Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), trong 5 năm qua ngành sản xuất giấy đã tăng trưởng mạnh với tốc độ 15-17%/năm. Năm 1975, tổng sản lượng giấy của cả nước chỉ được 28 nghìn tấn/năm, nhưng nay đã vượt 2 triệu tấn/năm, đáp ứng được 64% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo thống kê, cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các nhà máy đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu, vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trường do sản xuất giấy cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành sản xuất giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử lý không đạt yêu cầu. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất giấy bao gồm :các chất hữu cơ hòa tan, cát, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây, các hóa chất, xơ sợi, bột giấy lơ lửng, các chất phụ gia...và đặc biệt nước thải sản xuất giấy có độ màu và hàm lượng BOD, COD rất cao Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy; Nước thải =>song chắn rác => bể lắng cát => bể điều hòa =>bể phản ứng => Bể UASB => Bể hiếu khí => Bể lắng => Bể chứa bùn. Nhìn chung xử lýquy trình xử lý nước thải giấy gồm các công trình: xử lý sơ bộ : loại bỏ các thành phần chất rắn thô, lơ lứng, lắng được nhờ tác dụng của trọng lực. xử lý hóa lý: ổn định nồng độ các chất ô nhiễm, loại bỏ một phần chất rắn chưa xử lý được ở quá trình xử lý sơ bộ và chất hòa tan. xử lý sinh học : lợi dụng hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí để xử lý triệt để hàm lượng COD, BOD, N tổng, P tổng chứa trong nước thải.
Công ty môi trường Ngọc Lân chuyên nhận xử lý nước thải sản xuất giấy trên toàn quốc