CÂU HỎI PHỔ BIẾN CỦA PHỤ HUYNH:
"Trẻ em nên bắt đầu học ngoại ngữ từ độ tuổi nào để trẻ không bị ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt. Nếu trẻ không phân biệt được giữa 2 ngôn ngữ thì phải làm sao."
TRẢ LỜI:
Trước hết, cho phép tôi nhận định rằng câu hỏi trên không chỉ là một nỗi niềm riêng mà còn là sự băn khoăn của nhiều phụ huynh khác. Câu hỏi này có hai vấn đề nên tôi sẽ lần lượt giải đáp từng vấn đề.
Vấn đề 1: Trẻ em nên bắt đầu học ngoại ngữ từ độ tuổi nào để trẻ không bị ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt?
- Theo tôi được biết, hiện nay các bậc phụ huynh đang chia thành hai trường phái khi nói về vấn đề “độ tuổi phù hợp nhất” cho trẻ bắt đầu học ngoại ngữ nói chung, và tiếng Anh nói riêng. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc nhằm giải quyết vấn đề này, tuy nhiên, dường như chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời về độ tuổi chính xác bởi vì độ tuổi chỉ là một trong những yếu tố quan trọng. Cùng với đó, môi trường học tập, động lực học tập và chất lượng giảng dạy là những mấu chốt dẫn đến việc học ngoại ngữ thành công.
- Ở đây, chúng ta cần làm rõ hai khái niệm mà các bậc phụ huynh hay nhầm lẫn, đó là “học song ngữ” và “học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai”. Nếu một bé có mẹ là người Việt, cha là người Mỹ, trong quá trình phát triển, chúng có điều kiện để “thẩm thấu” cả hai ngôn ngữ khi giao tiếp với cha mẹ ở nhà và kết quả là chúng có thể nói hai thứ tiếng Việt và Anh thoải mái như nhau. Đó là “học song ngữ”. Mặt khác, đa phần học sinh Việt Nam đang “học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai”. Do độ tuổi quan trọng để phát triển tiếng mẹ đẻ là từ 2-4 tuổi nên nếu cho trẻ “học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai” từ khi quá nhỏ có thể làm chậm việc học tiếng mẹ đẻ lại một tí vì cùng lúc trẻ phải xử lý cả hai ngôn ngữ nhưng sau đó trẻ sẽ dần thích nghi và có thể sử dụng tốt ngôn ngữ mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ hai. Quá trình này chẳng những không ảnh hưởng tiêu cực mà còn làm cho trẻ có tư duy ngôn ngữ tốt hơn, trẻ sẽ học tiếng Việt logic hơn. Bên cạnh đó, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng giúp dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. Trì hoãn việc cho trẻ học tiếng Anh sớm sẽ làm khả năng học ngoại ngữ sau này của trẻ chậm hơn. Do đó, lời khuyên của chúng tôi trong vấn đề này là phụ huynh nên cho con học tiếng Anh ngay từ độ tuổi mẫu giáo. Ở Anh ngữ Quốc tế Elite Global, chúng tôi sử phương pháp độc quyền BrainMax kích hoạt sớm tiềm năng thông minh của trẻ trước 6 tuổi. Chúng tôi quan niệm rằng: học ngoại ngữ không đơn thuần là học một thứ tiếng của nước khác mà chúng ta còn phải học về phương pháp tư duy, nền văn hóa, quy tắc ứng xử trong xã hội văn minh của các nước phát triển như Hoa Kỳ và Anh Quốc. Bên cạnh việc học tiếng Anh, Elite Global còn giúp cho trẻ trang bị những kỹ năng sống, kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, kỹ năng tương tác, tăng cường sự tự tin và xây dựng tình yêu thương thông qua các hoạt động ngoại khóa có chủ đích nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.
Vấn đề 2: Nếu trẻ không phân biệt được giữa 2 ngôn ngữ thì phải làm sao?
- Ở Anh ngữ Quốc tế Elite Global, chúng tôi hiểu và thông cảm sâu sắc với Quý phụ huynh về nguy cơ “không phân biệt được giữa 2 ngôn ngữ” hay diễn đạt bằng cách khác là sự “rối loạn ngôn ngữ” khi cho trẻ học ngoại ngữ từ sớm. Tuy nhiên, theo các nhà ngôn ngữ học thì đây là một quan niệm sai lầm. Như đã trình bày ở trên, khi trẻ học ngoại ngữ từ sớm có thể khiến cho trẻ có đôi chút nhầm lẫn. Trên thực tế, kể cả khi học duy nhất ngôn ngữ mẹ đẻ, các bé vẫn có thể gặp phải những vấn đề này. Điều này là biểu hiện tự nhiên rất bình thường vì cùng lúc trẻ phải xử lý dữ liệu từ cả hai ngôn ngữ nhưng sau đó trẻ sẽ dần thích nghi và sẽ khắc phục điều đó trong thời gian ngắn để có thể sử dụng tốt ngôn ngữ mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ hai – đó hoàn toàn không phải là sự rối loạn ngôn ngữ. Do đó, chúng ta không có lý do gì để trì hoãn cho trẻ tiếp cận ngoại ngữ từ sớm để trẻ đạt được hiệu quả tối ưu trong việc học tiếng Anh cũng như những ngôn ngữ thú vị khác.
|