Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Trên trời - Dưới đất
Cần tư vấn ly hôn và giành quyền nuôi con khi bị chồng bạo hành lúc say rượu
18/06/2014 | cmwlaw | 624 lượt xem | 23 thảo luận
Em có người bạn thân mà nó đang khổ quá các bác ạ, bạn mình là người hiền lành, thật thà sau khi tốt nghiệp đại học ra trường là lấy chống. Bạn em kết hôn năm 2008, có 1 người con chung với chồng. Anh Đức (chồng bạn mình) làm kỹ sư xây dựng thu nhập ổn định, tuy nhiên do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp khách nên anh Đức thường về nhà trong trạng thái say xin và đôi lúc la mắng đánh đập vợ. Bạn mình ở nhà nuôi con, phụ thuộc hoàn toàn vào tài chính của anh Đức do đó nó cam chịu những tật xấu của anh. Sau khi tỉnh rượu anh Đức đều nhận lỗi lầm và xin nó tha lỗi. Đến tháng 12, 2013 trong một lần sau buổi tiếp khách anh Đức say xỉn về nhà và đã la mắng quát đánh vợ, con anh chạy ra xin cha thì anh cũng đánh khiến con anh phải nhập viện theo dõi, và căn cứ theo mức độ nghiêm trọng của vết thương là vết thương phần mềm tạm thời đến 3%. Bạn mình đã yêu cầu ly hôn nhưng vì ở nhà nội trợ nên tình hình tài chính kém hơn chồng, giờ muốn giành quyền nuôi con thì sợ không được. Có địa nào có kinh nghiệm trong lĩnh vực này tư vấn giúp bạn mình được không ạ?
Tags: tranh chấp nuôi con
0 người yêu thích. Bạn thích bài viết này?
Gởi cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn
Thảo luận
18/06/2014
Thiệt thòi cho chị này quá, bao năm ở nhà làm nội trợ chăm chồng con. Đến lúc cần ra tòa đòi quyền lợi thấy bất công quá
18/06/2014
Bản tính con người khó thay đổi lắm, chia buồn với chị. Chị hãy cố gắng để giành quyền nuôi con nhé, chứ không tội cho bé lắm
18/06/2014
người chồng nhẫn tâm quá. Theo mình biết thì theo Điểm d mục 11 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định cụ thể về vấn đề trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau: “d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”. Theo như nội dung bạn cung cấp thì người chồng tuy có điều kiện nhưng lại hay nhậu nhẹp và đánh con, mà đỉnh điểm là đánh con nhập viện với chấn thương phần mềm 3% do đó nếu để chồng nuôi thì không đảm bảo được sự phát triển về thể chất của người con. Mình chỉ tư vấn cho bạn như vậy thôi, bạn nên tìm đến các công ty luật hay văn phòng luật sư để được giúp đỡ nhiều hơn.
18/06/2014
Trường hợp của bạn nên ly hôn càng sớm càng tốt.
18/06/2014
Bạn ơi, theo phân tích của ban @nguyenrooney thì điểm bất lợi của người bố là rõ rệt, đánh con--> gây tổn thương về sức khỏe và tinh thân của con, làm con không thể phát triển bình thường được. Còn việc người mẹ lo lắng vì không có khả năng kinh tế, thì bây giờ chị ấy đi kiếm việc làm ngay đi (để chứng minh được thu nhập ổn định) thì quyền nuôi con chắc chắn thuộc người mẹ.
2 Phản hồi
18/06/2014
đúng rồi đó bạn.
18/06/2014
dù sao mình vẫn có ưu thế khi ra tòa.
18/06/2014
Nhưng bạn ơi, khuyên 2 v-c nên thỏa thuận với nhau thì tốt hơn ra tòa tranh chấp, như vậy việc giải quyết sẽ nhanh gọn hơn, cả về chia tài sản cũng như quyền nuôi con. Mà anh chồng đi làm rồi nhậu nhẹt tối ngày thì lấy thời gian đâu mà chăm con, nên thỏa thuận để người mẹ được chăm con là tốt nhất
18/06/2014
Chồng kiểu đó cho ở tù, tiếc gì lọai người như vậy. Các công ty luật đầy ra đó, nhờ họ tư vấn cho. chứ ở đó mà than trách cũng chẳng được gì
18/06/2014
Vẫn biết thỏa thuận được với nhau thì cái gì cũng dễ, nhưng với người mà cứ nói rùi lại quên thì sẽ rất khó, chắc chắn a này sẽ đòi quyền nuôi con mà chị này thì không chiu
2 Phản hồi
18/06/2014
thỏa thuận rồi ghi vào văn bản, ký tên, khi ra tòa thì yêu cầu tòa công nhận sự thỏa thuận. Ra tòa thì vẫn có 1 bước hòa giải tại Tòa bạn à. Nhưng làm việc với người thất hứa cũng khó thật
19/06/2014
chứ không phải 2 bước hòa giải á bạn. :v
18/06/2014
Chồng kiểu đó cho ở tù, tiếc gì lọai người như vậy. Các công ty luật đầy ra đó, nhờ họ tư vấn cho. chứ ở đó mà than trách cũng chẳng được gì
18/06/2014
bạn lella85 biết công ty luật nào thì chỉ dùm cho họ đi.
19/06/2014
Chồng như thế này thì tốt nhất nên ly hôn càng sớm càng tốt, tưởng đi làm có ít tiền đem về là muốn đánh vợ con thì đánh sao. Không ly hôn sớm thì có ngày xảy ra chuyện lớn.
1 Phản hồi
19/06/2014
Ly hôn sớm có khi còn lấy được chồng mới sớm đúng không bạn?
19/06/2014
Bạn cứ tham khảo thử công ty Luật Cộng Đồng xem sao. Chỉ cần chị vợ có việc làm ổn định thì sẽ giành được quyền nuôi con. Nói chung có người bên luật sư tư vấn vẫn hơn, để đảm bảo quyền lợi cho mình
2 Phản hồi
19/06/2014
Bạn cho bạn ấy địa chỉ cụ thể luôn đi, nếu được cho luôn số hotline để bạn ấy chủ động liên lạc. Mà không biết chi phí luật sư thế nào bạn nhỉ? Mình có mấy việc cũng muốn nhờ luật sư tư vấn nhưng không biết chi phí thế nào nên cũng chưa đi
19/06/2014
Công ty Luật Cộng Đồng này có uy tín không bạn?
23/06/2014
Chào các bạn! Khi ly hôn thì các bên tự thỏa thuận về việc chia tài sản và người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được, thì Tòa án sẽ giải quyết như sau: Thứ nhất, về việc chia tài sản chung của vợ chồng: về nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng hình thành trong thời ký hôn nhân sẽ chia đôi, mỗi người một nửa. Thứ hai, xác định người có quyền trực tiếp nuôi con: Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác Chúng tôi nhận thấy rằng nếu như bạn và chồng không thể thỏa thuận về việc ai là người tực tiếp nuôi con thì bạn vẫn có một vài lợi thế trong việc được nuôi con như: khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, tình cảm và đặc biệt chồng bạn thường xuyên về nhà trong trạng thái say xỉn, đánh con sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của người con. Tuy nhiên Tòa sẽ xem xét về khả năng tài chính của bạn, vì vậy bạn cần chứng minh mình có 1 khoản tiền riêng, bạn cũng nên có 1 công việc ổn định để có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống sau này của 2 mẹ con và tạo thêm lợi thế cho mình (người chồng không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho việc nuôi con của người mẹ). Mọi thắc mắc xin liên hệ Công ty Luật Cộng Đồng Điện thoại: 042220.9868/ 0913300104
23/06/2014
Thiếu sự quan tâm, chăm sóc và tình thương yêu của một trong hai người sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tính cách và cuộc sống của con. Các bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định.
1 Phản hồi
23/06/2014
Đi không được, ở cũng không xong, ai quyết tâm gỡ khỏi cái vòng luẩn quẩn thì sẽ thành công
24/06/2014
Ly hôn là chuẩn nhất
Cùng người đăng
Tranh chấp chia thừa kế với con chồng khi không có...
10/06/2014
509 lượt xem, 16 thảo luận
Giao đất cho chồng có đòi được không?
29/05/2014
1011 lượt xem, 13 thảo luận
Tiêu điểm trong tuần
Thu mua phe lieu sat nhanh gọn, sạch đẹp
08/03/2019
219 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi thumuaphel...
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ nhiều phải làm sao?
16/11/2016
1172 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi xuanhathud...
Nhận ship hàng hóa từ trên Ebay về Hà Nội uy tín
17/01/2017
354 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi xuanhathud...
Điện thoại Xiaomi dùng có tốt không?
28/02/2017
718 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi xuanhathud...
Thuốc Utrogestan 100mg có tác dụng gì?
20/01/2017
689 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi xuanhathud...
Ẩm thực | Giải trí | Mua sắm - Thời trang | Làm đẹp - Sức khỏe | Du lịch | Dịch vụ | Học tập | Trên trời - Dưới đất
Email cho bạn bè
X
Tên người gởi:  
Không phải là thổ địa abc@yahoo.com Email cách nhau dấu phẩy (,)
Lời nhắn