Người Việt thường lấy cảm hứng từ những ngọn núi Fan-xi-păng, dãy núi Hoàng Liên Sơn, vịnh Hạ Long, chùa Hương Tích, Mỹ Đức, vùng núi cao Tây Nguyên… làm đề tựa cho các tác phẩm non bộ ở các khu di tích, chùa chiền, hoặc ở gia đình làm phong cảnh chơi giả sơn.
Tuỳ theo kỷ niệm, hoặc ý thích của từng người. Có người thích chơi núi ở đất cạn, có người thích chơi núi trong bể cảnh. Người thích các thế núi phương Nam, người thích thế núi phương Bắc. Tất cả những điều ấy không ràng buộc như chơi cây cảnh. Nhưng cái khó ở chỗ đục núi, ghép núi. cách trình bày sao cho hợp lý, không gượng ép cho đến khi thấy được sự hùng vĩ, hiếm trở hoặc phong cảnh thơ mộng, hữu tình như mong muốn, không nhất thiết phải tuân thủ luật chơi như chơi cây cảnh.
Nguyên tắc tạo ra hòn non bộ của người Việt
Ở Việt Nam thường có hai kiểu tạo dáng non bộ:
Kiểu thứ nhất: tạo dựng lại những danh lam thắng cảnh, núi, sông, hang động, thác ghềnh nổi tiếng ở Việt Nam, như vịnh Hạ Long, Hòn Gà Chọi, Hòn Chồng, hồ Ba Bể, Bích Động, núi chùa Non Nước, Hòn Vọng Phu, Tô Thị, v.v…
Nguyên tắc tạo ra hòn non bộ của người Việt
Kiều thứ hai: sáng tạo các dạng lạ của phong cảnh theo trí tưởng tượng hoặc theo thần thoại, các sự tích tôn giáo, các hình thể mỹ thuật theo qui ước cồ điển, các dạng linh vật như Thiềm thử quá hải, Mãnh hổ khai địa, Phượng hoàng đảo dực, Sư tử hí cầu, Hoàng hạc hạ sơn (một sơn thể), Long phụng giao đầu, Lưỡng long tranh châu, Phụ tử tình thâm. Mẫu tử tình thâm. Đồng tử bái Quan Âm (hai sơn thể), Thiên địa nhân, Tam Cương (ba sơn thể), Tứ quí (bôn sơn thể), Ngủ hành, Ngũ thường, Ngũ nhạc (năm sơn thể), Thất hiền (bảy sơn thể), Bát tiên (tám sơn thể), Quần lập (nhiều sơn thể)...
Xem tiếp nguyên tắc tạo ra hòn non bộ của người Việt tại đây: