Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
snow
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

124 Trần Văn Quang, P10, Q.Tân Bình
Gia nhập: 5/3/2009

Tổng Lượt Xem:  73885

1118 điểm
Lời cảm ơn
0
0
1
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Tỉ lệ điểm đánh giá
5 sao -
 13
4 sao -
 46
3 sao -
 14
2 sao -
 3
1 sao -
 0
Danh mục địa điểm đánh giá
Lời bình
  •       07/03/2009
    Nhà Thờ Hạnh Thông Tây
  • 53/7 Quang Trung
  • Dù đến bất cứ nhà thờ nào nơi đó cũng cho tôi cảm giác bình yên và thanh thản, có phải chăng đó là niềm tin tôn giác hay sự thân wen nơi từng gắn bó. MÌnh cũng truy cập đc 1 ít lịch sử cũng như kiến trúc ngôi nhà thờ này:
    Lịch sử
    Nhà thờ Hạnh Thông Tây do ông Lê Phát Đạt, một trong 4 đại điền chủ lớn nhất Nam Bộ bỏ tiền xây cất (ông ngoại của Hoàng hậu Nam Phương) với số tiền dư khi xây dựng xong nhà thờ Huyện Sỹ. Nhà thờ khác cũng do ông bỏ tiền ra xây là nhà thờ Chí Hòa (đường Cách mạng tháng tám - quận Tân Bình. Thời điểm xây có lẽ khoảng những năm đầu thế kỉ 20 (nhà thờ Huyện Sĩ xây năm 1902).
    Kiến trúc
    Nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine, mô phỏng Vương cung Thánh đường Saint Vitale ở thành phố Ravenna, Ý. Trong khi đa phần nhà thờ ở Việt Nam đều theo phong cách Kiến trúc Gothic hoặc Roma.
    Phía trên cửa trước Nhà thờ Hạnh Thông Tây có tượng thánh Sylvester. Trên nóc vòm nhà thờ được trang trí tranh mosaic theo phong cách Byzantine mô tả cảnh Jesu chết trên thập giá, một số hình ảnh các vị thánh như Thánh Giu-se và Chúa Jesus Hài Đồng, và 11 Nữ thánh là An-na, Madeleine, Veronica, Lucia, Cecilia,Agnes, Claire, Jean d'Arc, Germaine.
    Bên trong, người ta dùng gạch của Ý để xếp thành hình giống như nhà thờ Thánh Assisi hay Thánh Maria của Ý.
    Ngoài ra, nhà thờ còn có hai mộ tượng của ông bà Lê Phát An (con trai cả của ông Lê Phát Đạt, cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương) nằm đối diện nhau, do hai nhà kiến trúc và điêu khắc Pháp nổi tiếng thực hiện. Hai ngôi mộ này (tương tự như mộ ông bà Lê Phát Đạt ở nhà thờ Huyện Sĩ) toàn thể đều khắc bằng đá cẩm thạch và hoa cương. Đặc biệt hai pho tượng chân dung của ông bà Lê Phát An rất mang tính "Nam Bộ" đang quỳ cầu nguyện và thương tiếc, được điêu khắc vô cùng đẹp và sống động theo phong cách Phục Hưng. Mộ của ông Lê Phát An thì có cái tượng bằng cẩm thạch của vợ mặc áo dài quỳ gối, còn bên mộ vợ thì có tượng cẩm thạch của chồng mặc áo dài qùy gối.

 

Vui lòng đăng nhập để gửi góp ý của bạn!