Nếu máy tính của bạn bị sự cố, hãy đừng lo lắng hoặc hoảng sợ vì bạn không biết phải làm như thế nào. Bài viết sau đây có thể giúp bạn có một vài mẹo nhỏ để giúp bạn chuẩn đoán máy tính của bạn, cho dù máy của bạn gặp một tình huống nghiêm trọng hơn như máy tính của bạn không hoạt động.
Khi Máy Tính Bạn Gặp Sự Cố !
Máy vi tính đã làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn, nhưng khi bạn đang sử dụng máy tính rồi một ngày chúng bị hư hỏng không còn sử dụng được có thể làm cho bạn cảm thấy thiếu thốn và bực bội. Ngày càng có nhiều người trong chúng ta có một phần cuộc sống tốt đẹp hơn khi bên chiếc máy tính. Từ những tài liệu quan trọng, hình ảnh gia đình và bạn bè hay là các trò chơi giải trí ... máy tính chiếm một lỉ lệ lớn trong cuộc sống đương đại. Khi máy tính của bạn bị sự cố, rất có thể bạn cảm thấy bị mắc kẹt ở một nơi mà bạn không muốn đến, có những tin tốt là bằng cách hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và bắt tay vào sửa chữa chúng.
Rất Có Thể Máy Tính Của Bạn Gặp Những Lỗi Này.
Bước đầu tiên khi bạn gặp khó khăn khi máy tính của bạn gặp lỗi hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân tránh vội vòng can thiệp khắc phục lỗi khi bạn chưa biết nguyên nhân vì sao. Điều này có thể không cần phải bàn tới nhưng nếu như bạn làm không đúng cách bạn sẽ làm cho hệ thống máy tính của bạn tồi tệ hơn.
Nếu hệ thống của bạn chạy rất chậm chạp hơn bình thường truy cập internet rất chậm, hay máy tính khởi động khó khăn chạy được một lúc thì máy bị "treo" đứng không hoạt động nữa rất có thể máy của bạn gặp những nguyên nhân sau:
- Hệ thống tản nhiệt hoạt động không hiệu quả. Bạn hãy mở nắp máy dùng mu bàn tay áp vào đế tản nhiệt CPU và các đế tản nhiệt của các thiết bị khác nếu bạn cảm thấy rất nóng (>70độ C) thì đã đến lúc bạn phải bảo trì lại hệ thống tản nhiệt rồi đó. Hãy tìm hiểu kỹ cách tháo lắp CHIP và linh kiện hoặc nhờ một ai đó am hiểu về máy tính tra keo tản nhiệt và khắc phục lại quạt tản nhiệt hoặc thay mới.
Chú ý: hãy bảo đảm là toàn thân bạn đã được bảo vệ không chạm mass (ground), nếu không bạn sẽ gây nguy hiểm cho bạn và thiết bị.
- Các chân cắm tiếp xúc không tốt.
Sau một thời gian hoạt động các chân cắm rất đễ bị ô xi hoá làm cho chúng tiếp xúc không còn tốt, bạn hãy nhẹ nhàng tháo những card mở rộng, RAM rồi dùng một miếng vải cotton khô và sạch hoặc sử dụng tờ giấy trắng nhẹ nhàng lau chùi hai bên chân cắm sau đó cắm vào lại máy tính để kiểm tra lại.
- Bộ nguồn máy tính của bạn không còn đủ công suất.
Hiện nay đa số máy tính lắp ráp sử dụng nguồn điện của Trung Quốc sản xuất để giảm chi phí sản xuất họ thường ổn áp nguồn điện sử dụng các tụ điện. Sau thời gian hoạt động các tụ điện sẽ bị phù, hoặc nổ làm cho nguồn điện của máy bạn không còn ổn định nữa. Bạn hãy dùng một mở hàn chì tháo tìm những tụ đó ra chợ Nhật mua cái tương đương về thay vào, chú ý là tụ điện (tụ hoá) có phân cực nhé (cực âm và cực dương) và bạn phải mua tụ điện có số điện dung và số volt tương đương. Còn nếu bạn không biết chắc hãy nhờ một bác thợ điện tử giúp bạn.
-
Hệ thống của bạn bị virus nghiêm trọng gây lỗi nhiều tập tin hệ thống. Nếu máy bạn bị nhiễm virus điều quan trọng là bạn không cho phép nó liên lạc với máy tính khác hoặc trao đổi thông tin qua internet, vô hiệu hoá cho đến khi bạn chắc chắn không phải do virus gây ra. Còn nếu máy bạn bị nhiễm virus bạn hãy ngắt kết nối internet và tìm kiếm một chương trình quét virus tin cậy (miễn phí hoặc mua bản quyền), bạn hãy kiểm tra và quét mã độc càng sớm càng tốt nếu không chúng sẽ "bội nhiễm" sẽ làm cho bạn khó khăn khắc phục hơn. Hãu chú ý là máy tính của bạn sẽ bị nhiểm virus lại nếu bạn chưa thật hoàn toàn loại trừ hết mã độc và máy tính của bạn không được bảo vệ bằng một phần mềm diệt virus tin cậy.