Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
LữKhách
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 10/8/2010

Tổng Lượt Xem:  5385

68 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá
Bài viết diễn đàn Có 5 bài viết diễn đàn
19/08/2010
999 lượt xem
Chiều 16-8, tại "hồ tử thần” tức hồ đá thuộc địa bàn xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, liền kề với làng đại học (ĐHQG TP.HCM), một nhóm sinh viên tự làm hoa đăng và thả xuống xuống hồ tưởng nhớ cho em My (12 tuổi), nạn nhân mới chết tại hồ “tử thần” ngày 6-8. Nhóm bạn này đều là sinh viên của các trường ĐH xung quanh làng ĐH như ĐH Bách Khoa, ĐH An ninh, ĐH KHXH&NV… và chơi khá thân với em My từ năm 1, khi ra hồ đá hóng mát. Bạn N. (sinh viên Trường ĐH An ninh) nói: “Mỗi lần My quen một anh chị mới, My đều viết tên ra một quyển sổ. Lúc nãy mình vô nhà ngoại My thấy quyển vở ghi rất nhiều tên các bạn sinh viên My đã quen”. Có hai bạn tự làm những bông hoa đăng bằng giấy và đốt nến thả xuống nơi người ta vớt được thi thể của My. Vừa thả các bạn vừa trò chuyện với My: “Em ở nơi xa nhớ vui nha”, “Anh chị nhớ My nhiều”… Được biết, nhóm bạn này không có mặt hôm My mất, lại bận việc học hành thi cử, nhiều bạn về nhà nên đến hôm nay mới đến đốt hoa đăng cho My được. Gương mặt bạn nào cũng buồn và đầy tâm trạng khi nói về My, một em bé hiền lành, vui vẻ… Hồ “tử thần” nhiều năm nay đã cướp đi hơn 40 sinh mạng của các bạn trẻ, đa số là sinh viên, học sinh nhưng hằng ngày vẫn có nhiều bạn vô tư phá rào vô tắm, bơi lội hay chuyện trò, tâm sự.  (sưu tầm) 
11/08/2010
729 lượt xem
Bước chân vội vã ra khỏi nhà mỗi sáng đi làm hay mệt mỏi chạy xe lúc tan tầm trở về, tôi không mấy để ý đến những con người quanh mình cũng đang xuôi ngược trên đường. Vốn dĩ sống ở nơi thành phố phồn hoa và năng động nhất cả nước, bạn không thể chậm hơn ai dù chỉ một bước để cạnh tranh và đua cùng chính năng lực của mình. Thi thoảng bắt gặp đâu đó góc đường những cậu bé đánh giầy thất thểu hay những cụ già khất thực lom khom bước qua vạch sơn ở ngã tư nào đó, tôi lại có đôi chút nao lòng. Nhưng rồi những mưu toan cuộc sống, trách nhiệm hoàn thành công việc, những khi rã rời mà vẫn phải gượng đứng dậy vượt qua bản thân,.. vẫn lại xô đẩy người ta xa rời khối tình cảm thân thiện trong tim mỗi người. Chừng đó áp lực cũng đè nặng lên vai bất kì ai và hầu như chỉ chờ chực đến một thời điểm mệt mỏi đến cùng kiệt mà vỡ òa ra ; như những lúc cô đơn trở về nhà, những dịp cuối tuần lẻ loi, những hạnh phúc nhỏ bé bên gia đình bắt gặp ở đâu đó và nhớ … Thời gian xa gia đình có lẽ là thời gian tôi nhận ra nhiều điều không trường lớp nào dạy bảo. Đó là tình yêu của cha mẹ cho con cái, là tình máu mủ ruột thịt “anh em như thể tay chân” gắn kết với mỗi người ngay cả khi đã dặm dài cách xa. Và cho đến bây giờ, người tôi nhớ nhất, hướng về mỗi lúc vấp váp trong đời là ba tôi. Tôi từng có những ngày thơ bé dại khờ. Có những giận dỗi trẻ con. Có lúc ích kỷ, niềm vui không muốn sẻ chia. Sống trong tình yêu của người thân gia đình, tôi cứ mãi muốn nhỏ bé hoài giữa những cái bóng lớn ấy để được dựa dẫm, được chăm lo từng ngày. Điều mà tôi giữ lại nhiều nhất đến lúc này có lẽ là những lời khuyên bảo của chị và lời răn dạy của ba. Thường người ta không mấy khi nhận ra giá trị của nó, cho đến khi thực sự một mình đứng giữa cuộc đời. Tôi cũng vậy. Cho đến ngày dám tự mình bon chen giữa dòng đời, giữa thật giả và đen trắng lẫn lộn, giá trị của những lời ba nói mà tôi những tưởng là quá vãng lại là nguồn động lực lớn giúp tôi vượt qua thử thách. Và tôi gắng gượng làm lại, đứng dậy và tin rằng ba luôn bên cạnh Nhưng chợt một ngày tôi hay tin ba ngã bệnh! Tôi đột nhiên trở nên lo lắng và mong ước trở về gia đình, trở về bên ba. Ý nghĩ muốn trở về quê thăm ba trỗi dậy. Cùng với nó là những ký ức về ba vụt tái hiện lại. Tôi đã từng nghĩ ba ghét mình vì ba rất hay cằn nhằn mỗi khi tôi trốn học hay la rầy mỗi tối tôi trở về nhà sau cả ngày chơi dài. Thậm chí có lúc tôi thấy mình không hề được tôn trọng khi muốn làm việc này việc khác. Có vẻ như tôi xử sự như cách người ta vẫn thấy ở một đứa trẻ. Vào thời điểm biết tin ba ốm phải vào viện mà tôi thì ở xa nhà là lúc tôi suy nghĩ và trưởng thành lên nhiều nhất. Tình cảm nào cũng thật đáng trân trọng nhưng với tôi thì tình cảm hướng về gia đình, về mái nhà thân yêu là tình cảm thiêng liêng nhất. Tôi yêu những ngày thơ ấu bên gia đình, nhưng lại càng thêm biết trân trọng nó hơn khi giờ đây đã một mình bước ra cuộc sống một cách tự lập và dám dấn thân.
10/08/2010
954 lượt xem
Có thể kịch bản phim ấy được viết ra từ cảm hứng của một câu chuyện có thật ngoài đời, cũng có thể hoàn toàn là sản phẩm từ trí tưởng tượng của biên kịch…nhưng cho dù như thế nào đi nữa, những chi tiết của tình mẫu tử trên phim vẫn luôn nằm trong số những tình huống làm khán giả dễ rơi nước mắt nhất. Và hơn thế, những chi tiết ấy còn là những bài học đầy giá trị trong cuộc sống… Có lẽ một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất trong bộ phim My Sister's Keeper (2009) là khi người mẹ trẻ Sara (Cameron Diaz)cạo trọc đầu, để cho mình được giống như cô con gái Kate- mắc căn bệnh ung thư- sau những đợt xạ trị thuốc đã không còn giữ được mái tóc đẹp đẽ ngày xưa nữa. Chắc không ít khán giả sẽ bật cười khi ống kính zoom lại hình ảnh của Sara đầu trọc, nhưng rồi ngay lập tức thấy trái tim mình thổn thức ngay vì sự hi sinh đến mức dũng cảm của người mẹ, muốn cho con mình không cảm thấy lạc lõng với chính người thân trong gia đình. Khi bộ phim My Sister's Keeper được trình chiếu, nhiều luồng khen chê khác nhau của khán giả bình luận về tình cảm có phần khắc ngiệt của Sara. Bởi vì cách mà Sara thụ tinh nhân tạo để sinh cô con gái út Anna – chỉ nhằm mục đích dùng Anna trong việc chiết xuất máu hay tủy để hỗ trợ cho việc điều trị cho Kate. Một trong những xung đột lớn nhất của phim là lúc Anna nhận ra mình phải chấp nhận hiến một quả thận cho Kate để duy trì sự sống cho chị gái. Không thể chấp nhận điều thiệt thòi lớn lao này, Anna đã đi mướn luật sư để kiện chính mẹ mình trong việc áp đặt đứa con- là Anna- phải làm điều mà cô bé không hề muốn chút nào… Đoạn kết của My Sister's Keeper là một đoạn kết nồng ấm mà khán giả khó đoán được, bởi màn kịch rất xúc động do chị em Kate và Anna thỏa thuận với nhau để qua mặt mẹ Sara. Bộ phim chuyển đi một thông điệp mạnh mẽ với những nạn nhân của căn bệnh ung thư, và trên hết là tình thân chiến đấu ngoan cường với căn bệnh tai quái này của người mẹ Sara khi thấy con mình hấp hối từng ngày. Bỏ công việc của một luật sư để sát cánh với từng niềm vui nỗi buồn của con kể từ ngày con mắc bệnh, có thể căn bệnh của Kate rồi sẽ không thể cứu chữa được nhưng chắc chắn từng ngày cô bé đều tìm thấy được niềm hi vọng vui sống từ chính người mẹ đầy quả cảm của mình… Kate đã được Sara dạy cách không chấp nhận thất bại nếu mình vẫn còn có thể chiến thắng. Bộ phim The Karate Kid (2010) đang trình chiếu ngoài rạp Việt Nam rất nhiều lần khiến khán giả bật cười vì chuyện cậu bé Dre (Jaden Smith) cứ mỗi lần về nhà là lại quăng ngay chiếc áo khoác của mình xuống sàn. Việc nhặt chiếc áo lên và móc nó lên cây móc đồ là việc của bà mẹ Sherry chứ không phải là của cậu. Thế nhưng “mưa dầm thấm lâu”, không thể chiều con mãi được, Sherry buột Dre phải tự nhặt áo của mình lên bởi vì đó chính là chiếc áo của cậu. Không thể bắt người khác làm một công việc – hết lần này đến lần khác- mà lẽ ra phải tự làm vì đó là phần việc của mình. Cảnh Dre học võ với ông thầy Mr. Han chỉ có mỗi động tác cởi áo ra, thả áo xuống đất, rồi móc lên thanh gỗ dùng để luyện võ… cả tuần liền chỉ nhằm thể hiện được điều đơn giản nhất mà chính người mẹ Sherry dạy cho đứa con trai duy nhất của mình- hãy học cách tôn trong mình thì con sẽ biết cách tôn trọng người khác. Sợ hãi, đó chính là thứ cảm giác thử thách tốt nhất bản lĩnh của con người. Và câu chuyện của người mẹ Meg (Jodie Foster) trong bộ phim Panic Room (2002) chính là dạy cho đứa con gái đang mắc bệnh tiểu đường cách chiến thắng nỗi sợ hãi để tồn tại giữa lằn ranh của sự sống và cái chết. Hai mẹ con Meg và Sarah dọn đến một căn nhà thuê để ổn định cuộc sống mới. Mọi chuyện dường như đều rất suôn sẽ nếu như không có chuyện người chủ cũ cất giấu trong căn nhà một số lượng cổ phiếu trị giá đến hàng chục triệu đô la. Và băng trộm gồm một kẻ là cháu chủ nhà, một kẻ du thủ du thực khác và một gã là tài xế xe buýt cùng quyết định đột nhập ngôi nhà để lấy đi số cổ phiếu quí giá kia. Cuộc chạm chán bất ngờ của mẹ con Meg với bọn trộm đã đẩy họ vào tình huống phải cố thủ trong một căn phòng kín mít, trong khi bọn trộm thì đang ở ngoài phòng khách và những túyp thuốc của Sarah cũng nằm trong tủ lạnh phòng khách. Sức khỏe của cô bé đang yếu dần đi nếu không được tiêm thuốc có thể dẫn đến tử vong. Phải liều mạng để bảo vệ Sarah đó là suy nghĩ duy nhất của Meg, cũng như phải để Sarah còn lại một mình trong bóng tối để chống chọi với nỗi sợ hãi không có mẹ kề bên vì Meg phải đi lấy về những túyp thuốc…Khoảnh khắc cô bé Sarah đơn độc trong sự kiệt sức đến mệt lả vì căn bệnh hành hạ nhưng vẫn có niềm tin mẹ sẽ quay lại với mình đã khiến khán giả cũng “đứng tim”. Vượt qua nỗi sợ hải và phải tin vào niềm tin mà mình đã đặt ra là điều mà không phải cô bé 12 tuổi nào như Sarah cũng làm được. Lúc đảm nhận vai diễn Sarah thì cái tên Kristen Stewart vẫn là một cái tên mới mẻ vào năm 2002, còn bây giờ thì Kristen Stewart đã là ngôi sao trẻ đang lên với loạt phim The Twilight về ma cà rồng đang ăn khách nhất thế giới, mà đỉnh điểm là phần 3 của phim với tên gọi Eclipse đang trình chiếu trên khắp thế giới.  Có những đứa con sinh ra trên cuộc đời này, và vì những nghịch cảnh hay may mắn khác nhau mà có thêm những người mẹ thứ 2, thứ 3 trong cuộc đời ngoài người mẹ ruột đã sinh ra mình. Câu thiếu niên da đen Michael Oher trong bộ phim The Blind Side (2009) đã tình cờ tìm thấy một người mẹ như thế- một người mẹ thứ hai tuyệt vời trong cuộc đời tưởng là đầy bất hạnh của Michael. Bước trong đêm tối giá rét và mưa lạnh, không nhà không cửa, với Michael hai chữ tương lai được cậu tính bằng giấc ngủ ngon của buổi tối hôm đó và bữa ăn của ngày hôm sau. Người mẹ da trắng Tuohy (Sandra Bullock) cùng gia đình hạnh phúc của mình ngồi trong chiếc xe sang trọng, tránh mưa và giá buốt, nhưng chỉ một khoảnh khắc nhìn thấy Michael đang lang thang ngoài đường đã khiến Tuohy đưa ra quyết định mang cậu bé ấy về nhà cho ngủ nhờ qua đêm. Cuộc gặp gỡ tình cờ ấy chính là bước ngoặt tạo nên một trong những ngôi sao bóng bầu dục nổi tiếng nhất nước Mỹ. Trước khi gặp Tuohy, trong đầu của Michael không bao giờ tồn tại thứ gì gọi là mơ ước, gọi là đam mê… khi với Michael tất cả cuộc sống của mình thuận theo lẽ tồn tại của tự nhiên. Nhưng khi gặp được Tuohy, bà mẹ khác màu da này đã dạy cho Michael cách ăn một bữa ăn, mặc một chiếc áo, giải một bài toán- điều mà trước kia Michael tin rằng mình không bao giờ làm được. Và điều quan trọng nhất chính là việc Tuohy dạy cho cậu con nuôi của mình cách khám phá khả năng chơi bóng bầu dục tiềm ẩn trong con người của cậu bé. “Hãy chiến đấu hết mình ngoài sân cỏ, mang vinh quang ấy về cho mẹ và những người thân trong gia đình, đó là điều con sẽ làm!”, lời khuyên của Tuohy đã theo Michael đến hết sự nghiệp thể thao đỉnh cao của mình. Không phải là người sinh ra mình, nhưng với cậu bé Michael thì Tuohy chính là người mẹ vĩ đại nhất trên thế gian này. Người đã dạy cho cậu cách sống cuộc đời của mình như thế nào là tốt đẹp nhất. Vai diễn người mẹ da trắng tuyệt vời trong bộ phim cũng đã mang về Oscar 2010 Nữ diễn viên chính xuất sắc lần đầu tiên trong sự nghiêp điện ảnh của Sandra Bullock. Và còn rất rất nhiều nữa, những người mẹ trên phim đã dạy cho con những bài học cuộc sống quí giá, để con mình có thể bước ra đời với đôi chân vững chải nhất cùng một trái tim đầy yêu thương, dũng cảm đối phó với mọi gian khó của cuộc sống. Không có người mẹ nào giống người mẹ nào, cũng không có đứa con nào giống đứa con nào. Nhưng có một điều mà tất cả người mẹ đều giống nhau là muốn cho đứa con của mình lúc nào cũng tìm thấy ý nghĩa đích thực trong cuộc đời của một con người! Những bộ phim về những người mẹ và những đứa con, vì thế vẫn tiếp tục cuốn hút khán giả….
10/08/2010
719 lượt xem
Có lúc ta quên màu tóc Mẹ,                           đã một thời giãi nắng dầm mưa  Có lúc ta quên nhìn tráng Mẹ,                              còn bao nhớ thương dù ta lớn khôn rồi  Có lúc ta quen nhìn mắt Mẹ,                       còn chờ ta mỏi ngắm đêm sâu. Có lúc ta quen nhìn dáng Mẹ,                    chợt quạnh hiu ngày ta bước vào đời  Có lúc ta quên thời gian qua,đường ta càng xa                                                 Vòng tay mẹ ngắn lại  Có lúc ta nghe từng nhịp đời,                      Mẹ thật gần sao ta quá xa. Có lúc ta quen nhìn áo mẹ                       Chợt mỏng manh quang gánh chiều đông  Có lúc ta quên màu tóc Mẹ,              đã một thời giãi nắng dầm mưa  !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Có lúc ta quên nhìn tráng Mẹ,                 còn bao nhớ thương,dù ta lớn khôn rồi.  Có lúc ta quên nhìn mắt Mẹ,                    còn chơ ta mõi ngắm đêm sâu  Có lúc ta quên nhìn dáng Mẹ,                      chợt quạnh hiu ngày ta bước vào đời. Có lúc ta quên thời gian qua,                        đường ta càng xa,vòng tay Mẹ ngắn lại. Có lúc ta nghe từng nhịp đời,                  Mẹ thật gần ,sao ta quá xa    Có lúc ta quên nhìn áo Mẹ,                     chợt mỏng manh quang gánh chiều đông  Hát khúc hát ai quên mình có mẹ,                 một ngày kia lặng lẻ bên cuộc đời.  Cánh cò,cọng nắng,cọng mưa                       Mẹ tôi cọng cả,bốn mùa gió sương  Nước biển mênh mông,                       không đong đầy tình mẹ.
10/08/2010
741 lượt xem
Có những người khi rơi vào nghịch cảnh thì buông xuôi theo số phận. Nhưng cũng có những người dám quăng mình qua nghịch cảnh để vươn lên tiếp tục những ước mơ, những hoài bão của mình. Lisa Fittipaldi là một phụ nữ phi thường như thế. Do một căn bệnh về mạch máu năm 1993 mà khả năng nhìn của Lisa không còn nữa. Với bà đôi mắt chỉ là một màu tăm tối. Nhưng màu tăm tối đó không bóp chết được ước mơ vẽ tranh của bà. Mà ngược lại màu tăm tối lại khiến cho những tác phẩm của bà có gam màu tươi sáng hơn vì nó được vẽ bằng những kí ức tươi đẹp của cuộc sống. Chúng ta cùng thưởng thức một số bức tranh sinh động của Lisa. Ông lão bên cửa hàng hoa, một bức tranh trong sáng đầy sức sống Lisa "Vũ công Bale" Vũ điệu Flamenco "Ole" Hình ảnh Lisa đang sáng tác Và một vài tác phẩm khác Cuộc sống không bao giờ bất công với ai. Khi nó lấy đi của chúng ta một thứ này thì sẽ cho chúng ta lại một thứ khác. Cái quan trọng là chúng ta có vượt qua được nỗi đau của mình để mà tiếp tục vững bước hay không thôi.
Xóa bài viết diễn dàn
X
Khi thực hiện xóa bài viết bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa bài viết này không?