Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Bờm
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 12/6/2007

Tổng Lượt Xem:  138772

6508 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
1
0
0
0
0
0
Đánh giá
Tỉ lệ điểm đánh giá
5 sao -
 34
4 sao -
 165
3 sao -
 69
2 sao -
 4
1 sao -
 1
1 sao -
 2
Danh mục địa điểm đánh giá
Giai tri 36 lượt xem  Gửi lời cảm ơn  Xem toàn bộ sưu tập


781/C1 Lê Hồng Phong Nối Dài, Phường 12, Quận 10 Hồ Chí Minh
31/7/2007
Chỗ này mới xây mới thêm một khu nữa, cũng nằm cạnh bên. Mang tên là Nana luôn, nếu hẹn bạn bè mà không nói rõ Nana cũ hay NN mới là tìm chết luôn.Lúc trước B cũng vô ý hẹn với bạn chỗ này nhưng không nói rõ, làm mình tìm mất gần 1 tiếng đồng hồ. Cứ vào thang máy chạy lên rồi lại đi xuống.Phòng ốc rất rộng, một nhóm hơn 10 người ngồi rất thoải mải, đầy đủ dịch vụ tiện nghi. Phục vụ nhanh nhẹn, mỗi phòng có từ 2 đến 3 MC tha hồ thử giọng. Cửa khoá tự động, khi khách vào sau, phải gõ cửa chứ không thể tự đẩy vào được.Cuối tuần đông khách, nếu khách đi từng chập riêng có thể uống 2-3 kiểu ly khác nhau. Hơi bị kỳ. Còn mọi vấn đề khác thì OK hết.
01 Phạm Viết Chánh, Quận 1 Hồ Chí Minh
30/7/2007
Ngày trước chỗ này chỉ là một quán ăn, buổi trưa có cơm rất ngon, tụi mình thường ăn trưa sau khi tan học. Ngày rằm hàng tháng còn được ăn chay miễn phí.Bây giờ chỗ này là một Phúc An Khang sang trọng và lịch sự. Mình đi dự đám cưới bạn ở đấy mấy lần.Có một lần đi dự đám cưới với mẹ của B. Khách chỉ mời đám qua điện thoại nên cũng chẳng biết rõ tên cô dâu chú rể tên gì. Chỉ nhớ chị ấy tên Nhi. Oái oăn thay, hôm đó nhà hàng có đến hai đám cô dâu cũng tên Nhi. Chỉ còn biết đứng chờ xem có người quen đi dự cùng thôi.Nhà hàng đãi tiệc quá chậm, mời khách tham dự lúc 7 giờ nhưng đến 8.30h mới khai tiệc, lần nào cũng thế. Từng món ăn được mang lên cách khoảng rất lâu. Tiệc tàn là 10h đêm. Bù lại thức ăn rất ngon và lạ, trong những món có món cá hồi xông khói, khách vừa ăn vừa “hắc xì” liên tục đo quá cay.Dưới tầng 1 còn có một trung tâm Anh Ngữ.
Trung Tâm Đà Nẵng, Đà Nẵng Đà Nẵng
Loại: Khu du lịch
27/7/2007
Ngày còn là sinh viên, tụi bạn lớp mình có một chủ đề thảo luận ”Chiếc cầu nào đep nhất Việt Nam”. Có bạn bảo cầu Tràng Tiền, có bạn bảo cầu Mỹ Thuận, còn B thì bảo là cầu sông Hàn. Đi từ bắc chí nam có không biết bao nhiêu chiếc cầu đẹp, nhưng duy nhất chỉ có cầu sông Hàn có thể xoay được.Cũng có thể nói cầu sông Hàn là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng. Đứng ở trên cầu có thể trông lên đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, nhìn xuống biển mênh mông sóng vỗ, hay tận hưởng không khí trong lành của phố biển về đêm.Lần trước B về DN vào dịp Festival, đứng trên cầu xem lễ hội đua thuyền trên sông Hàn rất náo nhiệt. Người dân Đà Nẵng rất hiếu khách, thân thiện.Ông anh họ chở B dạo một vòng trên bãi biển, ra Sơn Trà ăn uống, về lại trên cầu, B nhất định phải xem cho được cầu xoay rồi mới chịu về. Nhìn mặt ổng nhăn nhó khó chịu nhưng cũng đành thôi, lâu lâu em gái mới về một lần mà. Cầu xoay nhịp giữa một góc khoảng 90 độ vào khoảng từ 2 - 4h sáng để tàu lưu chuyển. Nhưng vô tình tạo ra sự cuốn hút du khách mỗi khi có dịp đến DN. Có lẽ ngày xưa, người kiến trúc nên chiếc cầu này cũng không nghĩ đến những giá trị văn hóa mà cầu sông Hàn đã đem đến cho DN hôm nay.
Bãi Nam - Bãi Cồn, Quận Sơn Trà Đà Nẵng
22/7/2007
Sơn Trà là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng. Đứng bất cứ ở đâu trên đất Đà Nẵng đều có thể nhìn thấy ngọn núi này. Trong dáng nhoài người vươn ra biển, Sơn Trà là một bức bình phong khổng lồ che chắn bão giông cho thành phố. Nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà với độ cao 693 m so với mực nước biển; giống hình một cây nấm, đầu nấm là núi Sơn Trà và thân nấm là bãi cát bồi, lắng đọng, tạo nên những bãi cát vàng đẹp đẽ, trong lành. Đây còn là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia, nổi tiếng là nơi có thảm thực vật đặc sắc với nhiều loại thú rừng quí hiếm như hươu, nai, khỉ, vượn, đười ươi, voọc chà vá, gà mặt đỏ... cảnh vật thiên nhiên nơi đây rất quyến rũ; dân gian đồn rằng các vị tiên từ trên trời thường chọn bãi cát nơi đây để giáng trần, ca múa, đánh cờ với nhau... nên còn có tên là Tiên Sa. Trên đỉnh Sơn Trà, vừa tận hưởng không khí mát dịu, trong lành của biển và núi, vừa phóng tầm mắt ra xa, toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, rặng Bà Nà - Núi Chúa... như thu gọn vào trong tầm mắt của mỗi người. Và cũng tại đây, du khách có thể đếm thăm con suối Đá thơ mộng bên chân núi, hòa mình vào dòng nước mát lạnh của biển, ngắm nhìn những bãi cát vòng quanh bán đảo sạch sẽ và mịn màng, nước triều đều đặn lên xuống hàng triệu năm bào mòn và lau sạch bóng những tảng đá chồng chất ven bờ, dừng chân tại Bãi Bụt yên tĩnh với những khu nhà nhỏ xin xắn để nghe sóng vỗ hoặc dõi theo cánh bay của những con chim yến đã đi làm tổ hướng về các bờ đá chênh vênh. Và ngay dưới chân núi, với những bãi san hô tuyệt đẹp, đầy màu sắc sẽ là nơi lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch lặn. Với mục đích đưa bán đảo tuyệt đẹp này phục vụ ngày một nhiều hơn cho du lịch, chính quyền thành phố đã tiến hành quy hoạch lại khu vực này với nhiều khu du lịch mới đã và đang được xây dựng như: Bãi Rạng, Bãi Nồm, Bãi Nam... dọc con đường lớn ven theo sườn núi. Tại đây, sẽ mọc lên những khu nghỉ dưỡng cao cấp và hàng ngàn biệt thự sang trọng để chúng ta cò dịp đắm mình vào một không gian tuyệt đẹp của trời, mây, non, nước. Hùng vĩ mà lãng mạn, phóng khoáng mà tươi đẹp, một ngày ở Sơn Trà ta sẽ được chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng bán đảo sơn thủy hữu tình. Và đấy cũng là những lúc chắc chắn ta sẽ nhận ra giá trị của từng khoảnh khắc sống và tiếng nói đích thực của lòng mình.
22/7/2007
Nằm cách Khu phố cổ Hội An 3 Km về phía Bắc, làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà vốn nổi tiếng từ rất lâu đời, là làng rau chuyên canh nổi tiếng của Hội An với đủ chủng loại rau cung cấp cho cả Quảng Nam và Đà Nẵng. Nhiều bậc lão niên khẳng định, ngày xưa, rau Trà Quế còn bán cho các thủy thủ trên các thương thuyền nước ngoài như Pháp, Hà Lan, Ả Rập, Trung Hoa... khi các tàu viễn dương ghé vào Hội An lấy hàng, nước ngọt, thực phẩm. "Muốn về Trà Quế mà chơi, Lại e gánh nước hai gàu chưa quen"... Nghề trồng rau sống ở Trà Quế đã có từ hơn 300 năm trước và được lưu truyền cho đến ngày nay một phần nhờ vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ưu đãi. Nơi đây có con sông Cổ Cò bao bọc với nguồn rong vô cùng phong phú, trở thành nguồn phân hữu cơ giúp cho người dân sản xuất được nhiều loại rau thơm, ngon mà ít sử dụng các loại hoá chất độc hại. Rau sống Trà Quế đã trở thành một thứ văn hoá ẩm thực không thể thiếu trong đời sống người dân. Nhiều người khẳng định, các món ăn đặc sản của Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, bánh vao, bánh vạc...hấp dẫn một phần cũng chính nhờ hương vị của rau Trà Quế. Hiện nay Trà Quế cũng đã là một điểm đến rất được du khách, nhất là khách nước ngoài chọn tham gia qua tour du lịch Một ngày làm cư dân phố cổ do Công ty Du lịch Dịch vụ Hội An khai thác. Tại đây, khách được trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất rau và dùng cơm với một gia đình người dân để thưởng thức các món ăn từ rau xanh Trà Quế.
22/7/2007
lao Chàm thuộc vùng biển Hội An, cách thị xã Hội An về phía biển Đông khoảng 31 km, gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau: hòn Lao, hòn Tai, hòn Dài, hòn Lá, hòn Mồ, hòn Ông, hòn Khô mẹ, hòn Khô con. Những dấu tích trên quần đảo Cù Lao Chàm khẳng định cách đây 3.000 năm quần đảo này từng có cư dân sinh sống và khoảng 1.000 năm trước, nơi đây đã là một trong những nơi giao lưu buôn bán với các nước Ấn Độ, Trung Hoa, một số nước trong khu vực Trung Cận Đông, Đông Nam Á. Cù Lao Chàm còn có giếng nước, nghe cư dân phố cổ nói món Cao lầu chính hiệu phải được lấy nước từ Cù Lao Chàm làm thì Cao lầu mới đủ độ dai, độ trong. Ra Cù Lao Chàm có tàu đưa đón khách mổi ngày. Đứng từ bãi biển Hội An đã thấy Cù Lao, nhưng tàu chạy rất lâu mới đến nơi.
22/7/2007
Được hình thành từ thế kỷ XVI - XVII, trước đây là thương cảng của miền Trung, đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại - cùng cuộc sống thường ngày của cư dân với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì, nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước, đối với du khách là cái gì đó thật đáng quan tâm. Du khách thích thú Hội An có lẽ vì cái cổ kính, khiêm nhượng yên lành, nổi bật lên cái tân phiếu, khoa trương, náo nhiệt dọc theo bờ Thái Bình Dương nổi sóng. Êm ả tinh thần biết bao khi từ giã đô thị với phương tiện tối ưu để được sống trong không gian lặng lẽ gần như đô thị cổ sơ mang nặng trong lòng lịch sử gần bốn thế kỷ này. Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê tại Hội An. Đó là những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở ... phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắt thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương Đông và Phương Tây. Liên tục trong nhiều thế kỷ, những giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân Hội An cùng với phong tục tập quán, các sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng như các món ăn xưa vẫn được giữ gìn, và phát huy tương đối tốt. Với những giá trị nổi trội mạng tính toàn cầu, tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến ngày 4/12/1999 ở Marrakesh (Morocco), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận Đô thị cổ Hội An là Di sản văn hoá thế giới. Một số địa điểm tham quan nổi tiếng tại Hội An: - Chùa Cầu (Cầu Nhật Bản) Nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. - Nhà cổ Quân Thắng: (Số 77 đường Trần Phú). - Nhà cổ Tấn Ký: (Số 101 đường Nguyễn Thái Học). - Nhà cổ Phùng Hưng: (Số 04 đường Nguyễn Thị Minh Khai). - Hội quán Triều Châu: (Số 157 đường Nguyễn Duy Hiệu). - Hội quán Phúc Kiến: (Số 46 đường Trần Phú). - Hội quán Quảng Đông: (Số 17 đường Trần Phú). - Chùa Ông: (Số 24 đường Trần Phú). - Bảo tàng Lịch sử-Văn hóa: (Số 07 đường Nguyễn Huệ). - Bảo tàng gốm sứ mậu dịch: (Số 80 đường Trần Phú). - Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh: (Số 149 đường Trần Phú). - Nhà thờ tộc Trần: (Số 21 đường Lê Lợi). Đến Hội An, nghe mấy chú đạp xích lô nới chuyện với Tây còn sõi hơn cả người học anh văn lâu năm. Dạo bộ quanh phố cổ cũng là một thứ thú vui riêng.
11/7/2007
(gần ngã t ư Nguyễn Thị Thập)Cạnh gần Ngọc Thảo là làng ẩm thực Đức Hoà. Có đủ các dịch vụ giải trí từ ăn uống, karaoke, cà phê. Mình chỉ thích uống cà phê ở quán này còn ăn uống thì chưa thử lần nào. Hôm nào tâm trạng vui vui thì ngồi dưới khu sân vườn (lề đường) ngắm đường phố, xe cộ qua lại. Còn hôm nào thích thả hồn mơ mộng thì leo lên sân thường ngồi view toàn cảnh Nam Sài Gòn. Gió thoang thoảng, không khí trong lành rất dể chịu. Nước uống khoảng từ 10 – 15 nghìn.
Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình Hồ Chí Minh
7/7/2007
Nằm trong khách sạn Thanh Bình, gần chợ Tân Bình.Những nơi ồn ào náo nhiệt mình không thích cho lắm, nhưng đôi lúc cũng phải đến do nhu cầu ngoại giao. Đến Las Vegas rất lịch sự. Những nữ tiếp viên ở đấy nhã nhặn, lịch sự, ăn mặc không có vẻ khêu gợi như mấy chỗ khác. Khách dù nam hay nữ cũng được họ mời trái cây, rượu rất nhiệt tình. Trò chuyện với họ thấy vui vui, trong lòng không còn suy nghĩ phân biệt về...
6/7/2007
Lâu lắm rồi không đi lại sân khấu này. Bây giờ đi lại có nhiều thay đổi ghê. Lúc trước giá vé có 16 ngàn (Không biết đã mấy năm rồi nữa). Giờ lên 50 ngàn cho buổi cuối tuần rồi. Cũng hơi tiếc tiếc. Cảnh báo với các bạn một tin nguy hiểm luôn. Có đi sân khấu này thì đừng bao giờ gửi xe bên bãi xe Nguyễn Du nha. Mình có nhiều người thân bị đổi phụ tùng xe bên bãi này rồi đó. Cái gì thay được thì cũng bị lấy mất cả.
Trang: 1 2 Tiếp
Xóa địa điểm
X
Địa điểm sẽ bị xóa khỏi bộ sưu tập của bạn?
Khi thực hiện xóa địa điểm bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa địa điểm này không?