Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Trùm khách sạn
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 6/10/2008

Tổng Lượt Xem:  49048

646 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Tỉ lệ điểm đánh giá
5 sao -
 1
4 sao -
 13
3 sao -
 9
2 sao -
 0
1 sao -
 0
Danh mục địa điểm đánh giá

Địa phương: Phân loại:   
      Lời bình đầu tiên
Siêu thị Co.op mart Tràng Tiền 03/11/2008
6 Trần Hưng Đạo, Thành phố Huế
Thừa Thiên Huế
 
Bạn có thể đến đây mua nhiều thứ như quần áo, giày dép, thức ăn, hàng tiêu dùng. Mình đi du lịch nhưng vẫn thích đến siêu thị mua đồ vì bảo đảm rằng bạn không bị chặt chém.

Đây là một trong những siêu thị lớn nhất ở Huế, không giống như Sài Gòn Huế không có nhiều siêu thị đâu.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Thác Prenn 16/10/2008
Quốc lộ 20, Thành phố Đà Lạt
Lâm Đồng
 
Ðể vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn, tựa chiếc nơ xinh xắn bắc ngang dòng suối có tay vịnh.

Du khách có thể men theo những lối nhỏ để đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo hoa viên ngắm nhìn muôn hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cây cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ðặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể lướt ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng. Ðến thác Prenn, du khách còn được tham gia những trò chơi của người bản xứ: bắn nỏ, bắn tên, uống rượu cần…

Prenn có một món đặc sản nổi tiếng là món cháo cá lóc. Cá được róc bỏ xương, ăn với mù tạt (món ăn truyền thống của người Nhật Bản) tạo cho du khách một cảm giác khó quên. Chỉ cần 160.000đ, một nhóm du khách khoảng 4-6 người đã có thể dùng bữa cháo cá lóc bên dòng thác chảy róc rách.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Bảo Tàng Lâm Đồng 16/10/2008
4 Hùng Vương, Thành phố Đà Lạt
Lâm Đồng
 
Nằm trên đường Hùng Vương, cách trung tâm Đà Lạt gần 3km. Xưa kia từng là biệt thự của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào (bố vợ Bảo Đại) sau đó tặng cho hoàng hậu Nam Phương. Từ cuối năm 1999 được dùng làm Bảo tàng Lâm Đồng.

Ở đây có trưng bày nhiều hiện vật quý hiếm về lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, trang phục của các dân tộc bản địa đang sinh sống trên đất Lâm Đồng và các hiện vật khảo cổ học di chỉ Cát Tiên.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Dinh Toàn Quyền 16/10/2008
Trần Hưng Đạo, Thành phố Đà Lạt
Lâm Đồng
 
Là dinh thự mùa hè của toàn quyền Decoux hay còn gọi là Dinh toàn quyền. Toạ lạc trên một đồi thông có diện tích 16 ha ờ đầu đường Trần Hưng Ðạo, cách trung tâm thành phố 2 km về hướng Ðông nam. Ở đây phong cảnh rất đẹp, có thể nhìn thấy mặt hồ Xuân Hương thấp thoáng qua những tán lá thông, xa xa là đồi Cù với những dải cỏ non xanh biếc. Dinh được xây dựng từ năm 1933 -1937, gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Decoux còn xây dựng những đường hầm bí mật rất kiên cố, được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang khoảng 1.5 m và cao hơn 1m có nhiều ngóc ngách được đổ bê tông chắc chắn.

Dưới thời Ngô Ðình Diệm, Dinh II trở thành nơi nghỉ mát của gia đình cố vấn Ngô Ðình Nhu. Hiện nay Dinh II là nhà khách của UBND Tỉnh Lâm Ðồng.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Chùa Linh Sơn 16/10/2008
Nguyễn Văn Trỗi, Thành phố Đà Lạt
Lâm Đồng
 
Chùa Linh Sơn toạ lạc trên đường Nguyễn Văn Trỗi tại một ngọn đồi rộng 4 ha, cách trung tâm thành phố Ðà Lạt gần 1 km về hướng Tây Bắc. Chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa cổ kính và đẹp của Ðà Lạt. Chùa được xây dựng từ năm 1936 – 1940 theo lối kiến trúc Á Ðông, hai mái xuôi hơi cong phía cuối, trên đỉnh mái có đắp đuôi rồng uốn lượn theo thế “ lưỡng long triều nguyệt “ như các chùa cổ của kinh thành Huế. Trước chùa có 04 trụ lớn, dưới diềm mái là mảng trang trí hao văn hình “chữ Vạn”cách điệu. Hai bên bậc cấp dẫn vào chánh điện cũng có cặp rồng há miệng được khắc chạm công phu tượng trưng long thần hộ trì Phật pháp.


Bên trong chùa được bài trí nghiêm trang. Chánh điện thờ Ðức thích Ca Mâu Ni bằng đồng, nặng 1.250 kg, cao 1m70 được đúc năm 1952. Phía sau là tổ đường nơi thờ Ðạt ma cùng các vị tăng ni đã viên tịch và vong linh các phật tử được gia đình ký thác tại Chùa. Trong chùa có phòng phát hành kinh sách do giáo hội ấn tống. Ngoài ra chùa Linh Sơn còn có một giảng đường khá lớn, được xây dựng năm 1972, nay là Trường Cơ Bản Phật Học của Tỉnh Lâm Ðồng
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Hồ Than Thở 16/10/2008
Chi Lăng, Thành phố Đà Lạt
Lâm Đồng
 
Hồ Than Thở - Truyền thuyết về một mối tình buồn

Mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt, du khách trước hết mong muốn đến hồ Than Thở - một thắng cảnh thơ mộng gắn với nhiều truyền thuyết về tình yêu dang dở của lứa đôi.

Hồ ở cách trung tâm thành phố 6km về hướng Chi Lăng. Thời Pháp, tên hồ là Las des Soupirs. Sau 1976 còn có tên là hồ Sương Mai, nhưng du khách vẫn gọi là hồ Than Thở.

Trước đây chung quanh hồ là rừng thông. Du khách có thể đi bộ hoặc đi ngựa trên những thảm cỏ xanh rì, nghỉ chân ở những nhà dù mái tranh đơn giản ngắm nhìn những giò phong lan rực rỡ toả ngát hương thơm.

Hướng dẫn viên du lịch kể nhiều tình sử về hồ, những đậm nét nhất vẫn là câu chuyện về mối tình của Hoàng Tùng và Mai Hương – con cái những nhà trâm anh thế phiệt ở miền xuôi nhưng vì cha ông họ không sống nổi dưới ách thống trị hà khắc nên phải bỏ lên vùng này sinh sống.

Ngày kia có tin giặc ngoại xâm giày xéo quê nhà, triều đình kêu gọi toàn dân chống giặc. Chàng trai Hoàng Tùng đành chia tay với người yêu lên đường cứu nước.
Bên hồ vắng, cặp trai tài, gái sắc nguyện thề thuỷ chung chờ ngày tái hợp. Nhưng tin dữ đưa về: Hoàng Tùng tử trận. Mai Hương vô cùng đau khổ. Trong cơn tuyệt vọng, nàng đã đến nơi ngày xưa hai người hò hẹn, khóc than thảm thiết rồi trầm mình vào lòng nước xanh tự vẫn.
Ít lâu sau, chàng trai chiến thắng trở về.

Người yêu đã mất, Hoàng Tùng nhớ lại lời hẹn biển, thề non thủa trước và lấy lòng hồ xanh thẳm kết thúc cuộc đời để giữ một mối tình chung thuỷ. Cảm thương đôi trai gái bạc mệnh, từ đó rừng thông rì rầm khúc nhạc bi ai. Người đời gọi hồ Than Thở từ dạo ấy.

Rất tiếc, có lúc tưởng chừng hồ Than Thở như bị xoá tên vì nạn phá rừng thông lập vườn trồng rau, vì nạn đào đãi thiếc bừa bãi ven hồ. Nhưng có lẽ thấu hiểu cảnh quan này là vô giá đối với Đà Lạt nên hồ từng bước được khôi phục, tôn tạo. Ước gì hồ trở lại đẹp như xưa!
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Vườn hoa thành phố 16/10/2008
2 Phù Đổng Thiên Vương, Thành phố Đà Lạt
Lâm Đồng
 
Nằm ở cuối hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung tâm thành phố 2km. Ngày xưa, đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 đã được nâng cấp lên thành công viên hoa Thành phố Đà Lạt.

Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày “bộ sưu tập” về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt với hàng trăm giống hoa khác nhau. Ngoài các giống hoa truyền thống mà du khách đã biết như Cẩm tú cầu, hồng, hồng ri, xác pháo, mimosa; tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt từ 10 năm nay như các loại cúc, hồng, đồng tiền, đỗ quyên, trà mi...

Ở đây có một khu vườn địa lan, phong lan khá lớn và thuộc loại đẹp nhất của Đà Lạt đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua bán trao đổi của khách hàng. Vào dịp Tết nguyên đán hàng năm, đây là nơi diễn ra Hội hoa Xuân tập hợp những nghệ nhân chơi hoa, địa lan, phong lan, cây cảnh, tiểu cảnh - non bộ của Đà lạt và các tỉnh thi tài.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Thung Lũng Tình yêu 16/10/2008
Khu vực Ða Thiện, Thành phố Đà Lạt
Lâm Đồng
 
Cách Ðà Lạt 5km về hướng Bắc. Từ thời Pháp đã được biết đến với cái tên Valleyd’Amour. Năm 1953, đổi thành Thung Lũng Tình Yêu. Năm 1972, người ta cho xây dựng một đập ngăn nước dùng cho sản xuất nông nghiệp khu vực Ða Thiện nên mới có tên Hồ Ða Thiện.

Ưu điểm của thắng cảnh này là có nhiều đồi thông đẹp, thoai thoải (đồi Ðịa Ðàng), một địa điểm lý tưởng cho việc đi chơi picnic.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Lâu đài mạng nhện 16/10/2008
3 Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Đà Lạt
Lâm Đồng
 
cách trung tâm Đà lạt chừng 1km về phía Tây-Nam, biệt thự Hằng Nga hay Lâu đài Mạng Nhện là tên gọi công trình kiến trúc của Tiến sĩ Đặng Việt Nga mà theo nhận xét của một du khách nước ngoài, đây là "tòa lâu đài độc đáo, khác thường và hoang tưởng nhất Việt Nam, nếu không nói là của vùng Đông Nam Châu Á".

Qua vòm cổng nhỏ, du khách sẽ như lạc vào một thế giới cổ tích, huyền thoại hay chốn thiên thai ở hồng trần. Với những “gốc cây cổ tích” thời hiện đại được làm bằng bê tông cốt thép mà ở đó những căn phòng được khoét lõm vào một cách độc đáo, huyền hoặc

Tham quan, hoặc nghỉ lại nơi đây, du khách sẽ ngỡ ngàng khi tiếp cận căn phòng "tự giới thiệu" với nhiều hình chân dung nữ chủ nhân qua các thời kỳ và các bài báo viết về công trình hơi vô thường này được trình bày cũng rất kỳ thú... một chút hoang tưởng hay một chút gì đó về cung đường nơi trần thế!? Du khách có dịp để tưởng tượng, hoài cảm những gì đã qua… ở chốn như thuở “hồng hoang” này.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Thác Liêng Rơwoa (Thác Voi) 16/10/2008
Thị trấn nam Ban, Huyện Lâm Hà
Lâm Đồng
 
Thác voi cách Ðà Lạt 24km về phía Tây Nam , thuộc thị trấn Nam Ban , huyện Lâm Hà. Ðây là một thăng cảnh độc đáo của tỉnh Lâm Ðồng được du khách biết đến trong những năm 90. Tuy xa, nhưng những du khách yêu thiên nhiên dù chỉ một lần đến đây khi ra về khó mà quên được vẻ đẹp hoành tráng của thác nước này.

Thác Voi quả là bức tranh sinh động mà thiên nhiên đã khắc hoạ nên. Vào những ngày nắng đẹp, qua làn sương khói mờ mịt bốc lên lấp lánh 7 sắc cầu vồng, ta có cảm giác một đàn voi đang tắm dưới chân thác. Tiếng của gió ngàn hoà với tiếng thác đổ, khiến cho ta liên tưởng đến tiếng gầm thét của chúng.

Thác voi – cái tên không biết có từ bao giờ và do ai đặt. Theo truyền thuyết của đồng bào K’Ho kể rằng: Ngày xưa thú rừng rất yêu mến nàng Bian con của tù trưởng bộ tộc Chil. Khi hay tin nàng sắp “bắt chồng” là chàng Lang– một tù trưởng của bộ tộc Lạt, voi rừng vùng La ngư Thượng mừng lắm, chúng kéo về dự đám cưới. Nhưng khi đến ngọn thác này thì nhận được tin hai người đã chết vì sự thù hận của bộ tộc. Cả đàn voi rừng gào thét suốt mấy ngày đêm rồi lăn ra chết và hoá đá. Thương xót chúng, thần núi Langbiang khóc hết ngày này sang ngày khác, nước mắt chảy thành suối tắm mát, vỗ về cho đàn voi suốt đời.

Chuyện xưa là vây, song khi đặt chân đến thác Voi, du khách không khỏi bâng khuâng khi về với khung cảnh hoang dã và hùng vĩ này.

Ai đi rồi chia sẻ thêm nhé!
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
 
Trang: 1 2 3 Tiếp