Sự sản xuất ngày càng rầm rộ của các sản phẩm xà phòng — chất tẩy rửa đã chứng tỏ nhu cầu của con người đối với các sản phẩm này là rất lớn. Các sản phẩm tẩy rửa được sử dụng phổ biến hơn ở các gia đình vì tính năng và lợi ích do chúng mang lại. Không đơn thuần là các sản phẩm tẩy rửa thông thường, chất tẩy rửa ngày nay đã trở nên đa dạng hơn về chủng loại và chất lượng cùng với tính năng đi kèm rất hấp dẫn như lưu lại hương thơm, bảo vệ da tay, đánh bật nhanh các vết bẩn,…Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự đặc trưng của nước thải ngành công nghiệp này.
Nước thải từ các nhà máy sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa có 3 nguồn chủ yếu:
- Nước thải sản xuất: chủ yếu phát sinh trong quá trình rửa thiết bị, đường ống vào cuối ca hay thay đổi sản phẩm cùng một số nguyên liệu tồn lưu.
- Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động cảu nhân viên và công nhân từ các khu vệ sinh, nhà ăn,…
- Nước mưa chảy tràn.
Phương pháp
xử lý nước thải sản xuất giặt tẩy là vật lý, hóa học, hóa lý và sinh học.
- Phương pháp vật lý: sử dụng các thiết bị, máy móc để xử lý sơ bộ các chất ô nhiễm trong nước thải, các thiết bị là máy tách rác, song chắn rác, lắng, lọc, …
- Phương pháp hóa lý: là các phương pháp keo tụ- tạo bông, tuyển nổi để xử lý các chất hoạt động bề mặt, SS, độ màu, độ đục,…Các công trình tiêu biểu là Bể phản ứng + Bể keo tụ- tạo bông; Bể tuyển nổi siêu nông DAF;…
- Phương pháp hóa học: dùng các phản ứng hóa học chuyển chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm,…bể khử màu thuộc phương pháp này.
- Phương pháp sinh học: nhờ hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các hợp chất ô nhiễm, có thể là kị khí, thiếu khí hoặc hiếu khí. Các công trình xử lý sinh học như UASB, Anoxic, Mương Oxy hóa, MBBR, MBR, SBR, Unitank, …
Công ty môi trường Ngọc Lân nhận
Xử lý nước thải ngành giặt tẩy