Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
shymanHn
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

46/19/9 Kim Dong
Gia nhập: 18/2/2008

Tổng Lượt Xem:  88811

1613 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Tỉ lệ điểm đánh giá
5 sao -
 11
4 sao -
 74
3 sao -
 19
2 sao -
 1
1 sao -
 4
Danh mục địa điểm đánh giá
Lời bình
  •       21/03/2008
    Chùa Hà
  • Chùa Hà
  • Thủ đô Hà Nội có rất nhiều đình, chùa đẹp có tiếng.Trong số đó, phải kể đến Chùa Hà-một trong những quần thể đẹp và thu hút rất nhiều phật tử, du khách, và ngay cả các bạn trẻ Hà Thành.

    Chùa Hà có tên tự là Thánh Đức, nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội( Đường cắt ngang Xuân Thủy-gần trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội). Chùa nằm ở vị trí phía Tây kinh thành Thăng Long, nổi tiếng là một vùng quê văn hiến của Xứ Đoài xưa.
    Tương truyền chùa được xây dựng từ rất lâu đời, tường xây bằng gạch vồ, lợp lá gồi, xưa có tên là chùa Vồi. Đến đời vua Hy Tông có hai người quê làng Thổ Hà (Bắc Giang) sang trở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong, ngoài thành Thăng Long. Do buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà (đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dan xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ, và ngược lại).

    Chùa Hà xưa hướng Tây nhìn lên sông Nhuệ, tam bảo 5 gian rộng, hậu cung 3 gian theo kiểu chữ đình, bên cạnh là điện mẫu.

    Chùa Hà được xây dựng trên vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời. Chùa thờ Phật, thờ Tổ, thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian.
    Hiện nay, Chùa Hà được nâng cấp, xây dựng lại rất khang trang, bề thế. Tam quan chùa Hà rất đẹp, gác co 3 cấp nâng nhau, đao mái cong vút như bay lên. Quả chuông treo ở đây đúc năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793) thời Tây Sơn, cao 1,3, đường kính 73cm. Quai của quả chuông có đôi rồng đấu lưng vào nhau thành hình cầu vồng cân đối trang trí đẹp. Bài minh khắc trên cả 4 mặt chuông do giáo thụ Nguyễn Khuê soạn có giá trị tư liệu phản ánh tính chất dân chủ, ảnh hưởng chữ Nôm và vấn đề Phật giáo thời Tây Sơn.


    Năm 1995, Chùa Hà đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

    Đến tham quan Chùa Hà, Đình Hà, ta tìm thấy giá trị lịch sử - văn hóa ẩn tàng trong khối kiến trúc toàn cảnh hoành tráng, thật nghiêm nhưng bình dị; Chùa Hà còn có một điểm thu hút rất nhiều bạn trẻ-nghe một lần không thể không đến, đó là : Cầu tình duyên cực nhạy, hihi...
    Chúc bạn và người thân có những giây phút thanh bình và nếu bạn còn "một mình", sẽ sớm tìm được 1 nửa ý nghĩa sau khi Thăm, Lễ tại chùa Hà.
Các phản hồi: (1)
11
 0
thuyx...
03/04/2008
hi! mình thấy bài viết của bạn khá dài mà cũng rất hay, mình học bên du lịch nên cũng có đọc và hiểu biết một chút về Chùa Hà.Rất vui nếu được làm quen với bạn nhé!
 
 

Vui lòng đăng nhập để gửi góp ý của bạn!