Nhiều trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ 2 tháng tuổi gặp tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt hay trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy khiến cha mẹ vô cùng lo lắng không biết trẻ có đang gặp vấn đề về sức khỏe hay không cũng như cách khắc phục tình trạng đi ngoài sủi bọt như thế nào,… Để giải đáp các thắc mắc này, các mẹ cùng tham khảo bài viết trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần, phân sủi bọt có sao không sau đây nhé.

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ngày mấy lần, phân sủi bọt có sao không?
Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài sủi bọt có sao không?
Nguyên nhân trẻ đi ngoài phân có bọt
Trên thực tế và lý thuyết, số lần đi ngoài và màu phân vàng tươi, sùi bọt,… là hiện tượng có rối loạn tiêu hoá nhẹ. Ngoài ra, cũng có thể trẻ bị nóng trong người hay đường ruột bị kích thích, chưa tiêu hóa được hết lượng đường, cụ thể như sau:
– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường hay xảy ra với các bé mới ăn dặm, nguyên nhân là do mẹ cho bé ăn nhiều tinh bột nên đường ruột chưa thể tiêu hết được nên trẻ đi ngoài có sủi bọt.
– Trẻ bị nóng trong người
Phân sủi bọt có thể do trẻ bị nóng trong người. Vì vậy, các mẹ nên cho bé uống nước đầy đủ và bổ sung các chất có tính mát cho bé. Đặc biệt, với trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn thì mẹ cũng cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng của mình để sữa mẹ được mát và chất lượng hơn.
– Đường ruột bị kích thích, chưa tiêu hóa được hết lượng đường.
Thông thường những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì phân thường sền sệt, hơi lỏng, có màu vàng sậm, nhiều nước, chua chứ không đóng khuôn như bé bú sữa bột. Một ngày bé đi ngoài từ 3 – 8 lần, nếu bé đi ngoài phân lỏng, sủi bọt nhầy thì có thể do đường ruột của bé bị kích thích, bé chưa tiêu hóa được hết lượng đường có trong sữa.
Làm gì khi trẻ đi ngoài phân sủi bọt?
Sau đây là cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng đi ngoài sủi bọt, các mẹ cần lưu ý:
– Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn: các mẹ không cần quá lo lắng khi thấy bé đi ngoài ra bọt vì có thể bé bị nóng trong người hoặc sữa mẹ chưa đủ chất. Đối với trường hợp này, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Điều chỉnh lại bữa ăn của mẹ với dinh dưỡng hợp lý, cho bé bú đúng tư thế là có thể cải thiện được tình trạng nhanh chóng.
- Việc ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bản thân và ngay cả cho bé, mẹ nên ăn đa dạng các loại thức ăn, nhưng phải cân đối về số lượng và cả về chất lượng các loại thực phẩm. Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm như sữa chua, bánh mỳ, cháo, rau củ quả và hạn chế các đồ ăn nhanh, nhiều chất béo,…
– Đối với trẻ bú sữa công thức: mẹ cần kiểm tra bé có bị dị ứng với loại sữa đang dùng hay không. Thông thường trẻ sẽ đi ngoài ra bọt từ 2 – 3 ngày khi mới đầu uống sữa công thức vì hệ tiêu hóa của bé cần thời gian để thích nghi, nhưng nếu thấy trẻ đi ngoài ra bọt kéo dài mẹ cần thay đổi loại sữa khác cho bé.
– Đối với trẻ trên một tuổi: mẹ cần điều chỉnh cho trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Mẹ nên tập cho bé thói quen ăn nhiều rau xanh thay vì chỉ uống nước luộc, mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt, nước có gas đóng chai,.. vì đây là những thực phẩm khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và đi ngoài sủi bọt.
Ngoài ra, mẹ cũng phải đặc biệt chú ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Tất cả đồ dùng cho trẻ đều phải thật sạch, được hấp, sấy, tiệt trùng,… để tránh cho trẻ bị nhiễm khuẩn. Khi mua các dụng cụ nuôi dạy trẻ trong giai đoạn nhũ nhi như bình sữa, núm vú, ca uống nước, ty ngậm, đồ chơi, giấy ướt,… các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có uy tín, có thương hiệu, đảm bảo hàng chính hãng, an toàn, có địa chỉ rõ ràng.
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Các bác sĩ khuyên rằng mẹ không cần phải đưa bé đi khám nếu con vẫn ăn ngủ, lên cân đều đặn. Đối với trẻ sơ sinh nếu đi ngoài dưới 10 lần/ngày, sủi bọt, không bốt, bú bình thường thì cha mẹ hoàn toàn yên tâm. Chỉ những trường hợp trẻ đi ngoài nhiều lần, sốt, quấy khóc cha mẹ mới cần đưa trẻ đi khám.
Khi thăm khám, thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có men tiêu hoá dành cho trẻ như Lactomin Plus hoặc Antobio,…. Khi dùng, các mẹ lưu ý không dùng quá 7 – 10 ngày.
Nếu trẻ bị mất nước nhiều, các mẹ cũng có thể cho con uống Oresol khoảng 20-30ml/ 1 lần đi ngoài, chỉ trong ít ngày bé đi ngoài bình thường, không đi ra nước và bọt nữa, bé sẽ hấp thu được thức ăn, khi đó, chắc bé sẽ tăng cân hơn.
>> Quảng cáo dịch vụ: trang web order hàng quảng châu uy tín nhất – hướng dẫn cách bán buôn túi xách quảng châu đạt hiệu quả cao nhất
Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày cũng như biết được trẻ đi ngoài sủi bọt thì có sao không. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh 2 tháng đi ngoài phân có bọt nhầy, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn bộ sau này.