bên trong và các vết bẩn có thể làm thay đổi đường đi vào của ánh sáng. Vì vậy, ngay với cả vết cắt tốt nhất, một viên kim cương có khiếm khuyết bên trong cũng không thể phản chiếu trở lại nhiều tia sáng đi vào bên trong viên kim cương. Điều này dẫn đến việc độ rực rỡ bị giảm đi và do đó những viên kim cương có khiếm khuyết có giá trị thấp hơn. Phân Loại Độ Trong Của Kim Cương Sử dụng kính lúp để phân loại độ tinh khiết của một viên kim cương. Một chiếc kính lúp phóng viên kim cương to lên gấp 10 lần kích thước nguyên bản của nó. Bằng kính lúp, một con mắt được rèn luyện có thể dễ dàng nhìn thấy những khiếm khuyết bên trong và bên ngoài của viên kim cương. Ngay cả những người mới vào nghề cũng có thể phát hiện ra những vết rạn nứt một cách dễ dàng bằng cách sử dụng kính lúp. GIA và AGS có một bộ đầy đủ các thước đo để xác định mức độ tinh khiết của viên kim cương bao gồm cả danh sách các loại, kích thước và vị trí của khiếm khuyết. Độ tinh khiết của kim cương được đo từ sự hoàn mỹ đến khiếm khuyết thể vùi. Xem thêm: Độ trong suốt của kim cương
22/09/2020
201 lượt xem
Trong xã hội hiện đại, tục trao nhẫn là một nghi lễ thiêng liêng thể hiện sự gắn kết, ràng buộc giữa hai cá nhân về mọi mặt trong cuộc sống. Tuy nhiên ít ai biết rằng, dù tục trao nhẫn có nguồn gốc từ xa xưa, nhưng ý nghĩa ban đầu của nó lại thiên về một sự cam kết kinh tế giữa chàng trai và cô gái. Việc trao nhẫn thể hiện cam kết của chàng trai về khả năng tài chính để chăm lo cho cô gái và gia đình cô sau này. Hãy cùng tìm hiễu về nhẫn cưới những điều thú vị đằng sau nhé! Nguồn gốc xuất hiện nhẫn cưới Chúng ta không biết rõ và chính xác nhẫn cưới ra đời từ khi nào. Người Ai Cập cổ đại dùng các chiếc vòng tròn để làm biểu tượng cho tình yêu và sự gắn kết lứa đôi. Vòng tròn là một vòng có chung điểm đầu và điểm cuối, dù có đi đến đâu, về đâu thì cũng sẽ gặp nhau, vòng tròn ấy gọi là vòng tròn hạnh phúc của tình yêu. Nhẫn cưới thời xa xưa không bằng vàng, bạc mà làm từ các vật liệu như gỗ, cỏ, cây, xương, ngà… theo thời gian nó được sản xuất bằng các chất liệu quý hơn, có giá trị hơn như vàng, bạc, kim cương, đồng… người ta còn làm thành nhiều kiểu, nhiều màu sắc khác nhau, có loại còn đính cả đá quý, ngọc quý… Ý nghĩa sâu sắc của nhẫn cưới Nhẫn cưới là vật minh chứng cho tình yêu, được sử dụng để các cặp đôi trao cho nhau trong ngày cưới trọng đại của mình, giống như một vật gắn kết 2 người thành một. Không chỉ ở Việt Nam, mà trên khắp thế giới, chiếc nhẫn nhỏ bé vẫn được dùng để làm kỷ vật minh chứng tình yêu của 2 người.Nhẫn cưới là tín vật thiêng liêng của tình yêu và là minh chứng trăm năm cho cuộc hôn nhân của bạn. Trước khi đi đến đám cưới là một quá trình tìm hiểu yêu thương, có cả những nụ cười và cả những giọt nước mắt giận hờn cãi vã. Vì thế, chiếc nhẫn là cái kết viên mãn cho một cuộc tình, là kỷ vật để đánh dấu một chặng đường tình yêu với những buồn vui và cũng từ đây mở ra một cánh cửa mới. >>>>THAM KHẢO THÊM: Nhẫn kim cương? Hôn nhân khác với tình yêu, không chỉ có màu hồng với một chữ yêu mà còn phải có thêm chữ nhẫn. Nhẫn để khi chồng nóng vợ mềm mỏng dịu dàng, khi vợ sai chồng thứ tha nhường nhịn. Vị trí đeo nhẫn Văn hóa đeo nhẫn vốn có nguồn gốc từ Châu Âu. Các nền văn hóa trên thế giới có quan niệm khác nhau, song có 1 điểm chung, đó là nhẫn cưới sẽ được đeo trên ngón áp út của bàn tay phải hoặc bàn tay trái. 1 số quốc gia Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada chọn đeo nhẫn trên tay trái, vì tin rằng tĩnh mạch ở đây chạy thẳng tới tim, trong khi 1 số quốc gia Châu Âu khác như Đức, Phần Lan chọn đeo nhẫn trên tay phải. Ở một số quốc gia đeo nhẫn bên tay trái, sau khi người vợ/ người chồng mất, chiếc nhẫn của người qua đời sẽ được người còn sống đeo bên tay phải để thể hiện sự gắn kết không thể chia lìa giữa hai vợ chồng. Đối với người Việt Nam, dựa trên quan niệm xa xưa “nam tả, nữ hữu” mà nhẫn cưới thường sẽ được đeo vào tay trái của chú rể và tay phải của cô dâu. Tuy nhiên hiện nay, việc đeo nhẫn ngón áp út bàn tay nào hoàn toàn là lựa chọn theo ý thích của cô dâu, chú rể. Ngón tay được lựa chọn để đeo nhẫn là ngón áp út. Người La Mã xưa tin rằng, có các tĩnh mạch ở ngón tay thứ tư trên bàn tay trái được nối trực tiếp đến trái tim của một người. Với niềm tin này, họ gọi đây là “tĩnh mạch của tình yêu” và lý giải cho lý do tại sao đeo nhẫn ngón áp út? Còn người Phương Tây lại cho rằng có một sự liên kết giữa ngón áp út bàn tay trái và trái tim. Họ luôn tin có một mạch máu tình yêu giữa sự liên kết này và đó chính là lý do tại sao đeo nhẫn cưới áp út của bàn tay trái. Tham khảo thêm: Trang sức kim cương
18/09/2020
181 lượt xem
Kim cương được xem là biểu tượng của sự tinh khiết và trong trắng, là hiện thân của sức mạnh, quyền lực, sự giàu sang, lòng can đảm và là biểu tượng bất diệt của tình yêu. Để chọn cho mình những mẫu trang sức kim cương vẻ đẹp vĩnh cửu sang trọng bạn cần nắm vững những bước cần thiết để sở hữu bộ trang sức tinh tế cho mình. Thấu hiểu nhu cầu bản thân hoặc đối tượng được tặng Trang sức kim cương được mệnh danh là ‘nữ hoàng’ của các loại trang sức bởi sự lộng lẫy và vẻ đẹp đầy mê hoặc của nó. Mỗi viên kim cương có một độ tinh khiết, giác cắt, màu sắc khác nhau nên bạn cần tìm hiểu rõ đối tượng sẽ tặng, hoặc nếu bạn đang muốn chọn cho chính mình thì phải hiểu rõ nhu cầu của bản thân để chọn cho mình món trang sức kim cương phù hợp.Món trang sức ấy, bạn sẽ đeo trong dịp nào, sử dụng hàng ngày hay diện trong những dịp thật đặc biệt? Nó sẽ được phối hợp cùng với trang phục gì? Đó là những tiêu chí cơ bản để bạn lựa chọn. Nếu bạn chọn mua kim cương rời để gắn vào trang sức, điều cần quan tâm là size của viên kim cương rời phù hợp với thiết kế ổ hột kim cương của vỏ nhẫn, mặt dây chuyền hoặc bông tai…thì lúc này là lúc bạn nên chọn một vỏ nhẫn, vỏ mặt dây chuyền hoặc bông tai thật phù hợp. Còn nếu bạn chọn mua trang sức kim cương được chế tác sẵn, thì trang sức có ít hay nhiều họa tiết, đính một hay nhiều viên kim cương… là những yếu tố bạn nên chú ý. >>>>>XEM THÊM: Những điều cần biết về kim cương tấm Cân đối ngân sách của bạn Mua kim cương và trang sức kim cương thường là một trải nghiệm mới mẻ với đa số mọi người. Bạn nên dự trù trước ngân sách bạn có thể chi trả trước khi quyết định chọn viên kim cương hoặc trang sức kim cương phù hợp. Theo thống kê, các khách hàng thường lựa chọn sản phẩm trong khoảng 2 tháng thu nhập trở lên. Giá thành của một viên kim cương hoặc trang sức kim cương tỷ lệ thuận với chất lượng của nó. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn càng bỏ nhiều tiền lại có được sản phẩm ưng ý. Bạn nên xem xét các tiêu chí đánh giá chất lượng viên kim cương để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với khoản ngân sách của bạn. Nằm lòng nguyên tắc “4Cs và hơn thế” Đây là lúc bạn đang đứng trước một tủ trang sức kim cương sáng rực và đầy mê hoặc. Hãy thật bình tĩnh bạn nhé, quy tắc “4Cs và hơn thế nữa” sẽ giúp bạn chọn được viên kim cương phù hợp nhất. Quy tắc 4Cs có thể hiểu đơn giản như sau: Carat – Trọng lượng viên kim cương, Color – màu sắc viên kim cương, Clarity – Độ tinh khiết, Cut – Giác cắt của viên kim cương. +Carat Weight: Trọng lượng viên kim cương Đơn vị đo trọng lượng của viên kim cương là carat (ct). Hai viên kim cương có trọng lượng bằng nhau nhưng có thể trông không cùng một kích thước do các thông số hoặc cách cắt khác nhau. Ở Việt Nam, thông thường khách hàng quan tâm đến kích thước hơn là trọng lượng. Mặc dù vậy, kích thước và trọng lượng của viên kim cương có tỷ lệ thuận với nhau. +Color: Màu kim cương (hay nước kim cương) Nước kim cương được xác định trên cơ sở sự xuất hiện của các màu sắc. Viên kim cương càng ít màu thì càng hiển thị được nhiều màu lửa (sự phản xạ của ánh sáng) và càng được đánh giá cao. +Clarity: Độ tinh khiết Độ tinh khiết của viên kim cương được xác định bởi số lượng, kích thước và vị trí của các bao thể trong nó. Viên kim cương càng sạch càng có giá trị cao. +Cut: Chất lượng cắt Chất lượng cắt viên kim cương ảnh hưởng tới ánh lửa của viên kim cương. Một viên kim cương có nước tốt, độ tinh khiết tốt cũng có thể trông rất tệ (không phát được ánh lửa) nếu không được cắt tốt. Tìm hiểu thêm: Nhẫn kim cương
12/09/2020
243 lượt xem
Kim cương phân loại chất lượng dựa vào kích thước cùng nước màu kim cương. Do đó dù cùng một kích thước nhưng những viên kim cương sẽ có giá trị khác nhau nếu nó có nước khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết điều này trong bài viết sau. Tham khảo thêm: Nhẫn kim cương Nước kim cương là gì? Kim cương tự nhiên được hình thành trong điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định. Quá trình này tùy vào điều kiện môi trường, mà viên kim cương được hình thành có màu sắc và kích thước khác biệt. Trong thực tế, kim cương hiếm khi không có màu sắc, những màu này là sắc màu tự nhiên của viên kim cương. Trải dài từ xám, trắng, vàng, xanh (xanh lục, xanh lá…), nâu, hồng. Một viên kim cương được xác định giá trị dựa vào màu sắc, bởi sẽ có những màu hiếm (đỏ, trắng) hoặc những màu đặc trưng (vàng, xanh…). Vậy kim cương nước gì là tốt nhất? là nước kim cương có những thang đo tiêu chuẩn nào? Kim cương nước nào là tốt nhất? Tiêu chuẩn đánh giá giá trị của một viên kim cương là dựa vào tiêu chuẩn 4C: cut (giác cắt), carat (trọng lượng), clarity (độ tinh khiết) và color (nước). Viện Đá quý Hoa Kỳ đưa ra tiêu chuẩn xác định nước kim cương, để từ đây các đơn vị cũng như các nhà nghiên cứu có nền tảng nghiên cứu và đánh giá chất lượng kim cương phù hợp. Tìm hiểu thêm: Vỏ nhẫn kim cương Kim cương chuẩn nước L – màu nhạt đến rất nhạt Kim cương chuẩn màu L trở lui có tông màu ấm và có thể nhìn thấy điều này bằng mắt thường. Định giá thì kim cương này có giá trị thấp nhất, chỉ bằng ½ giá thành cùng kích cỡ với kim cương chuẩn màu L. Kim cương chuẩn nước K – màu mờ nhạt Kim cương chuẩn nước K được định giá giá trị dựa trên trọng lượng (carat) khi so cùng các nước kim cương khác. Màu sắc tương đối mờ nhạt nên chúng thường khó phân biệt hơn cả, đặc biệt khi so cùng các viên kim cương có nước màu gần tương đồng. Kim cương chuẩn nước J – gần như không màu Mắt thường sẽ rất khó phân biệt và xác định kim cương chuẩn nước J bởi tông màu tương đối nhạt, đặc biệt so với kim cương có nước I. Kim cương nước J khi kết hợp cùng nhẫn vàng sẽ đem lại màu sắc đẹp nhất. Kim cương chuẩn nước I – gần như không màu Kim cương chuẩn nước I có một giá trị lớn, sự khác biệt về màu sắc của kim cương chuẩn nước I chỉ có thể nhìn thấy nếu đặt cạnh kim cương chuẩn nước H. Lớp kim cương này phù hợp khi kết hợp các sản phẩm có màu sắc vàng hoặc sắc màu tương đồng như thế. Sắc màu này đem đến cho người dùng một lựa chọn không thể tuyệt vời và giá trị hơn. Kim cương chuẩn nước H Kim cương chuẩn nước H có một giá trị tuyệt vời bởi sắc màu của nó dường như rất khó phân biệt. Sự khác biệt chỉ có thể xảy ra nếu đặt cạnh nó một viên kim cương có cấp nước cao hơn. Thông thường, sự khác biệt rõ ràng nhất nếu người dùng đặt cạnh một viên kim cương chuẩn nước H hoặc G. Kim cương chuẩn nước G – trong veo Kim cương chuẩn nước G có một vẻ đẹp hoàn thiện, sáng trắng tự nhiên. Điều này khiến nhiều khách hàng cảm thấy tương đối khó khăn khi phân biệt kim cương chuẩn nước G. Kim cương chuẩn nước F – trong vắt Nhiều nhà nghiên cứu đá quý dễ nhầm tưởng, và xem đây là kim cương chuẩn nước E, D. Nhưng thực tế kim cương chuẩn nước F có một chút vàng trắng hoặc bạch kim. Sự tinh khiết mà kim cương chuẩn nước F đem đến cho người dùng, là một lựa chọn vô cùng giá trị. Trong thực tế mắt của một người dùng bình thường khó có thể phân biệt chính xác kim cương chuẩn nước F là gì và như thế nào. Về mặt giá trị, kim cương chuẩn nước F được dùng nhiều trong những sản phẩm trang sức có giá trị cao. Kim cương chuẩn nước E – không màu Tương tự như kim cương chuẩn nước D, kim cương chuẩn nước E tương đối khó hiếm. Sự khác biệt giữa hai nước này cũng khó kiểm chứng bằng mắt thường, chính vì thế mà nhiều khi việc phân định trở nên khó khăn và đánh tráo lại rất dễ dàng. Kim cương chuẩn nước D – hoàn toàn không màu Kim cương chuẩn nước D được xem là loại giá trị cao và hiếm có nhất. Loại này không thể dùng tiền mà sở hữu ngay được. Trên thị trường trang sức đá quý, đây được xem là lựa chọn giá trị bậc nhất. Một viên kim cương chuẩn nước D sẽ có một sự trong vắt hoàn toàn không pha lẫn thêm màu sắc khác. Xem thêm: Trang sức kim cương
10/09/2020
222 lượt xem
Được mệnh danh là nữ hoàng trong thế giới trang sức xa xỉ, biểu tượng của sức mạnh và tình yêu vĩnh cửu, bởi thế nên trang sức kim cương luôn là niềm đam mê và kiêu hãnh bất tận của phái đẹp may mắn sở hữu nó.Cao Diamondxin chia sẻbí quyết chọn nhẫn kim cương phù hợp theo dáng ngón tay. Bí quyết chọn nhẫn kim cương phù hợp theo dáng ngón tay Dáng tay quyết định đến việc bạn sẽ chọn nhẫn đeo như thế nào, vì thế cần phải hiểu được dáng tay thì mới có thể chọn được kiểu nhẫn cho phù hợp. Vì thế, nếu như bạn muốn biết cách chọn nhẫn thì hãy cùng với chúng tôi cùng xem ngay những bí quyết chọn nhẫn kim cương phù hợp theo dáng ngón tay dưới đây nhé. +Dáng tay búp măng Nếu bạn đang sở hữu dáng tay búp măng, chúc mừng bạn, bạn có thể chọn lựa thoải mái với bất cứ kiểu nhẫn nào đó cũng được. Dáng tay này có thể phù hợp với tất cả những kiểu nhẫn đẹp khác nhau. Chỉ cần bạn thích là được. +Nhẫn kim cương cho người có bàn tay thon dài Nếu bạn là người có ngón tay thon dài thì quả thật rất may mắn, ngón tay thon dài lý tưởng cho tất cả các kiểu nhẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn sở hữu đôi bàn tay thon dài, nếu bạn điểm thêm vài món trang sức cho đôi tay chắc chắn tay bạn sẽ đẹp hơn rất nhiều.Với những người có ngón tay dài bạn có thể phù hợp với nhiều kiểu dáng nhẫn, ngay cả những dáng nhẫn thời trang độc lạ. Do đó bạn có thể thử nhiều mẫu từ cơ bản đến các mẫu đặc biệt cho đến khi chọn được mẫu ưng ý nhất. Một số kiểu nhẫn có đính đá to, nhiều viên đá hoặc kim cương…có thể sẽ là sự lựa chọn độc đáo, giúp đôi tay của bạn trở nên cuốn hút và nổi bật hơn rất nhiều. >>>THAM KHẢO THÊM:Trang sức kim cương Kiểu cắt bo góc làm đường nét viên kim cương trở nên mềm mại mà vẫn khác biệt rõ nét so với kiểu kim cương cắt tròn. Viên kim cương này tượng trưng cho sự lãng mạn của người phụ nữ nào mang nó trên tay. Nhẫn cưới princess với hình dáng vuông vắn và tinh xảo của viên kim cương là lựa chọn của những cô dâu vừa trân trọng nét truyền thống, vừa muốn một chút khác biệt nhỏ để tạo điểm nhấn. +Nhẫn cho người có bàn tay mũm mĩm Kiểu ngón tay này rất khó chọn nhẫn vì dễ làm bàn tay có cảm giác ngắn và mập hơn, tập trung điểm yếu của ngón tay. Do đó, người có ngón tay múp cần lưu ý chọn nhẫn cưới tạo cảm giác ngón tay dài hơn bằng kiểu nhẫn có đá quý dạng dài. Chú ý chọn nhẫn ít họa tiết và đính nhiều hột xung quanh. Đối với nhẫn cưới, tránh chọn nhẫn quá dài và bó chặt ngón tay sẽ tạo cảm giác ngón tay ngắn hơn. +Chọn nhẫn cho bàn tay to, ngón thô và móng rộng Nếu bạn đang sở hữu một dáng tay to, ngón thô và móng rộng, hãy dũa móng tay hơi tròn và sử dụng màu sơn đậm và chừa ra hai bên để móng nhỏ lại. Nếu chọn nhẫn, chú ý chọn loại có kích thước bản mặt nhẫn vừa phải, mặt đá hình thoi hay hình oval đều được. +Nhẫn cho người có bàn tay gầy xương Những người có bàn tay gầy và xương không nên chọn những mẫu nhẫn kích thước quá lớn vì khi đó bàn tay sẽ trở nên lạc lõng trong chiếc nhẫn cho dù nó vừa tay đến đâu. Điều lưu ý tiếp theo khi chọn nhẫn bạn sẽ được tư vấn mua nhẫn cưới rất kỹ là không nên chọn mặt đá quá cầu kỳ mà nên ưu tiên chọn nhẫn trơn có kích thước vừa vặn, không quá to hay quá mảnh. Nếu thích nhẫn có đá thì các chi tiết khác cần có sự hài hòa, đơn giản, sử dụng viên đá nhỏ khảm trên thân nhẫn để tránh vướng víu, bất tiện khi sử dụng và không gây chú ý nhiều ở ngón tay.
09/09/2020
187 lượt xem
Kim cương không chỉ là biểu tượng của sự hoàn hảo, tinh khiết mà còn là sự gắn kết giữa sức mạnh và sự máy mắn. Kim cương được mệnh danh là nữ hoàng trong thế giới đá quý xa xỉ, bởi không chỉ là một món đồ trang sức đắt đỏ mà còn được xem là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh cửu và bất diệt. CùngCao Diamondđiểm qua vẻ đẹp vượt thời gian của những viên kim cươngtrong bài viết dưới đây nhé. Vẻ đẹp của viên kim cương tác phẩm từ lòng đất Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon, chúng có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ rất tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được hình thành đầu tiên vào khoảng 2.5 tỉ năm trước và mỏ kim cương được cho là ra đời muộn nhất cũng đã 45 triệu năm tuổi. Những nghiên cứu khoa học cho thất, cacbon hình thành nên kim cương có nguồn gốc từ lớp đá trên bề mặt trái đất. Dưới nhiệt độ và áp suất rất cao, cacbon chuyển hóa thành kim cương. Kim cương vẻ đẹp vượt thời gian Chính bởi để hình thành nên phải trải qua một quá trình kiến tạo lâu dài chính bởi vậy mà khi sở hữu một viên kim cương, đồng nghĩa với việc sở hữu một vẻ đẹp vĩnh cửu, bất diệt và không có gì so sánh được. Kim cương được mệnh danh là “nữ hoàng đá quý” là vật liệu tự nhiên cứng nhất trên Trái Đất với đặc tính “bất khả chiến bại” không bị ảnh hưởng bởi các tác động của môi trường, không phản ứng với hầu hết các chất hóa học. Nhờ những tính chất vật lý tuyệt vời, vẻ đẹp của kim cương được lưu giữ vĩnh cửu bất chấp sự bào mòn của thời gian. Một viên kim cương hoàn hảo phải mang sắc màu trong suốt thuần khiết, hoàn hảo không tì vết. Từ hàng năm trước, trang sức kim cương đã trở thành biểu tượng vĩ đại cho nhan sắc và đẳng cấp của những người phụ nữ thượng lưu. >>>>>Xem thêm:Trang sức kim cương
08/09/2020
133 lượt xem
Kim cương Baguette là một giác cắt kim cương vô cùng đặc biệt, được phát triển từ kiểu cắt hình vuông. Đây là một kiểu cắt rất đặc biệt và thịnh hành từ nhiều thế kỷ trước. Hãy cùng tìm hiểu về kiểu cắt này trong bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé. Kim cương Baguette là gì? Baguette diamond là gì? Baguette là một từ gốc của Pháp có nghĩa là thanh dài, từ này thường được dùng để định danh cho loại bánh mỳ truyền thống của Pháp. Giác cắt kim cương Baguette thường bị nhầm lẫn với giác cắt kim cương Emerald vì có hình dáng giống nhau. Tìm hiểu thêm: Vỏ nhẫn kim cương Đá baguette là gì? Trong chế tạo đá quý, khái niệm này dùng để chỉ kiểu cắt viên đá quý thành viên dài như hình chữ nhật. Hình cắt này tượng trưng cho sự nữ tính, trí tuệ thông thái và linh hoạt trong hành xử. Còn trong phong trào Art Deco – nó lại gắn liền với sức trẻ, sự tươi mới. Chính vì thế, thiết kế này đem đến thông điệp về sự tươi sáng, mới mẻ nhưng cũng rất sáng tạo và trí tuệ. Kiểu cắt này được gắn trong những mẫu trang sức từ cấp thấp đến bình dân để tôn vinh vẻ đẹp của trí tuệ và sự phá cách. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu của những người làm trong lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật như ca sĩ, diễn viên… để gửi gắm thông điệp về sự phát triển. Kiểu cắt baguette này tận dụng tối đa diện tích của viên đá quý bằng việc giảm lần lượt diện tích của các mặt đá theo một nhịp độ có sẵn. Đây là kiểu cắt phù hợp với những viên đá dạng thô, hoặc cấu trúc không cân xứng. Đặc điểm của nhẫn kim cương Baguette Ứng dụng thực tế nhất của kim cương giác cắt baguette đó là gắn vào các kiểu nhẫn nhằm tạo nên một chiếc nhẫn hoàn thiện và mang tính thẩm mỹ cao. Tham khảo thêm: Nhẫn kim cương Một viên kim cương Baguette có 14 mặt cắt, điều này giúp việc hấp thụ ánh sáng cùng việc tán xạ ánh sáng rất tốt. Trong điều kiện tự nhiên, khi ánh sáng chiếu vào ta sẽ có được một sự lấp lánh đầy nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Chính vì thế, những chiếc nhẫn đính đá cắt theo kiểu Baguette luôn có một vị trí rất đặc biệt trong lòng người dùng. Bởi đây là lựa chọn của tính sáng tạo và ưu việt của người dùng, giúp bản thân họ phát huy tối đa giá trị của bản thân mình. Bên cạnh đó, không thể không kể đến hiệu ứng nhà gương – sự tương phản của góc sáng và góc tối khi nghiêng viên đá dưới ánh sáng tự nhiên. Điều này giúp sự tán sắc được phát huy trọn vẹn, giá trị của viên đá cùng chiếc nhẫn cũng được tối ưu hơn hẳn so với các loại đá quý cùng nhẫn đá khác trên thị trường. Cho nên, tuy trên thị trường tuy không phổ biến kiểu nhẫn này. Nhưng không vì thế mà các cửa hàng lâm vào tình trạng ế ẩm, người dùng không vì thế mà chẳng mặn mà. Có thể nói rằng, nếu không dùng thì thôi, chứ một khi đã sử dụng thì ai cũng có một chút gì đó cá tính, chất riêng trong phong cách cả. Xem thêm: Trang sức kim cương vẻ đẹp vĩnh cửu
26/08/2020
139 lượt xem
Kim cương VVS – Đã bao giờ khi đi mua kim cương, hay các sản phẩm trang sức từ kim cương và bạn nghe đến tiêu chuẩn VVS1 hay VVS2 chưa? Thực tế, hai chỉ số này khiến giá trị của mỗi một viên kim cương thay đổi rất nhiều. Chi tiết hãy cùng tham khảo trong bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé. Tham khảo thêm: Trang sức kim cương Kim cương VVS là gì? VVS là giá trị thể hiện độ tinh khiết của kim cương, trong đó có những tạp chất vô cùng nhỏ, những lỗi và chỉ có thể phát hiện khi phóng đại viên kim cương lên khoảng 10 lần. Kim cương VVS1 Kim cương có giá trị tinh khiết VVS1 sẽ có những cặn bẩn, vết xước lệch tâm, không tích tụ lại một điểm. Do đó giá trị do với kim cương VVS2 cũng sẽ hơn chừng 5 – 10%. Kim cương VVS2 Kim cương có giá trị tinh khiết VVS2 có số lượng cặn bẩn nhiều hơn VVS1, và gần tâm hơn. Tức rằng những cặn bẩn này có xu hướng tích tụ và dễ nhìn thấy hơn VVS1. Do đó, như trên thì giá trị kim cương VVS2 không được bao bằng kim cương VVS1. Tựu trung lại, kim cương VVS1 và VVS2 có một sự khác biệt không đáng kể, giá trị theo đó cũng không khác biệt là bao. Tuy thế, người dùng không nên quá phân vân lựa chọn giữa hai tiêu chuẩn này, bởi rằng đây đã là tiêu chuẩn tinh khiết cao cấp và người dùng khó có thể cảm nhận trọn vẹn bằng mắt thường rồi. Tìm hiểu thêm: Kim cương thiên nhiên Bốn tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của một viên kim cương là gì? Kim cương trên thị trường, dù là kim cương Moissanite hay là kim cương tự nhiên cũng đều được đánh giá trên bộ tiêu chuẩn 4C. Sự sai khác giữa các viên kim cương theo những tiêu chuẩn này, sẽ tác động đến giá trị thực tế của mỗi một viên kim cương. Chi tiết về tiêu chuẩn này như sau: + Colors – Màu sắc Kim cương dựa theo màu để xác định giá trị thì kim cương có màu trong suốt, trong vắt sẽ có giá trị cao nhất. Vì thế khi đánh giá chất lượng của kim cương, người ta dựa vào sự thiếu vắng sắc màu trong mỗi viên đá quý. Thang đo tiêu chuẩn theo màu sắc là từ D đến Z, trong đó viên kim cương xếp hàng D sẽ là viên không màu, còn về gần Z là sẽ ám vàng. + Carat weight – Trọng lượng Đây được xem là yếu tố điển hình và phổ biến khi nhắc về kim cương trong giao thương. Tiêu chuẩn này sẽ quy định mỗi 200 gram kim cương là bằng 1 carat, cứ như thế mà nhân lên và giá trị cũng vì thế mà tăng dần. Có thể nói, carat là đại lượng xác định giá trị của kim cương nổi bật và được nhiều người biết cũng như lựa chọn nhất. + Cut – Giác cắt Trên thị trường hiện nay có khoảng 10 giác cắt kim cương nổi bật, trong đó giác cắt tròn là giác cắt giá trị nhất giữa các viên kim cương có cùng khối lượng carat. Từ một viên kim cương thô mà người ta sẽ cắt, gọt nó thành một viên kim cương với những góc lấp lánh vô cùng đặc trưng. Qua đó mà người dùng được cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp và tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm rất nhiều. +Clarity – Tinh khiết Kim cương tự nhiên hay kim cương Moissanite được hình thành với áp lực cùng nhiệt độ trong một thời gian dài, do đó không tránh việc có những cặn, bụi bẩn lọt vào trong viên kim cương khi hình thành. Tiêu chuẩn độ tinh khiết sẽ xác định sẽ nhiễm bụi, trầy xước của viên kim cương mà qua đó tác động đến giá trị của sản phẩm. VVS1 hay VVS2 cũng từ đây mà ra, bởi đây chính là hai giá trị trong tiêu chuẩn này. Xem thêm tại: Kim cương VVS1 và VVS2
07/08/2020
168 lượt xem
Kim cương là một loại đá quý có lẻ không còn xa lạ gì với bất kỳ ai, tuy nhiên có khá nhiều người vẫn thắc mắc rằng kim cương có phải kim loại và nó có thể dẫn điện được như đồng, sắt hay không? Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại đá quý này, sau đây bài viết: Kim cương có phải kim loại? Có dẫn điện được không? xin được chia sẻ đến bạn một số nội dung hữu ích. Mời các bạn cùng xem! Kim cương có dẫn điện được không? Để biết kim cương có tính dẫn điện hay không chúng ta hãy đi tìm hiểu những tính chất vật lý đặc biệt của kim loại cứng này trước đã nhé. Tính chất vật lý của kim cương: + Độ cứng: Là một loại kim loại có độ cứng cực kỳ cao mà không kim loại nào sánh bằng. Với độ cứng là 10/10 trong thang độ cứng Mohs cho các khoáng vật. Với độ cứng tốt người ta thường sử dụng nó trong ngành công nghiệp, được dùng để đánh bóng, cắt mọi bề mặt, ngay cả một viên kim cương khác. Xem thêm: Nhẫn cưới kim cương Các ngành công nghiệp thường sử dụng kim cương giống như mũi khoan, lưỡi cắt hay bột mài. Độ cứng của kim cương cũng khiến cho nó phù hợp hơn với vai trò của một món trang sức. Bởi vì nó chỉ có thể bị làm trầy bởi một viên kim cương khác nên nó luôn luôn sáng bóng qua thời gian. + Độ bền nhiệt độ: Kim cương khi ở nhiệt độ và áp suất bình thường thì chỉ có thể biến thành than sau một khoảng thời gian bằng khoảng thời gian để vũ trụ hình thành cho tới nay (15 tỷ năm). Còn khi kim cương ở áp suất khí quyển (tức là 1 atm) thì kim loại này sẽ không ổn định và rất dễ bị phân hủy. Trong điều kiện đầy đủ oxy và nhiệt độ khoảng chửng 800 độ C thì kim cương có thể bị cháy. + Màu sắc: Kim cương có rất nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh, màu đỏ, cam, tía, hồng, vàng, đen, nâu hay không màu. Kim cương thiên nhiên thường bị lẫn tạp chất và chính những tạp chất ấy tạo lên màu sắc rực rỡ cho chúng. Thông thường Nitơ chính là nguyên nhân dẫn đến kim cương có màu sắc. + Độ giòn: Vì có vật rắn có độ cứng cao, nên những viên kim cương này có độ giòn chỉ đạt ngưỡng trung bình. Tuy nhiên, do cấu trúc tinh thể của kim không chống chịu tốt dễ bị phá vỡ, do đó kim cương cũng có thể bị vỡ trong quá trình sử dụng. Tham khảo thêm: Kim cương thiên nhiên + Tính chất quan học: Như các bạn đã thấy kim cương thường sáng lấp lánh, các màu sắc của kim loại tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn người nhìn. Bởi vì kim cương có tính chất quang học, có khả năng tán sắc tốt, do có chiết suất biến đổi nhanh với bước sóng ánh sáng. Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường thì phần lớn các kim cương đều không phát sáng, trừ ánh sáng xanh dương mới có thể phát quang nhiều màu hơn. + Tính dẫn điện: Đa phần thì các loại kim cường đều cách điện tốt, tuy nhiên trừ kim cương xanh – vì kim loại này là một chất bán dẫn, có chứa nguyên tử Bo tạp chất, là một chất cho điện tử và tạo ra một chất bán dẫn loại p. Tuy nhiên, các loại kim cương màu xanh dương không chứa tạp chất bo, như loại khai thác ở mỏ kim cương Argyle tại Úc, có màu như vậy là do chứa nhiều hiđrô nên là một chất cách điện. Tính dẫn nhiệt: Không giống như những chất cách điện tốt khác, kim cương là một chất truyền nhiệt tốt bởi vì các nguyên tử được liên kết chặt chẽ với nhau. Hầu hết các viên kim cương xanh có chứa bo thay thế cho cacbon trong mạng nguyên tử cũng có khả năng truyền nhiệt cao. Một viên kim cương nhân tạo nguyên chất có hệ số truyền nhiệt vào khoảng 2.000-2.500 W/(m.K), cao gấp 4 đến 5 lần so với đồng và là cao nhất trong tất cả những chất đã được biết trong nhiệt độ phòng. Do đó, người ta dùng nó trong những thiết bị bán dẫn để giúp cho silic và các vật liệu bán dẫn khác không bị quá nóng. Mức năng lượng các lỗ trống trên kim cương vào khoảng 5,4-6,4 eV. Với những tính chất ở trên thì có lẻ các bạn đã biết kim cương là kim loại cách điện tốt. Tuy nhiên nếu ở dạng than chì thì nó có thể dẫn điện được nhé. Bởi vì than chì có thể dạng lớp có nhiều electron tự do nên dễ bong và dẫn điện. Nhưng khi đem than chì ở điều kiện nhiệt độ, áp suất cao khiến các tinh thể bị vỡ ép ra tạo thành kim cương thì cách mạng tinh thể này còn rất ít electron. Chính xác là kim cương lúc này này không còn các electron nên không dẫn điện được và độ cứng rất cao. Xem chi tiết hơn tại đây: Kim cương có dẫn điện được không
06/08/2020
132 lượt xem
Cách tháo nhẫn bị chật dễ dàng - How to remove a stuck ring. Nhẫn là vật bất ly thân của bất cứ ai, nhất là phụ nữ. Trong một số trường hợp nhẫn bị kẹt không tháo ra được như khi lên cân, có em bé, hay lỡ đeo một chiếc nhẫn hơi chật. Mẹo đơn giản để tháo nhẫn an toàn và không bị đau dưới đây: 1. Xoay qua, xoay lại chiếc nhẫn nhẹ nhàng để lấy ra từ từ bằng ngón trỏ và ngón cái như hình dưới đây. Lưu ý không làm xoay quá nhiều lần vì sẽ làm trầi da và sưng ngón tay. Xoay nhẹ nhẫn để lấy ra từ từ. Xoay nhẹ nhẫn để lấy ra từ từ Xem thêm: Cách sử dụng và bảo quản trang sức kim cương 2. Dùng chất bôi trơn thoa lên ngón tay để lấy nhẫn ra: Xà phòng, dầu gội đầu, kem dưỡng da, dầu ăn, mỡ, bơ, sáp mỡ. Dùng chất bôi trơn để tháo nhẫn 3. Ngâm tay trong nước lạnh trong một vài phút rồi nhẹ nhàng tháo nhẫn ra. Ngâm tay trong nước lạnh Ngâm tay trong nước lạnh 4. Dùng chỉ nha khoa quấn quanh ngón tay đeo nhẫn và xỏ qua bên dưới chiếc nhẫn để lấy nhẫn ra. Xỏ chỉ nha khoa qua giữa chiếc nhẫn và ngón tay Tìm hiểu thêm: Kim cương là gì Quấn chỉ nha khoa quanh đốt ngón tay Kéo chỉ nha khoa để tháo nhẫn raTrường hợp đã sử dụng tất cả các cách mà vẫn không lấy ra được, bạn nên ra tiệm kim hoàn để thợ cắt nhẫn bằng kìm chuyên dụng.Sau khi lấy được chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay bạn nên làm những việc sau: Lau sạch ngón tay phần đeo nhẫn và kiểm tra vết trầy xước Không đeo lại nhẫn cho đến khi chỉnh lại ni (size) nhẫn Nếu tay bị sưng tấy phải chờ khỏi hẳn mới đeo nhẫn. Xem thêm: Nhẫn cưới kim cương
Xóa bài viết diễn dàn
X
Khi thực hiện xóa bài viết bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa bài viết này không?