Ngành công nghiệp chế biến sữa nước ta đang trên đà phát triển vượt bậc và sẽ còn tiếp tục mở rộng, phát triển hơn nữa trong thời gian tới vì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sữa rất lớn. Đồng thời ngành công nghiệp này cũng cần đầu tư quy trình chế biến chặt chẽ, an toàn nên cần công nghệ hiện đại. Tuy nhiên dù quy trình CP đến đâu thì cũng phát sinh chất ô nhiễm, đặc biệt là nước thải từ ngành công nghiệp này. Vấn đề là đầu tư xây dựng hệ thống xử lý thích hợp và hiệu quả.
Ngành công nghệ chế biến sữa có nhiều sản phẩm sản khác nhau nhưng đều xuất phát từ hai nguồn nguyên liệu là sữa bò và sữa dê. Nhưng sữa bod vẫn được ưu tiên nhiều hơn vì thị trường tiêu thụ lớn.
Quá trình
chế biến sữa trãi qua khá nhiều công đoạn như sau:
Tiếp nhận sữa=> Xử lý nhiệt=> Thanh trùng=> Gạn lọc=> Tiêu chuẩn hóa=> Đồng hóa sữa=> Khử khí.
Nguồn thải ở nhà máy chế biến sữa phụ thuộc vào sản phẩm sữa tạo ra và quy trình chế biến sản phẩm đó. Nước thải chung của nhà máy là từ quá trình sản xuất và vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị, súc rửa đường ống, bồn chứa, sữa rò rỉ từ các thiết bị và các sản phẩm kém chất lượng phải loại bỏ,…
Đặc trưng nước thải là ô nhiễm hữu cơ rất cao (BOD), ngoài ra còn bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu khác như COD, SS , N, P và chất béo.
Quy trình
công nghệ xử lý nước thải chế biến sữa:
Nước thải=> Hố thu=> Lượt rác tinh=> Tuyển nổi DAF=> Bể điều hòa=>Bể kị khí=> Bể MBBR=> Bể trung gian=>Lọc áp lực=> Khử trùng=> Nguồn tiếp nhận.
Công nghệ xử lý bằng phương pháp kị khí kết hợp với MBBR rất tiên tiến với hiệu quả xử lý cao nhờ vi sinh vật hoạt động kị khí trong UASB và hiếu khí trong
MBBR. Nước thải sau UASB sẽ được giảm tải lượng ô nhiễm rất lớn và tạo điều kiện tối ưu nhất cho MBBR hoạt động. Bể MBBR là bể hiếu khí với giá thể lơ lửng để vi sinh vật hiếu khí dính bám, sinh trưởng và phát triển, vì thế mật độ vi sinh rất lớn hơn rất nhiều sao với các công trình truyền thống. Đồng thời bể MBBR cũng xử lý được các chỉ tiêu N, P do có quá trình thiếu khí khi lớp vi sinh dày lên trên các giá thể lơ lửng trong bể. vì vậy chỉ cần sử dụng hai công trình này ta có thể giải quyết được các chỉ tiêu BOD, COD, N, P. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2008/BTNMT, loại A.
Công ty môi trường Ngọc Lân nhận Xử lý nước thải chế biến sữa