Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
lam linh
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 8/5/2008

Tổng Lượt Xem:  56221

717 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
1
0
0
0
0
Đánh giá
Tỉ lệ điểm đánh giá
5 sao -
 10
4 sao -
 26
3 sao -
 13
2 sao -
 1
1 sao -
 1
Danh mục địa điểm đánh giá

Địa phương: Phân loại:   
      Lời bình đầu tiên
Cửa Hàng Mỹ Phẫm Shiseido 24/06/2008
130b Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm
Hà Nội
 
Cô bạn tớ kết thương hiệu mỹ phẩm này nên hay chạy qua đây lấy son.
Tớ thì không khoái dòng sản phẩm này lắm vì màu sắc của son ko đc tươi tắn
Đến đây được thử son thoải mái, mấy cô phục vụ cũng rất nhẹ nhàng và chiều khách.
Dịch vụ spa ở đây cũng ổn lắm đấy

 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Công viên Lê Nin 28/05/2008
Trần Phú
Hà Nội
 
Rất nhiều người nhầm Công viên Lê Ninh và công viên Thống nhất. Công viên Lê Nin hay gọi là vườn hoa Lê Nin sẽ chính xác hơn. Đây là nơi đặt tượng Lê Nin và gần với cột cờ Hà Nội.
Buổi chiều mát mẻ có rất nhiều người tới đây đi dạo và vào những ngày thành phố diễn ra lễ hội, đây cũng là điểm hoạt động văn hoá văn nghệ.

Nơi đây có rất nhiều cây hoa sưa
 
1 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Chùa Phúc Khánh 27/05/2008
382 Tây Sơn, Quận Đống Đa
Hà Nội
 
Chùa thường được gọi là chùa Sở, tọa lạc số H.171, tổ 1, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Chùa nằm bên phải phố Tây Sơn, gần ngã tư Sở. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê.

Tương truyền vào thời kỳ này, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo, sau đó gặp cơn binh hỏa bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hổ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa. Ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa.

Chùa qua nhiều lần trùng tu, xây dựng. Năm 1950, dân làng đã góp công góp của xây dựng ngôi chùa ngày nay. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. ở đây có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án... đều rất quý. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Nhà thờ Cửa Bắc 27/05/2008
56 Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình
Hà Nội
 
hà Thờ Cửa Bắc toàn lạc tại 56 phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long vào năm 1931 - 1932, do một linh mục, kiến trúc sư người Pháp tên là Đô-pô-lit (tên Việt gọi đó là Cố Hương) thiết kế theo kiểu hình chữ nhật (kiến trúc Ba-xi-la-va), kết hợp phong cách Á - Âu, không tuân theo quy tắc đối xứng, mà lệch với tháp chuông cao ở bên phải và cân bằng với mái vòm ở trung tâm.
Cũng như mọi năm, những ngôi nhà thờ được trang hoàng lộng lấy bởi những giây đèn màu, máng cỏ đón chúa Hài đồng và ngôi sao giáng sinh tỏa rạng hào quang trên nóc đỉnh nhà thờ...Ngay từ 20h, nhà thờ đã chật kín người. Giáo dân đã đến nhà thờ từ trước, trên đường chủ yếu là người xem lễ Noel và du khách tò mò bị cuốn theo nhịp lễ hội.
Noel 2007 quả có nét độc đáo nhất từ trước tới nay: giáo dân đội mũ bảo hiểm phóng xe máy đến dự lễ mừng Chúa giáng sinh. Một sộ người cầm theo cả mũ bảo hiểm dự lễ nhà thờ cho chắc…
 
1 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Trứng vịt lộn ngải cứu 18/05/2008
Chợ Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy
Hà Nội
 

Người mẹ luôn tay bóc trứng, gia giảm thê gừng giăm hay ngải cứu, miếng chanh, ít giấm hay tẹo ớt tươi. Người chồng bắc bếp, xếp ghế cho khách, dọn xe goạn gàng. Cô con gái luôn tay nhặt rau, đun nước. Cái quán nhỏ chỉ vỏn vẹn có cái biển Trúng ngải cứu nằm đối diện với hàng bún đậu trong chợ, tấp nập kẻ ra vào. Không bán gì khác ngoài trứng, từ 9h sáng cho đến chợ tan, không biết bao nhiêu trứng được liên tục thả. Người đến ăn cũng theo thói quen và cũng thấy tiện mà đến. Buổi sáng, trứng là bữa sáng. Buổi trưa, có thể ăn tạm cho đỡ đói lòng và buổi chiều khi tan học, các bậc phụ huynh và con cái lại ăn tạm vài quả cho cháu đỡ đói. CÁc cô các chị đi chợ, ăn quà cũng trứng. Đói thì ăn 2 mà muốn ăn thì 1 cũng không sao. 
Ở HN ít có hàng bán trứng ngải vì kích rích mà ngải cứu cũng lên giá. Lần nào đi qua chơ này tôi cũng vào ăn 1 quả. Vị thơm thơm, ngai ngái của lá ngải khiến ta đỡ mệt mỏi và tạm cơn đói lòng trước giờ lên lớp.

 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Chùa Tảo Sách 17/05/2008
386 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ
Hà Nội
 
Một trong những ngôi chùa đẹp nhất Hà Nội, nằm gần với Hồ Tây lộng gió
Kiến trúc trong chùa rất đẹp. Trước đây, khi chùa chưa sửa lại, con đường dẫn vào chùa khiến nhiều kẻ si mê hội hoạ ngây ngất. Có rất nhiều sinh viên mĩ thuật đã chọn nơi đây để học vẽ. Trong khung cảnh tĩnh lặng của ngôi chùa, khi hương hoa ngọc lan thoảng trong gió, nghe tiếng cầu gõ mõ của vị sư già, ngồi bên bờ hồ soi bóng những bông súng bông sen, tâm hồn dường như chúng lại.
Buổi chiều, khi mặt trời ngả phía Tây chiếu rọi mặt hồ xa xa, tiếng chú tiểu quét sân sau bậc tam cấp. Học trò tập vẽ những hàng chữ thư pháp, hí hoáy bên những nghiên mực đen, tô điểm trang giấy trắng

Theo thống kê của Viện nghiên cứu Hán Nôm thì chùa có 42 câu đối (39 câu đối chữ Hán, 3 câu đối chữ Nôm), 23 bức đại tự, 2 quả chuông trong đó 1 quả đúc năm Minh Mệnh tam niên (1822), 24 văn bia, trong đó có đến 12 bia được lập vào năm Tân Tị niên hiệu Bảo Đại (1941).Về nội dung văn bia: chủ yếu là bia hậu ghi tên những người công đức tiền của giúp chùa xây dựng Phật đường và sửa sang phạn vũ, ngoài ra còn có những văn bia có giá trị khác như: Linh Sơn tự kỉ niệm bi kí (Bia ghi về kỉ niệm của chùa Linh Sơn) của Hòa thượng Phan Trung Thứ lập vào năm Tân Tị niên hiệu Bảo Đại (1941); Cựu Tào Sách Hoa Nghiêm hội bi kí (bia ghi về hội Hoa Nghiêm của chùa Tào Sách cũ) và Linh Sơn tự Hoa Nghiêm hội bi kí (bia ghi về hội Hoa Nghiêm chùa Linh Sơn) của Cúc Hương Hoàng Thúc Hội. Cả 2 tấm bia do Cúc Hương Hoàng Thúc Hội soạn đều được lập vào năm Bảo Đại thứ 8 (1933). Tấm bia thứ nhất nói về hoạt động của hội Hoa Nghiêm, lấy kinh Hoa Nghiêm làm tông chỉ, mục đích là siêu độ cho thân nhân của những người trong hội, cùng những quy ước của bản hội. Tấm bia thứ 2 ghi về việc Cúc Hương Hoàng Thúc Hội mang phả điệp của những người trong hội khắc lên đá cho tiếng thơm mãi lưu truyền.

Bia Linh Sơn tự kỉ niệm bi kí được bảo quản khá tốt trong nhà bia, các nét chữ đều rất rõ ràng, bia có 1 mặt, kích thước: 0,82x1,45m, trán bia có hình lưỡng long chầu nguyệt, xung quanh diềm bia có hoa văn hoa lá, bia được lập vào năm Tân Tị niên hiệu Bảo Đại (1941).

 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Sàn Fashion 17/05/2008
Trong chợ Hôm, Quận Hai Bà Trưng
Hà Nội
 
Nằm trong khuôn viên của chợ Hôm đức viên, người vào người ra tấp nập. Sàn Fashion phục vụ khách vào ba múi giờ khác nhau trong ngày
Buổi sáng: Chủ yếu là tuổi trung niên, những người đã về hưu. Từ 8h30
Buổi chiều: Chủ yếu là khách trí thức, đã đi làm. Từ 15h30
Buổi tối: Đa phần là giới trẻ. Từ 20h30
Tuỳ theo thời điểm khách mà nhạc sàn được sử dụng khác nhau. Sàn nhỏ và chỗ ngồi bàn ghế bình thường
Chỗ để xe hơi vướng víu.
Thức uống: 20.000 trở lên
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Bún đậu mắm tôm 16/05/2008
Vỉa hè chợ Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy
Hà Nội
 

Vỉa hè Nghĩa Tân từ lâu đã là địa điểm của một quán hàng bún đậu bán cả buổi trưa và buổi chiều. Khu chợ ngay cạnh, các trường ĐH xung quanh và các công sở đã tạo cho cửa hàng một lượng khách đông đảo và thường xuyên. Bất kể nắng mưa, mùa đông hay mùa hè, khách đến với gánh bún đậu, món quà trưa bình dị và dễ ăn. Cạnh đó, hàng chè đỗ xanh đỗ đen, trà đá cũng mời gọi đc khối lượng khách ổn định.
Giá cả cao hơn nơi khác một chút nhưng vỉa hè thoáng mát và để xe thuận tiện

 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Rạp Bạch Mai 16/05/2008
437 Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng
Hà Nội
 
Ưu điểm: Địa điểm thuận lợi, là nơi tập trung đông dân cư, gồm nhiều trường đại học ở quận Hai Bà Trưng, chỗ để xe khá rộng và tiện lợi.

Nhược điểm: Phim khá cũ, ít nhập phim mới so với các rạp chiếu bóng khác ở Hà Nội.

Tiện nghi: Rạp có 300 ghế ngồi. Âm thanh, hình ảnh khá.

Giá vé: 10.000 đồng (buổi 12:00; 17:00 ngày thường và 9:30 ngày thứ 7, Chủ nhật); 15.000 đồng (buổi 14:00); và 20.000 đồng (buổi 20:00). 

Rạp cùng hệ thống một thời với Tháng 8, Đặng Dung...
 
1 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Rạp Chiếp Phim (Fafilm Cinema) 16/05/2008
19 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
Hà Nội
 

Rạp nằm ngay ngã tu Sở nên vị trí bị khuất, nhiều người không biết đến dù ở ngay cạnh đó
Trước đây, khi cầu vượt chưa xây dựng, việc đi lại dễ dàng thuận tiện hơn, nay thì càng khó nhìn.Tuy nằm khu vực đông dân cư và đầu phim phong phú, rạp được đầu tư hình ảnh âm thanh tốt, chỗ để xe rộng rãi, vị trí ngồi chuẩn, nhưng do quảng cáo không tốt nên cho đến nay rạp vẫn vắng khách

 

 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
 
Trang: 1 2 3 Tiếp