[B]Đái tháo đường là nhóm bệnh lý nội khoa chuyển hóa khá thường gặp. Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình — thấp. Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi ở bệnh nhân trên toàn thế giới. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.[/B]
Thường thì các triệu chứng của tiểu đường giai đoạn đầu rất khó xác định được do chúng gần giống với các vấn đề thường gặp liên quan đến sức khỏe. Mức đường huyết lúc đói thì nhỏ hơn 100mg/dL. Nếu nó dao động trong khoảng 100-125mg/dL thì bạn đã bị tiểu đường.
Việc xử lý sớm bệnh tiều đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác ảnh hưởng từ tiểu đường.
Để phát hiện sớm tiểu đường, các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra 8 triệu chứng sau đây:
1. Khát nước nhiều hơn bình thường
Nếu bắt đầu mắc tiểu đường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Đó là triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, có những trường hợp là do bị mất nước. Vì vậy, bạn nên kết hợp kiểm tra nhiều triệu chứng khác nữa trước khi đưa ra kết luận bị bệnh tiểu đường.
2. Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên có thể do vấn đề về sức khỏe, khả nghi nhất là vấn đề bệnh thận. Nhưng nếu bạn đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2.
3. Tầm nhìn giảm sút
Bạn bị mờ mắt? Tầm nhìn của bạn không còn rõ nét như trước, các vật thể sẽ bị ra khỏi tầm mắt và mờ nhạt dần.
4. Viêm nướu
Khi bị tiểu đường, lợi (nướu) sẽ là nơi nhận ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh tiểu đường, các hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương, khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn được. Nếu không điều trị tiểu đường đúng thời điểm, tình trạng viêm sẽ ngày càng tồi tệ hơn nhiều.
5. Xuất hiện nhiều vết thâm nám
Bị tiểu đường đồng nghĩa với việc sức khỏe làn da cũng bị ảnh hưởng. Trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da. Những khu vực thường bị thâm nhiều điển hình là cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp nối.
6. Sụt cân
Khi bị tiểu đường, lượng glucose trong máu không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc giảm cân đột ngột. Đây chính là dấu hiệu phổ biến mà bạn nên chú ý tới khả năng mắc bệnh tiểu đường.
7. Vết thương lâu lành
Tiểu đường sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương, máu lưu thông kém, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành nhanh. Khi gặp tình trạng này xảy ra, hãy gặp bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
8. Mệt mỏi thường xuyên
Trong giai đoạn tiểu đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông được trong cơ thể bạn. Nhưng do mức đề kháng insulin yếu, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể.
Xem thêm cách phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường: [URL="http://www.tuvansuckhoe.net/"]http://www.tuvansuckhoe.net/[/URL]