Lớp xi mạ kẽm dễ bị tác động bởi các tác nhân hoạt động trong khí quyển làm nó bị ăn mòn và tạo nên trên bề mặt lớp mạ những vết trắng của các muối kẽm. Để nâng cao tính bảo vệ và cải thiện hình thức bên ngoài cho sản phẩm, cần phải thụ động lớp xi mạ kẽm bằng cách cromat hóa nó. Cromat hóa được tiến hành trong dung dịch axit có mặt của natri cromat hay bicromat. Kết quả của việc xử lý này là tạo nên trên bề mặt kẽm lớp màng thụ động mỏng gồm các hợp chất kẽm oxit, crom oxit, kẽm hydroxit, crom hydroxit và các muối khác có nhiều màu sắc khác nhau…Màng mỏng nhất cỡ 10nm có màu xanh dương, sáng.
Khi nhúng lớp mạ kẽm vào dung dịch thụ động sẽ xảy ra hai hiện tượng là ăn mòn kẽm để tạo nên các hợp chất của kẽm với Crom và hình thành nên lớp mạ thụ động. Dung dịch Cromat hóa thường có các thành phần Cr6+ chất xúc tác và chất khử. Cr6+ được cung cấp từ cromat bicromat, Nồng độ càng cao, hàm lượng Cr trong màng càng lớn và có tính chống ăn mòn càng cao, khi đó màng có màu xanh -> hay còn gọi là xi mạ kẽm trắng xanh. Thời gian thụ động phụ thuộc vào nồng độ axit và chiều dày cần thiết.
http://ximanhutphong.com/category?ma=5