Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
DJ - nguyenlongboy
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 23/7/2009

Tổng Lượt Xem:  10600

15 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá

Địa phương: Phân loại:   
      Lời bình đầu tiên
Vịnh Vân Phong 23/07/2009
Huyện Vạn Ninh
Khánh Hòa
 
• Các chuyên gia của Hiệp hội Du lịch Thế giới (OMT), Chương trình Phát triển du lịch Liên Hiệp Quốc (PNUD) và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam (IRDT) cùng thừa nhận rằng: nơi đây có đủ các điều kiện tối ưu để phát triển du lịch. Trong dự án VIE89/003, OMT ghi rõ: “Bán đảo vịnh Vân Phong, là một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất trong khu vực Châu Á và Viễn Đông, vượt xa Phuket (Thái Lan) và có thể so sánh được với bãi biển tuyệt mỹ ở Sierra Leone (châu Phi). Vịnh Vân Phong là một trong những nguồn dự trữ của ngành du lịch nghỉ ngơi nhiệt đới...”.
• Từ Nha Trang, đi thêm khoảng 50km nữa bạn sẽ có cơ hội khám phá vịnh Vân Phong, một thiên đường nhỏ còn hoang sơ và độc đáo.
• Vân Phong, người Pháp gọi là Port Dayot (tức Bến Gối) nằm ở phía bắc trên địa phận hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hoà. Cách thành phố Nha Trang 50km, cách thị xã Tuy Hoà 35km, chạy từ chân núi Mã Cảnh đến chân phía bắc núi Phước Hà.
• Được bao bọc bởi bán đảo Hòn Gốm dài hơn 30km, Vân Phong có địa hình rất phong phú, đặc biệt là hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu kín gió, bờ và bãi biển, cồn cát hấp dẫn và là khu vực có hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật biển nông ven bờ... hấp dẫn cho rất nhiều loại hình kinh tế.
• Thật vậy, có thể nói khu vực Vân Phong-Đại Lãnh là một trong những khu du lịch sinh thái biển đẹp nhất ở nước ta và trong khu vực, đặc biệt là hệ sinh thái tự nhiên hoang dã thuộc vào loại hiếm có ở khu vực Đông Nam Á. Bãi biển ở đây rộng, đẹp, cát trắng mịn, nước biển xanh, trong vắt ven bờ là rừng dương xanh.
• Phong cảnh Đại Lãnh vừa tú vĩ vừa hữu tình cho nên từ xưa đã được liệt vào danh thắng của VN. Vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836) vua đã sai thợ chạm hình Đại Lãnh vào tuyên đỉnh là một trong chín đĩnh đồng to lớn để trước sân Thế Miếu ở Thần Kinh. Đến năm Tự Đức thứ 6 (1853) Đại Lãnh được liệt kê vào từ điển. Đó là một vinh dự lớn của Khánh Hoà, không phải danh sơn nào cũng được dự phần.
• Đặc biệt ở đây nhiệt độ ấm áp quanh năm, cảnh quan đặc sắc và môi trường tự nhiên hầu như còn được giữ nguyên vẹn chưa bị ô nhiễm, thực sự là một nơi có những điều kiện lý tưởng để xây dựng thành một khu du lịch biển hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế, bởi theo đánh giá nếu xây dựng một khu vực tương tự nhân tạo phải mất 30 tỉ USD.
• Hơn nữa Vân Phong - Đại Lãnh nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á, với khoảng cách gần như nhau tới thủ đô của các nước trong khu vực. Đây cũng là một ưu thế phát triển du lịch vì chỉ sau 2 giờ bay du khách có thể tới được điểm nghỉ ngơi tuyệt vời với những cảnh quan và môi trường lý tưởng.
• Sau khi con đường chạy từ đèo Cổ Mã đến Đầm Môn dài 18km được đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du khách đến Vân Phong tắm, lặn biển, ngắm cảnh, tham quan những làng đảo như Đầm Môn, Ninh Đảo, Khải Lương, Vĩnh Yên và Điệp Sơn. Trong đó lý tưởng nhất là Đầm Môn với hơn 30 bãi tắm hầu hết vẫn còn hoang sơ như Sơn Đừng, Bãi Tây, Bãi Búa, Bãi Nhàu, Bãi Lách…
• Dù không biết bơi, chỉ cần mặc áo phao và đeo kính lặn, với một hướng dẫn viên dìu phía sau, khách cũng có thể tận mắt nhìn và tận tay chạm vào các loại san hô đủ màu sắc như san hô gạc, san hô sao, san hô ống, hải quỳ…Đặc biệt là những rặng san hô bàn, có chiều cao hơn 3m với độ rộng bề mặt được hình thành từ hàng trăm năm mà nhiều người có thể đứng lên trên cùng một lúc.
• Đến Vân Phong không thể không đến bãi Xuân Đừng. Xuân Đừng độc đáo không chỉ vì làng trên bãi chỉ có 11 hộ dân sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài, mà còn vì sát với làn nước biển mặn là một nguồn nước ngọt ngầm trong bờ cát. Ngồi sát mép nước biển, khách có thể vào lòng cát, đào một hố nhỏ, nước sẽ rỉ ra và vài phút sau lắng trong lại. Mỗi lần thuyền đi ngang bãi, ngư dân đều tận dụng hết xô, thùng ghé lấy nước ngọt. Cư dân của làng cũng sinh hoạt, nấu nướng bằng chính nguồn nước ngọt trời cho ấy.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu