Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt chị em trung bình khoảng 28-30 ngày, tùy cơ địa mỗi người thì chậm kinh khoảng 3-4 ngày thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu chậm kinh quá dài thì chị em nên đi khám để chẩn đoán sức khỏe sinh sản. Vậy chậm kinh là dấu hiệu bệnh phụ khoa hay mang thai?
“Chào bác sĩ. Năm nay em 23 tuổi, chưa có gia đình. Em và người yêu có quan hệ tình dục với nhau, bạn trai có sử dụng bao cao su. Bình thường chu kỳ kinh em khá đều đặn, khoảng 28 ngày, thời gian hành kinh khoảng 3-4 ngày. Tuy nhiên, tháng gần nhất thì em bị chậm 7 ngày, em khá lo lắng sợ mang thai. Vậy xin hỏi bác sĩ, liệu chậm kinh là dấu hiệu bệnh phụ khoa hay mang thai ạ. Cảm ơn bác sĩ.”
Chậm kinh có thể dấu hiệu mang thai?
Bác sĩ sản phụ khoa cho biết: “Như bạn nữ giấu tên có chia sẻ, trước đó có quan hệ tình dục với bạn trai và sử dụng biện pháp tránh thai bao cao su. Tuy nhiên, đeo bao cao su bạn vẫn có thể “dính bầu” nếu “áo mưa” bị tuột hoặc trước khi đeo thì bạn nam có giao hợp nhưng không đeo. Khi được kích thích thì dương vật sẽ tiết ra một chút dịch nhờn ban đầu, dịch này có thể chứa “tinh binh” nên tỉ lệ mang thai vẫn có.”
Theo cơ chế, khi quan hệ tình dục và xuất tinh trong (không sử dụng biện pháp tránh thai), thì tinh trùng chờ cơ hội gặp trứng để thụ tinh. Nếu “tinh binh” chưa gặp trứng, thì chúng có thể “nằm chờ” trong cơ thể nữ giới khoảng 3-5 ngày để đến ngày rụng trứng. Khi trứng được thụ tinh sẽ đến tử cung và làm tổ, thời gian mất khoảng 6-10 ngày.
Ngoài trễ kinh thì khi mang thai còn có thêm một số dấu hiệu như buồn nôn, nôn khan, đau, căng tức ngực, ra nhiều khí hư, đau lưng…
Do đó, nếu bạn nữ chậm kinh 7-10 ngày, thử que thử thai báo 2 vạch thì bạn đã mang thai. Để chính xác hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám nhằm chẩn đoán có mang thai hay không.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu có thai
Chậm kinh là dấu hiệu các bệnh lý phụ khoa
Trễ kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể là cảnh báo các bệnh lý phụ khoa. Cụ thể như sau:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Khi tuyến trong tử cung xâm lấn ra ngoài, hiện tượng tiết dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm lộ tuyến. Triệu chứng điển hình là trễ kinh, khí hư có mùi, chảy máu âm đạo, mắt thường có thể lộ tuyến, soi bằng máy sẽ thấy niêm mạc cổ tử cung lở loét…
Đa nang buồng trứng: Khi buồng trứng xuất hiện nhiều nang trứng, cơ thể phụ nữ tiết androgen (nội tiết tố nam), khiến trứng không rụng hoặc rụng không đều, dẫn đến trễ kinh hoặc mất kinh. Bên cạnh đó, việc tăng hormone sinh dục nam testosterone khiến chị em mọc lông nhiều ở ngực, tay chân, mọc ria mép, giọng nói trầm, rụng tóc, thậm chí bị hói đầu. Đa nang buồng trứng có thể gây biến chứng vô sinh, đau tim, sinh non, sảy thai, thậm chí gây ung thư nguy hiểm tính mạng.
U xơ cổ tử cung: Chị em tuổi mãn kinh có nguy cơ cao bị u xơ cổ tử cung, lên đến 80%. Triệu chứng điển hình u xơ cổ tử cung là trễ kinh, khí hư bất thường có màu đen, vùng kín có mùi hôi, đau bụng kinh…U xơ nếu không được điều trị kịp thời hoặc tự ý điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản và biến chứng ung thư cổ tử cung – căn bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao.
Các bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp có nhiệm vụ điều chỉnh trao đổi chất, tác động đến nồng độ hormone. Do đó, tuyến giáp quá tải hoặc yếu đi sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, gây trễ kinh.
Bên cạnh đó, chị em bị trễ kinh có thể do căng thẳng tâm lý, áp lực công việc hoặc lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc an thần, kháng sinh…
Chậm kinh nên làm gì?
Khi bị chậm kinh, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên phụ khoa hoặc trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa phụ sản tư vấn miễn phí để được hướng dẫn cụ thể.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay điều trị bằng bất cứ biện pháp nào nếu chưa có chỉ định của bác sĩ vì chậm kinh có mang thai hoặc do bệnh lý.
Nếu chị em mang thai, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Mang thai là thời gian rất quan trọng, chị em nên thận trọng để phòng ngừa lây nhiễm hoặc mắc bệnh nguy hiểm khác.
Trường hợp trễ kinh 1-2 ngày không kèm theo triệu chứng bất thường khác, chị em không cần phải điều trị, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý. Có thể dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt.
Đối với bạn nữ mắc bệnh viêm phụ khoa, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, đồng thời cân bằng môi trường âm đạo, điều hòa kinh nguyệt.
Nếu mắc u xơ cổ tử cung, đa nang buồng trứng, chị em có thể phải điều trị bằng ngoại khoa nhằm bảo vệ chức năng tử cung và buồng trứng, ngăn ngừa vô sinh, hiếm muộn.
Trường hợp mắc ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng sẽ có phương pháp điều trị riêng biệt như hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật. Thậm chí người bệnh có thể phải cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tử cung, buồng trứng để tránh di căn.
Chị em nên tìm hiểu thêm
khám phụ khoa ở đâu Hà Nội
chi phí khám phụ khoa