Địa phương:
Phân loại:
|
|
|
|
|
116 Nguyễn Du, Quận 1, Hồ Chí Minh |
|
Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
Đọc thông tin thấy viết lời bình hay cho Galaxy có cơ hội nhận được vé mỗi tháng, Chảnh cũng bon chen viết một bài xem sao? biết đâu may mắn vào phần mình.
Đi rạp này phải nói là quá nhiều luôn nhưng mà ấn tượng nhất là hồi trước tết, chảnh đi xem phim Đại Chiến Xích Bích phần 2, rạp đông như kiến, cũng may là Chảnh cũng mua kịp vé nhưng ngồi ở tít phía dưới. Chưa bao giờ thấy người dân chịu khó xem phim vậy, đau mắt thì đau mắt chứ mấy ghế ở phía dưới chỗ nào cũng chật cứng. Có lẻ người ta săn bộ phim này nhiều quá!
Phim cũng hay lắm khoảng được 8 điểm về kỹ sảo và 6 điểm về nội dung.
Nhân viên soát vé dễ thương lắm, phim chiếu được 15 p, thấy Chảnh cứ nheo mắt nhìn màn hình, anh soát vé cho lên ngồi chỗ ghế người ta còn bỏ trống, nói cứ ngồi đi cho thoải mái, nếu khách đến thì ngồi xuống lại. May quá ghế đó bỏ trống, làm Chảnh xem phim sướng luôn.
Ra về quan sát Rạp ngày tết thấy mất hình marcot con trâu dễ thương ghê, đúng là thiết kế chuyên nghiệp.
Cái vụ chụp hình với chiếc xe đẹp Chảnh chẳng thích vì chẳng có hứng với bộ phim đó. Nhưng cách này Galaxy hút được mớ khách tuổi teen.
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3 |
|
Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
Quán này mới khai trương nè, các món ăn được làm từ gà, các món nướng ở đây được ướp và tẩm gia vị theo phong cách hàn quốc, nên hơi lạ miệng và tất nhiên là ngon rồi.
Mình mới đến lần đầu nên chưa có nhiều cảm xúc về địa điểm này lắm, để lần sau đi lại sẽ có bình phẩm sau nhé!
|
|
|
|
|
|
|
|
164 Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5 |
|
Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
Đồ ở đây đẹp theo đợt à, lâu lâu đi ngang thấy được vài mẫu đẹp thế mới có động lực nhảy vào lựa và mua.
Màu sắc quần áo của cửa hàng chủ yếu là màu tươi tắn, gu của những cô nàng iểu điệu một tí, có thể gọi là các tiểu thư.
Áo ở đây khá nhiều trong khi váy và quần dài và quần sort đều rất ít, những kiểu đã qua thời vẫn còn treo.
Tuy nhiên đến đây bạn sẽ bắt gặp được khá nhiều kiểu áo lạ, miễn đụng hàng ở chỗ khác đó.
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyễn Trãi, Quận 1 |
|
Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
Shop này chuyên bán đồ cho nam đặc biệt là sơ mi và quần tây, mình rất thích mua sắm đồ cho boyfriends ở chỗ này vì áo ở đây form may rất đẹp, vải vóc cũng không đụng hàng ở chỗ khác.
Áo sơ mi thích hợp với quần tây và quần jeans luôn, hơi body và rất thích hợp với những bạn nam có cá tính. Giá mỗi chiếc áo sơ mi khoảng 180k/. Có một số mẫu màu sắc bụi bặm, một số ngầu ngầu và một số nhìn khá sang.
Dễ chọn lựa vì nhiều hàng đa dạng, quần tây mình thấy vải khá đẹp, nhưng mình chưa mua bao giờ vì tặng quần sẽ rất khó sợ không như ý.
Các bạn nam thử đến địa điểm này nhé!
|
|
|
|
|
|
|
|
195 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3 |
|
Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
Một địa chỉ dành cho các bạn gái nè, chỗ này dường như là thế giới của kẹp tóc, băng đô, đồ cột tóc và nhiều vật dụng dễ thương khác dành cho chị em gái chúng mình đó!
Đến đây mua đồ từ rất lâu rồi, nhưng cho đến bây giờ nó vẫn là địa chỉ quen thuộc hàng tháng của mình, tháng nào cũng cần điệu hết.
Nếu bạn muốn tha hồ lựa chọn nhiều kiểu dáng khác nhau của kẹp tóc thì đây đúng là sự lựa chọn tốt cho bạn đó, từ những kẹp đắt tiền đến những cái kẹp chỉ có vài ngàn ở đây đều có cả.
Rất phong phú và dễ dàng chọn lựa.
|
|
|
|
|
|
|
|
Nằm trên núi Cẩm Khê, Thành phố Huế |
|
Thừa Thiên Huế |
|
|
|
|
Từ ngoài vào trong, các công trình được phân bố trên ba trục song song với nhau mà Thần đạo là trục trung tâm. Xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông, tạo nên một phong cảnh vừa hữu tình vừa ngoạn mục.
Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng Môn, cổng chính vào lăng, xây bằng vôi gạch, cao hơn 9m, rộng 12m. Cổng này có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang trí cá chép hóa rồng, long vân... được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng, sau đó được đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình, lát gạch Bát Tràng (sân rộng 45x45m), hai bên có hai hàng tượng quan văn võ, voi ngựa bằng đá đứng chầu. Cuối sân là Bi Đình tọa lạc trên Phụng Thần Sơn, bên trong có bia “Thánh đức thần công” bằng đá Thanh ghi bài văn bia của vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha. Một khoảng sân rộng tiếp theo chia làm bốn bậc lớn nhằm giảm bớt cảm giác choáng ngợp của con người trước sự mênh mông của kiến trúc, đó là sân triều lễ.
Hiển Đức Môn mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng mặt đất (từ ý niệm trời tròn, đất vuông). Điện Sùng Ân nằm ở giữa được coi là trung tâm, chung quanh có Tả, Hữu Phối Điện (trước) và Tả, Hữu Tùng Phòng (sau) như những vệ tinh chung quanh. Trong điện thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Hoằng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện, mở ra một không gian của hoa lá và mây nước phía sau. Tất cả những công trình mang tính hiện thực dường như dừng lại ở khu vực tẩm điện. Từ đây, bắt đầu một thế giới mới đầy thư nhàn, siêu thoát và vô biên. 17 bậc thềm đá Thanh đưa du khách vào khoảng trời xanh mát bóng cây và ngát thơm mùi hoa dại. Ba chiếc cầu: Tả Phù (trái), Trung Đạo (giữa), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trừng Minh như dải lụa xanh, đưa du khách đến Minh Lâu - một công trình như đột khởi từ quả đồi có tên là Tam Tài Sơn. Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, nơi nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát, là nơi đi về của linh hồn tiên đế, là dấu chấm vuông kết thúc một thế giới hữu hạn; là “bộ ngực kiêu hãnh” của “con người” được ví bởi hình dáng của khu lăng. Minh Lâu là sự thể hiện cách lý giải về vũ trụ và nhân sinh quan của người xưa. Tòa nhà này hình vuông, hai tầng, tám mái, là một biểu trưng của triết học phương Đông. Hai bên Minh Lâu, về phía sau là hai trụ biểu uy nghi dựng trên Bình Sơn và Thành Sơn mang ý nghĩa nhà vua đã “bình thành công đức” trước khi về cõi vĩnh hằng.
Một cái hồ hình trăng non tên là Tân Nguyệt ôm lấy Bửu Thành. Đây là hình ảnh của thế giới vô biên. Hồ hình trăng non ví như yếu tố “Âm” bao bọc, che chở cho yếu tố “Dương” là Bửu Thành - biểu tượng của mặt trời. Kết cấu kiến trúc này thể hiện quan niệm của cổ nhân về sự biến hóa ra muôn vật. Đó là nhân tố tác thành vũ trụ.
Bước qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc ngang hồ Tân Nguyệt có 33 bậc tầng cấp đưa du khách vào thăm nơi yên nghỉ của nhà vua, nằm giữa tâm một quả đồi mang tên Khải Trạch Sơn, được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn. Hình tròn này nằm giữa những vòng tròn đồng tâm biểu trưng, được tạo nên từ hồ Tân Nguyệt, La Thành, núi non và đường chân trời như muốn thể hiện khát vọng ôm choàng trái đất và ước muốn làm bá chủ vũ trụ của vị vua quá cố.
Thăm lăng Minh Mạng, du khách ngỡ mình lạc vào không gian của hội họa, thi ca và triết học. Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua.
|
|
|
|
|
|
|
|
Thôn Thượng Ba, Xã Thuy Xuan, Thành phố Huế |
|
Thừa Thiên Huế |
|
|
|
|
Ra Huế kì này, mình nhất quyết phải đến được Lăng Tự Đức, đây là một trong những di tích lịch sử mình đã được đọc nhiều, đọc cả về vị vua có nhiều điều đáng khâm phục này nữa.
Gioi thiệu sơ lược cho mọi người một ít thông tin
Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo luật thế tập của chế độ phong kiến, lẽ ra anh trai ông là Hồng Bảo mới là người nối ngôi. Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi Tiềm để, Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức - một vị vua, một nhà thơ hiền lành, thương dân, yêu nước nhưng thể chất yếu đuối, tính cách có phần bạc nhược và bi quan.
Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế).
Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Tự Đức quả là một số phận của những bi kịch éo le. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”, bởi như vua từng nói: “người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!” (Khiêm Cung Ký) .
Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình. Nhưng sau khởi nghĩa Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua cho đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng.
Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, du khách đi trên con đường chính dẫn vào khu vực điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua.
Thoạt tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Nay cổng vào lạnh lẽo điêu tàn.
Thông tin và hình ảnh chôm từ blog Quỷ Cốc Tử
|
|
|
|
|
|
|
|
Toạ lạc trên triền núi Châu Chữ, Xã Thuy Bang, Huyện Hương Thủy |
|
Thừa Thiên Huế |
|
|
|
|
Đây là một trong những di tích đáng để tham quan khi đến Huế đó bà con, vào lăng tự dưng thấy lành lạnh, có nhiều nơi để mình tham quan, nên đi để chiêm nghiệm hết.
Gioi thiệu vài dòng lịch sử về vị vua này nhé!
Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho sự “ra đi” của một ông vua vào buổi mạt kỳ của chế độ phong kiến. Bước lên ngai vàng vào giữa tuổi 31, Khải Định say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng. Những công trình này làm hao tổn nhiều nhân lực, của cải của binh dân, song đó cũng là những công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Toàn cảnh lăng Khải Định có một cái gì đó vừa quen, vừa lạ. Tổng thể của lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao với 127 bậc cấp như muốn thể hiện khát vọng tự chủ của ông vua bù nhìn này.
Lăng khởi công ngày 4-9-1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy với sự trưng tập nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động nay của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
Hai hàng quan văn, quan võ đứng sân chầu trước lăng
Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise...,cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có một diện tích rất khiêm tốn: 117m x 48,5m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Người đời sau thường đặt lăng Khải Định ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.
Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể: những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật; hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;
nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...
Tháp cao ảnh hưởng bởi kiến trúc của văn hóa Ân Độ giáo.
Sự giao thoa văn hóa đông tây cùng với cá tính Khải Định thể hiện qua việc xây lăng làm cho tính văn hóa nghệ thuật truyền thống bị xóa mờ nhưng mở ra một cái nhìn mới, một phong cách kiến trúc mới.
Chỉ có thể nói là "mới lạ" chứ khó có thể nói là "văn hóa" hay không? Cái này tùy thuộc vào quan điểm của từng cá nhân. "Ôn cố tri tân" hay "tống cựu nghênh tân" vẫn là vấn đề tranh cãi xưa nay.
May thay! Ý muốn kỳ quặc của ông vua ngông nghênh đó đã không bị bê nguyên xi vào trong kiến trúc. Bằng óc thông minh, sự chọn lọc tinh tế và đôi tay tài hoa khéo léo, người thợ Việt Nam đã tạo cho công trình những tuyệt tác nghệ thuật.
Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, nơi mà tài hoa của những người thợ được phô diễn, gởi gắm.
Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện..
Những vật liệu cứng, biệt lập, qua bàn tay vàng khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mềm mại, sống động và vô cùng rực rỡ.Những họa hình trong cung bằng sành, sứ đều được những người nghệ nhân tài hoa thực hiện hết sức công phu và tỉ mỉ.
(Bài viết sử dụng tư liệu từ website của TT bảo tồn di sản Cố đô Huế)
|
|
|
|
|
|
|
|
Thôn Cư Chánh 1, Xã Thuy Bang, Huyện Hương Thủy |
|
Thừa Thiên Huế |
|
|
|
|
Địa điểm: điểm mười cho chất lượng ( nói thật,đây là nơi lần đầu tiên mình đến đó lâu nay có nghe dân chúng"đồn"về "chốn"này rồi nhưng hổng có dịp ghé vào. Biệt Phủ Thảo Nhi là 1 nhà hàng vườn..nên cây cối um tùm,không gian rất mát mẻ và trong lành.lối vào nhà hàng đc bày biện với vô số đền dầu 2 bên thẳng tắp...ánh đèn dầu mờ ảo...đẹp lung linh, huyền ảo .nói chung là không gian không có gì để chê được
Về thức ăn : ngon ngon và ngon, không biết có phải là do đói bụng hay do hứng chí cùng bạn bè mà ăn thấy ngon lại kì luôn. Một số món như sau có tên hơi lạ nhé: vả trộn thịt ăn với bánh tráng, đối với người Huế thì bình thường nhưng dân xì gòn không biết là chắc, mấy đứa bạn Huế khen quá trời trời, còn mình thì nín thin vì mắc ăn.
Món thứ hai là món bánh tráng phơi sương cuốn thịt,nước chấm ở đây sẽ làm bạn vô cùng ngạc nhiên. món 3 là cơm niêu với các món ăn kèm là tôm thịt kho , canh cá (gì wên mất tên rồi),và rau muống xào tỏi.
Ở đây toàn các món ăn như vậy hết đó,dân dã hết sức luôn... nhưng mà ...giá cả thì.. hihi...ko tương xứng như món ăn đâu nhá... vd như 1 niêu cơm( khoảng 2 chén).. giá 20k ..:)..rồi 1 dĩa tôm thịt cuốn bánh tráng phơi sương với giá 42k.Không tương xứng vì rẻ quá mà!
Về không gian ở đây thì nhìn hình để cảm nhận nghe, còn mình một chữ duy nhất, lóe mắt ngạc nhiên.
Quyết định cho 5 sao không cần suy nghĩ
Thực đơn đặc biệt:
* Bánh tráng phơi sương, bao gồm:
+ Bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo.
+ Bánh tráng phơi sương cuốn tôm.
* Bánh bèo, nậm, lọc, (tuỳ theo ngày).
* Bánh xèo.
* Nem rán biệt phủ (đặc sản nên của nhà hàng)
* Cơm chiên tay cầm.
* Cơm chiên dương châu
* Cơm chiên tôm chấy.
* Cơm niêu.
Các món cá:
Cá lóc kho tộ
Cá lóc kho tiêu
Cá bống kho tộ
Cà trê kho tộ
Và các món cá khác. Các món này có thể nướng, tùy vào yêu cầu của quý khách.
Các món canh:
Canh thập tàng nấu cua
Canh cá lóc nấu chua
Canh cá dìa nấu chua
Canh cá bống nấu thơm
Canh mồng tơi nấu cua
Canh bắp chuối nấu tôm
Và các món canh khác, (tuỳ theo ngày).
Các món gà:
Gà nướng ống tre
Gà nướng lá chanh
Gà hấp bia
Gà hấp hành
Và các món gà khác, (tuỳ theo ngày).
Ngoài các món ăn trên, nhà hàng còn rất nhiều món ăn khác như: món lẩu, món xào, món hấp, món mỳ sợi, món súp, món rau, món chay.
|
|
|
|
|
|
|
|
07 Phạm Ngũ Lão |
|
Thừa Thiên Huế |
|
|
|
|
Nhà hàng này chủ yếu dành cho khách tây khi đến với Huế, mình có nhận xét như vậy bởi vì trúng ngày gì hay sao ấy, mình đến đây gặp toàn khách nước ngoài, còn khách Việt thì leo teo được dăm người.
Các món ăn ở đây đa phần là món Huế có một số món Á, Âu nhưng ít được tụi mình ngó tới bởi vì mấy cái món đó không phải đến Huế để ăn. Mình liệt kê ra một số món mình cảm nhận là ngon khi thử ăn ở đây nhé!
Bánh nậm, màu của tôm nhìn cho cái bánh hơi bị hấp dẫn, ăn vào không cảm giác ngán và ngấy của bột mà rất thanh và ngon, ăn lien tù tì được 4 cái.
Nước mắm, không có ngọt như ở miền Nam đâu, có thể là người Nam sẽ ăn không hợp nhưng mình thì cái gì ngon là ăn được tuốt.
Món tôm nhúng nhấm cũng khá là đặc biệt tôm tươi và ngọt..
Gía ở đây thuộc loại đắt trong khu vực, nếu muốn ăn thì bạn nên thủ sẵn 1tr nhé! Không thui là không đủ đâu.
|
|
|
|
|
|
|
|