Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
trung tâm luyện thi đại học uy tín tại Tp. HCM
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Sở thích: Khóa Luyện thi Đại học Chính Quy 1: Khai giảng 25/8 Nhận học sinh từ 10/8 đến 5/9 Khóa Luyện Thi Đại học Chính Quy Tháng 9 (*): Khai giảng 5/9 Nhận học sinh từ 25/8 đến 15/9 Khóa Luyện Thi Chính Quy Tháng 9 (**): Khai giảng 15/9 Nhận học sinh từ 10/9 đến 10/10 Khóa Luyện Thi Đại học Chính Quy Tháng 10: Khai giảng 15/10 Nhận học sinh từ 5/10 đến 5/11 Khóa Luyện thi Đại học Tháng 11: Khai giảng 5/11; 15/11 và 25/11 Khóa Luyện thi Đại học Sau Tết: Khai giảng Mùng 6 Tết; 25/2; 5/3; 10/3; 15/3;
Số 92 Nguyễn Đình Chiểu P. Đakao Q.I Tp. HCM
Gia nhập: 21/8/2011

Tổng Lượt Xem:  30535

337 điểm
Lời cảm ơn
7
0
0
0
0
0
7
1
0
2
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá
Địa điểm kinh doanh
Số 92 Nguyễn Đình Chiểu P. Đakao, Quận.1, Hồ Chí Minh

Địa phương: Phân loại:   
      Lời bình đầu tiên
Chùa Phụng Sơn Tự 29/08/2011
1408 đường Ba tháng hai P.2 Q.11 Tp. HCM
Hồ Chí Minh
 
Chùa Phụng Sơn tức Phụng sơn Tự, còn có tên là chùa Gò, tọa lạc ở số 1408 đường 3 tháng 2, phường 2, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, vốn là ngôi chùa của làng Minh Phụng xưa và là một di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Chùa Phụng Sơn được thiền sư Liễu Thông (1754 - 1840) [1] tạo lập vào đầu thế kỷ 19, dưới triều vua Gia Long trên nền của một ngôi chùa Chân Lạp cổ, trên một đồi nhỏ bao quanh là ao Bàu Chuông có trồng sen.

Tương truyền thiền sư Liễu Thông trên đường đi vân du vào phủ Gia Định. Nhà sư thấy gò đất này có cảnh thanh tịnh, thích hợp cho việc tu hành, nên dựng am tranh tại đây và được người dân quanh vùng gọi một cái tên dân dã là chùa Gò. Một hôm có một con chim phụng đến đậu trên cây ngô đồng trước am cất tiếng gáy, thiền sư Liễu Thông cho là điềm lành, đặt tên chùa là Phụng Sơn Tự, tức chùa trên núi có chim phụng. 

Mãi đến năm 1904, am lá mới được xây cất lại. Và kể từ đó cho đến nay, chùa có hai lần trùng tu lớn, đó là vào thời hòa thượng Huệ Minh trụ trì (1904 - 1915) và vào năm 1960.

Năm 1963, hòa thượng Thích Phước Quang cho xây lại cổng tam quan, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu. Tuy được trùng tu lại vài lần, nhưng chùa vẫn theo kiến trúc cổ với bộ khung gỗ và mái ngói âm dương, một dạng phổ biến, phù hợp mưa nắng hai mùa ở Nam Bộ.

Chùa Phụng Sơn xây theo kiểu chữ “quốc” (chữ Hán), dài trên 40m, rộng gần 20m, có hàng hiên chạy quanh bốn phía. Bên trong chùa chia ra hai khu rõ rệt, phía trước là chính điện, cách một sân lộ thiên, phía sau là nhà giảng. Hai bên sân lộ thiên có đông lang và tây lang, nối liền hai nơi. Sân lộ thiên có hòn non bộ, tượng Quan Âm và cây cảnh, nhờ có khoảng sân này nên chùa được thoáng đãng, sáng sủa.

Nơi chính điện, các cột đều làm bằng gỗ tốt, lâu ngày đã trở nên đen bóng. Chùa thờ kiểu “tiền Phật, hậu Tổ”. Điện Phật có nhiều tượng Phật xưa bằng gỗ, thiếp vàng chạm trổ mỹ thuật.

Tổng cộng chùa có khoảng 40 pho tượng thờ. Nhiều tượng thờ do nhóm thợ từ Sa Đéc, do hòa thượng Huệ Minh mời, đến chùa để tạo tác vào những năm đầu thế kỷ 20. Có nhiều pho tượng quí như bộ Di Đà Tam Tôn, bộ Ngũ Hiền thượng kỳ thú, pho tượng Phật bằng đá, tượng Tiêu Diện... 


Sưu tập từ http://vi.wikipedia.org
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu