GA HÀNG CỎ
Tùy bút của Bǎng Sơn
Những anh lính dõng lính lệ, chân quấn xà cạp nhưng đi đất, đầu đội nón dấu, hàng ngày có nhiệm vụ ra khu vực bãi hoang này mua cỏ về nuôi ngựa, nuôi voi cho nhà vua phủ chúa, đã lặn vào lòng đất Thǎng Long-Hà Nội, nhưng linh hồn các anh có lẽ vẫn còn phảng phất khi Hà Nội có một phố Hàng Cỏ, rồi một ga Hàng Cỏ để đánh dấu cái chợ bán cỏ, những màu xanh non tươi, trông thấy đã tưởng như người cũng có thể ǎn được, lũ lượt từ ngoại thành vào, trên vai gánh của những cô gái thắt lưng hoa đào hoa lý, chiếc khǎn mỏ quạ, chiếc váy lửng ngang bụng chân thấp thoáng màu da con gái...
Phố Hàng Cỏ đã thành phố Trần Hưng Đạo, ga Hàng Cỏ đã thành ga Hà Nội, nhà ga như điểm hồng tâm tỏa ra những tia ánh sáng ra 5 con đường lên ngược về Nam, những Yên Bái, Lao Cai, những Thái Nguyên, Quảng Ninh, rồi Hải Phòng và qua Bắc Ninh, Bắc Giang lên biên giới Lạng Sơn, Đồng Đǎng và tít tắp dọc chiều xuyên đất nước vào đến miền Nam bao la đồng bằng Nam Bộ, và một trǎm nǎm đã trôi qua là lịch sử nhà ga, lịch sử đường tàu sẽ đón một trǎm nǎm nữa có thêm những nẻo đường nào đã manh nha ẩn hiện với tương lai.
Biết đâu sẽ có những nhánh đường cho con tàu xình xịch, bước chân hành khách xuống lên, núi rừng và đồng ruộng xa xǎm vùng Điện Biên-Lai Châu hay Trà Cổ-Móng Cái và mũi Cà Mau luôn đỏ hồng da thịt mới bùn non lấn biển cũng được đón con tàu nghìn nǎm chưa có.
Nǎm 1900, chợ bán cỏ vẫn còn bên bãi hoang đua ngựa. Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát, Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan và bao danh nhân khác chưa hề nhìn thấy làn khói trắng những con tàu, chưa nhìn thấy nhà ga xây cao theo kiểu phương Tây, không phải chiếc nón dấu anh lính triều đình mà là những chiếc mũ lưỡi trai thổi còi đưa đón sức mạnh mới của máy hơi nước của thời kỳ hiện đại. Đó là nǎm 1902, Hà Nội thở hơi thở mới. Đường sắt được ra đời từ cái chợ cỏ muôn xưa. Không phải một lúc mà có ngay nǎm nẻo đường dài ngắn. Cuộc khởi nghĩa của người nông dân Hoàng Hoa Thám làm thực dân mất ǎn mất ngủ mấy mươi nǎm con đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn đứt đoạn hàng chục mùa mưa nắng.
Nǎm khánh thành ga Hàng Cỏ cũng là nǎm khánh thành cây cầu vượt sông Cái lúc đầu tiên là Doumer, sau là cầu Long Biên (1902), tiếp đó có đường Hà Nội-Hải Phòng (4-1903), Hà Nội-Lao Cai (4-1905), đến nǎm 1936 tức là ba mươi nǎm sau con đường sắt xuyên Việt mới hoàn toàn xong, nối những đoạn đứt nối lại với nhau (1936). Lúc đầu ga Hàng Cỏ nằm trong diện tích 216.000m2 tức hơn 21ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000m2 nhà cửa, còn là sân ga, đường sắt, hẳn ngày nay đã có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh đường cho các đoàn tàu tránh nhau, ǎn khách, dỡ hàng ngày đêm không một phút nào ngơi nghỉ.
Xung quanh ga Hàng Cỏ còn vương vấn nhiều tên làng cổ Khâm Đức, Lương Sử, Vǎn Miếu, Vǎn Chương, Kim Liên, Quán Sứ nay cũng đã thay hình đổi dạng nhưng ta vẫn có thể chạm vào lịch sử mỗi khi thả bước một vùng Hà Nội, khi ta trả lại chỗ ngồi trên toa cho con tàu, còn ta đưa bước thong dong mà thưởng ngoạn.
Trụ sở Hỏa xa nay là trụ sở Tổng Công đoàn. Khu Đấu Xảo xây dựng trên đường đua ngựa là Cung vǎn hóa Hữu Nghị. Phố Hàng Lọng từng có tên là đường Quan Lộ, có nghề làm lọng làm ô làm kiệu, đi qua trước cửa ga mới hình thành khoảng trǎm nǎm trở lại. Nhớ xưa, khi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từ xứ Nghệ ra Thǎng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán, ông phải đi lối Ô Chợ Dừa vào phủ, (thế kỷ XVIII) thì con đường Hàng Lọng qua Kim Liên xuống Ngã Tư Vọng mới chỉ là con đường nhỏ rải đá rǎm nhỏ bé đi giữa những hồ ao chi chít nào Bảy Mẫu, Ba Mẫu, Liên Trì, Liên Thủy nay đã nhường chỗ cho bao nhiêu cǎn nhà cao thấp lô nhô. Hàng Lọng cũng thành đường Nam Bộ rồi đường Lê Duẩn, con đường mới, đoạn khởi đầu của cái cửa cho ta đi suốt đến Sài Gòn, Cần Thơ, Nǎm Cǎn...
(Còn tiếp)