Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Cỏ Dại
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 21/6/2007

Tổng Lượt Xem:  95274

2534 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Tỉ lệ điểm đánh giá
5 sao -
 39
4 sao -
 42
3 sao -
 12
2 sao -
 3
1 sao -
 1
1 sao -
 1
Danh mục địa điểm đánh giá
Văn Hóa - Xã Hội - Tôn Giáo 22 lượt xem  Gửi lời cảm ơn  Xem toàn bộ sưu tập


2 Ðường Tôn Ðức Thắng, Quận 1 Hồ Chí Minh
19/7/2007
Xưởng Ba Son là cơ xưởng đầu tiên ở Sài Gòn. Xưởng do Nguyễn Ánh lập ra đề đóng chiến thuyền. Xưởng Ba Son nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè, có diện tích 26 hecta, có đường ven sông 2000m, trong đó có 6 cầu cảng tổng cộng 750m.Ngày xưa nơi đây vùng sình lầy nước đọng nên thường được dùng làm nơi đậu tàu và sửa chữa tàu. Sau khi chiếm được Sài Gòn - Gia Định, năm 1861 Pháp cho làm ụ tàu trên thủy xưởng đã có, tức là mảnh đất Ba Son bây giờ. Ngày 28/4/1863, Pháp chính thức thông qua dự án xây dựng thủy xưởng Ba Son tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Hải quân Pháp. Năm 1884, Pháp cho đào và xây ụ lớn bằng đá, chi phí gần 8 vạn quan. Nhiều công nhân người Việt, trong đó có người thợ máy Tôn Đức Thắng đã làm việc ở đây. Ðây là một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa, là dấu tích cổ còn lại của một công trường thủ công lớn, một ngành công nghiệp quan trọng ra đời sớm nhất của Sài Gòn xưa, là cái nôi của phong trào đấu tranh của các tầng lớp công nhân Sài Gòn, do đó ngày 12/8/1993 Bộ văn hóa thông tin đã ra quyết định số 1034 QÐ/BT công nhận Ba Son là di tích lịch sử.
89b Bà Huyện Thanh Quan Hồ Chí Minh
Loại: Tôn giáo
18/7/2007
Chùa Xá Lợi được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956, trên thửa đất diện tích hơn 2500 m2, được nhượng lại của câu lạc bộ Đông Dương với giá tượng trưng là một đồng bạc Việt Nam. Khu đất tọa lạc tại góc đường Lê Văn Thạnh (nay là Sư Thiện Chiếu) và Bà Huyện Thanh Quan. Công trình kiến trúc theo bản vẽ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, công trường xây dựng được điều khiển bởi hai kỹ sư Dư Ngọc An và Hồ Tố Thuận. Chùa được hoàn thành ngày 2 tháng 5 năm 1958. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc theo lối mới, là ngôi chùa lầu đầu tiên của thành phố, mở đầu cho lối kiến trúc trên bái đường, dưới giảng đường ở Việt Nam. Các hạng mục của chùa gồm có: 1- Chính điện thờ Phật, 2- Giảng đường, 3- Tháp chuông 7 tầng, 4- Thư viện – phòng đọc sách, 5- Cổng tam quan, 6- Khu tăng phòng, 7- Nhà trai đường, 8- Văn phòng ban Quản trị, 9- Đoàn quán Gia đình Phật tử, 10- Phòng phát hành kinh sách, 11- Nhà khách tăng, 12- Khu trù phòng-cư sĩ, 13- Vãng sanh quán, 14- Các vườn cảnh. Chùa Xá Lợi có những đặc điểm tự hào là di sản văn hóa quý báo như sau: 1/ Phật bảo : là một tháp bằng vàng, trong đựng báu vật là ngọc xá lợi Phật tổ, do ngài Narada Mahathera, một danh Tăng Phật giáo Tích Lan đã mang sang tặng để làm chứng tích Phật bảo thường trụ tại nơi quốc độ Việt Nam 2/ Pháp bảo : có một pho kinh bối diệp cổ chép bằng chữ Pali trên lá Ô bôi (lá Muôn) cách nay trên 1.000 năm, dài 45 cm, ngang 6 cm, hai đầu có dùi lổ để xỏ chỉ xâu lại, bìa bằng gỗ sơn son thếp vàng hoa văn cầu kỳ, được bọc trong một khăn lụa ngũ sắc. Bộ kinh này do giáo hội Tăng già Tích Lan tặng cho ngài Thích Quảng Liên sau khi du học hơn 5 năm tại xứ này, khi về nước Ngài tặng lại cho hội Phật học Nam Việt để làm chứng tích Pháp bảo thường trụ tại quốc độ này. Bộ kinh chép lại lời ngọc đức Thế tôn khi Ngài bắt đầu chuyển pháp luân tại thành phố Ba La Nại (Bénarès) cho năm anh em Kiều Trần Như nghe. 3/ Tăng bảo : có một cây bồ đề được chiết cành từ cây gốc ở Tích Lan, do Thái tử con vua A Dục (Asoka) đem từ nơi đức Phật thành đạo sang trồng khi đến truyền bá đạo Phật ở xứ này. 4/Chùa có một tháp bạc trong đựng viên xá lợi của đức Hoạt Phật Chương Gia Đồ do Pháp sư Diễn Bồi từ Đài Loan mang sang tặng vào ngày 11. 12. 1960. Đức Hoạt Phật (Phật sống) người gốc Thanh Hải -Mông Cổ thường được người Trung Hoa biết dưới danh hiệu Thập Cửu Thế Chương Gia Đại sư. Theo lịch sử, Ngài đã tái sinh 3 lần ở Ấn Độ, 9 lần ở Tây Tạng và 7 lần ở Thanh Hải, cộng 19 đời, mỗi đời tái sinh được xác nhận bởi những bằng chứng hiển hiện như Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng. 5/Chùa thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca lớn, trong tư thế ngồi kiết già trên tòa sen Chùa có 1 khỏang sân nhỏ, không rộng lắm,nhưng có những hàng ghế đá. Ghé đây bạn có thể tìm được 1 không gian yên tĩnh để đọc sách hay ôn bài. Đây cũng là 1 điểm khác của Xá Lợi với những chùa khác ở thành phố.
18/7/2007
Chợ Lớn- 1 cái tên gợi lên cho ngưởi nghe nhìêu cảm nhận khác nhau, có người hình dung ra 1 phố ăn uống người Hoa nhộn nhịp hay có người lại nghĩ tới những xưởng sản xuất thủ công, những tiệm thuốc bắc dài cả 1 con đường Hả Thượng Lãng Ông…Chợ Lớn chính là gồm tất cả những thứ ở trên. Chợ Lớn chính là phố Tàu trong lòng thành phố Hồ Chí Minh Chợ Lớn bao gồm quận 5, quận 10, một phần 11 và quận 6. Đây là nơi tập trung người Hoa sinh sống nhiều nhất. Họ sinh sống chủ yếu ở quận 5 – nơi còn giữ lại nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Hoa. Cái mà Cỏ Dại thấy hay nhất, là họ còn giữ được ngôn ngữ của mình. Bên cạnh đó ở đây vẫn còn giữ lại các giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước. Chạy trên đường Trần Hưng Đạo A khúc gần ra Châu Văn Liêm bên tay phải bạn sẽ thấy 1 ngôi chùa Tàu. Đây là 1 trong những ngôi chùa xưa ở Sài Gòn.Hay dọc theo đường Hải Thượng Lãng Ông bạn cũng thấy 1 vài ngôi chùa khác. Tết trung thu ở đây rất đẹp, khoảng 14-15-16 âm lịch chạy dọc những con đường trong Chợ Lớn bạn sẽ được ngắm những đèn lồng đỏ treo dọc 2 bên đường.Còn đêm mười lăm thì ở trung tâm văn hóa quận 5 có tổ chức múa lân rất đông đúc náo nhiệt. Mọi người thường hay nói “ Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây…”. Điều đó đã chứng tỏ tài nấu ăn của những đầu bếp Trung Hoa. Thật vậy không gì để nói lên cái đặc trưng của các món ăn do người Hoa nấu đầy chất bổ dưỡng béo ngậy. Thức ăn trong các nhà hàng phải đa dạng và tên gọi phải cầu kỳ. Tại các nhà hàng, hàng chục món ăn được thực khách gọi luôn một lúc, ăn chưa hết món trước đã vội kêu món sau. Ăn ở những quán ở đây bạn sẽ được nghe cả 2 ngôn ngữ. Đây cũng là 1 điểm mà Cỏ Dại rất thích đến quán do người Hoa bán. Chủ quán vừa có thể đối đáp với khách bằng tiếng Việt, vừa tíu tít gọi người nhà bằng tiếng Hoa, nghe rất vui và nhộn nhịp.
Xóa địa điểm
X
Địa điểm sẽ bị xóa khỏi bộ sưu tập của bạn?
Khi thực hiện xóa địa điểm bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa địa điểm này không?