Thị trấn Óc Eo, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang
An Giang
.
Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn. Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Xe chạy xuyên qua cánh đồng Thoại Sơn mênh mông, bát ngát, lúa chín vàng. Từ thành phố Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, chúng tôi đi về hướng Tây hướng về Núi Sập. Dòng Thoại Giang (còn gọi là Thoại Hà) là một công trình thế kỷ do ngài Thoại Ngọc Hầu chỉ huy. Đã có hàng vạn lượt dân công, cơm nắm mo cau, chân đất đầu trần, tứ phương tụ họp về đây phá rừng, đào đắp, nạo vét kênh bằng những công cụ thô sơ để cho hôm nay dòng Thoại Giang chảy xuôi về biển.
Qua thị trấn Núi Sập, chúng tôi đến chợ Ba Thê, nay có tên mới là thị trấn Óc Eo. Nơi đây đã từng là một thương cảng phồn thịnh thời trung cổ bị vùi lấp dưới lớp đất phù sa hơn ba mét. Người ta đã phát hiện di chỉ này vào năm 1942 và khám phá ra thành cổ Óc Eo vào năm 1944, lúc đào kinh xáng Ba Thê.
.
Hoa Thê Sơn đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, có nhiều sự tích và huyền thoại gắn liền với một nền văn minh một thời kỳ phồn thịnh, rực rỡ trong quá khứ. Trên đỉnh Vọng Thê có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933.
Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao chừng tám mét, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, bao quát khắp thế gian. Mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn, chim hót líu lo khắp nơi. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng khắp núi rừng làm bâng khuâng, xao xuyến lòng người
Dưới triền núi cách chùa Sơn Tiên chừng mười mét có một công trình rất lạ mắt là nhà trưng bày những cổ vật, hiện vật có liên quan đến lịch sử cũng như văn hóa của Ba Thê - Óc Eo. Công trình này có phong cách kiến trúc rất giống những đền đài của các nước vùng Nam Á nên dấu ấn của Ấn Độ giáo thể hiện rất rõ qua kiến trúc mái vòm tròn đứng, cửa hình chữ nhật cao, nhiều tầng, đầu vuốt chữ U ngược.
Các mặt vách chung quanh “đền” đều có tượng thần Ganesa mình người, mặt đầu voi, ngồi với tư thế nghiêm trang, nửa như trầm mặc thiền định, nửa như răn đe canh giữ. Lan can bao bọc sân đền trang trí tượng nhỏ, giống loài ngựa Ả Rập, lùn, hơi nhỏ con. Nhìn tổng thể, “đền” có bố cục kiến trúc sinh phồn thực, mô phỏng, nhân cách hóa hình tượng yoni, linga.
Các màu trang trí chủ đạo là nâu, xám, trắng được sử dụng tối đa, khác với phong cách Angkor - Khmer chi li, nhiều màu sắc. Khu nhà trưng bày có chu vi hình vuông chừng 40m, tam cấp cửa chính ở phía Mặt trời mọc, là nơi ngự trị của các thần linh theo quan niệm Ấn Độ giáo.
|
Thị trấn Óc Eo, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang
An Giang
.
Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn. Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Xe chạy xuyên qua cánh đồng Thoại Sơn mênh mông, bát ngát, lúa chín vàng. Từ thành phố Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, chúng tôi đi về hướng Tây hướng về Núi Sập. Dòng Thoại Giang (còn gọi là Thoại Hà) là một công trình thế kỷ do ngài Thoại Ngọc Hầu chỉ huy. Đã có hàng vạn lượt dân công, cơm nắm mo cau, chân đất đầu trần, tứ phương tụ họp về đây phá rừng, đào đắp, nạo vét kênh bằng những công cụ thô sơ để cho hôm nay dòng Thoại Giang chảy xuôi về biển.
Qua thị trấn Núi Sập, chúng tôi đến chợ Ba Thê, nay có tên mới là thị trấn Óc Eo. Nơi đây đã từng là một thương cảng phồn thịnh thời trung cổ bị vùi lấp dưới lớp đất phù sa hơn ba mét. Người ta đã phát hiện di chỉ này vào năm 1942 và khám phá ra thành cổ Óc Eo vào năm 1944, lúc đào kinh xáng Ba Thê.
.
Hoa Thê Sơn đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, có nhiều sự tích và huyền thoại gắn liền với một nền văn minh một thời kỳ phồn thịnh, rực rỡ trong quá khứ. Trên đỉnh Vọng Thê có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933.
Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao chừng tám mét, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, bao quát khắp thế gian. Mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn, chim hót líu lo khắp nơi. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng khắp núi rừng làm bâng khuâng, xao xuyến lòng người
Dưới triền núi cách chùa Sơn Tiên chừng mười mét có một công trình rất lạ mắt là nhà trưng bày những cổ vật, hiện vật có liên quan đến lịch sử cũng như văn hóa của Ba Thê - Óc Eo. Công trình này có phong cách kiến trúc rất giống những đền đài của các nước vùng Nam Á nên dấu ấn của Ấn Độ giáo thể hiện rất rõ qua kiến trúc mái vòm tròn đứng, cửa hình chữ nhật cao, nhiều tầng, đầu vuốt chữ U ngược.
Các mặt vách chung quanh “đền” đều có tượng thần Ganesa mình người, mặt đầu voi, ngồi với tư thế nghiêm trang, nửa như trầm mặc thiền định, nửa như răn đe canh giữ. Lan can bao bọc sân đền trang trí tượng nhỏ, giống loài ngựa Ả Rập, lùn, hơi nhỏ con. Nhìn tổng thể, “đền” có bố cục kiến trúc sinh phồn thực, mô phỏng, nhân cách hóa hình tượng yoni, linga.
Các màu trang trí chủ đạo là nâu, xám, trắng được sử dụng tối đa, khác với phong cách Angkor - Khmer chi li, nhiều màu sắc. Khu nhà trưng bày có chu vi hình vuông chừng 40m, tam cấp cửa chính ở phía Mặt trời mọc, là nơi ngự trị của các thần linh theo quan niệm Ấn Độ giáo.
|
Núi Sập - Ba Thê, Huyện Thoại Sơn, An Giang.
An Giang
Thành cổ Óc Eo là một thương cảng thời trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng Ba Thê.
Đây là một địa danh được nhiều người trong và ngoài nước biết đến: là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm.
Ngoài khu vực được xem là “thành phố Óc Eo” có diện tích 4.500ha, còn có một vài vùng ở miền Tây Nam Bộ như: Đồng Tháp Mười, Châu Đốc, Kiên Giang… mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, khảo cổ.
Hiện nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà còn hấp dẫn được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để xem di vật, vết tích được phát hiện để biết thêm về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xưa nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
|
Xã An Phú, Huyện Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bình Phước
Khu du lịch Sóc Xiêm thuộc xã An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, cách
Tp. Hồ Chí Minh chừng 120km.
Nơi đây rất thích hợp cho loại hình du lịch săn bắt và câu cá trên hồ nước trong
xanh, thơ mộng với những thác nước ở giữa vùng rừng đồi cao nguyên.
Bạn có thể tham dự các cuộc tham quan, tìm hiểu văn hoá, phong tục tập
quán của người Xtiêng và nhiều di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.
Bạn có dịp nghỉ đêm trong các ngôi nhà rông truyền thống kiểu nhà rông
Tây Nguyên với đầy đủ tiện nghi hay thưởng thức các món đặc sản địa phương
rất mới lạ.
Bên cạnh hồ Sóc Xiêm quanh năm mát mẻ là Thác số 4 (thuộc huyện Bình
Long ), một khu vui chơi giải trí rất hấp dẫn cũng đang chờ đón các du khách.
|
Bên bờ sông Nhuệ, Thị xã Hà Đông, Hà Tây, Hà Nội
Hà Nội
Làng lụa Vạn Phúc là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa.
Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ 15, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè du khách xa gần bốn phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc - một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của Việt Nam.
Em về Vạn Phúc cùng anh
Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người.
Về với Vạn Phúc hôm nay, mới đến đầu làng ta đã nghe thấy tiếng dệt lụa rộn ràng và bắt gặp một không khí nhộn nhịp, tấp nập của cửa hàng giới thiệu làng Vạn Phúc được đặt ngay đầu làng với những xấp vải nhiều màu sắc. Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đặc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc.
Tương truyền, bà Lã Thị Nga, một cô gái làng, từ thời Cao Biền làm tiết độ sứ ở nước ta. Bà đã đưa đến nghề dệt thô sơ với sản phẩm là lụa mộc mạc, bình dân. Sau này, bà đã được phong là Thành Hoàng làng. Từ khi có go võng (thế kỷ 16) nghề dệt Vạn Phúc được cải tiến, phát triển mạnh mẽ và cho ra đời nhiều mặt hàng độc đáo, cao cấp như gấm, lụa, the, lĩnh... với nhiều hoa văn sinh động, tinh tế.
Khi chưa có máy zắc ca, việc dệt the, lụa, hoa không phải là dễ, đòi hỏi người Vạn Phúc phải nghiên cứu, tìm tòi, thí nghiệm nhiều.
Người nào vẽ hoa đẹp, khâu hoa khéo, khi dệt lên thành hàng hoa rát đẹp giống hoa thật, khách hàng rất ưa chuộng, dệt không kịp bán. Với cách cài hoa trên, bất cứ vẽ hoa gì, hình gì, chữ gì các nghệ nhân Vạn Phúc đều làm được.
Trước kia, khi chưa có máy zắc-ca mà các nghệ nhân Vạn Phúc đã khâu hoa và vẽ hoa được rất điêu luyện và tinh tế. Hiện nay, máy zắc-ca cũng chỉ cài hoa bằng các-tông đục lỗ để móc kim kéo go lên thành hoa, vẫn là nguyên lý cài hoa của các bậc tiền nhân từ trăm năm nay, chỉ khác là không có người kéo hoa như xưa.
Ðể tạo ra những sản phẩm tơ lụa tuyệt hảo, những người thợ Vạn Phúc đã tiến hành một quy trình kỹ thuật phức tạp gồm nhiều công đoạn như khâu tơ, khâu hồ sợi, khâu dệt, khâu nhuộm. Mỗi khâu đều phải tiến hành theo những quy định khá nghiêm ngặt
Ngày nay, lụa Vạn Phúc qua các thế hệ, những nghệ nhân và thợ dệt đã không ngừng cải tiến, nâng cao kỹ thuật sản xuất. Bởi thế, lụa Vạn Phúc dù ở loại nào cũng đạt tới mức hoàn mỹ, mịn óng, mềm mại với màu sắc óng ánh, đường nét tinh tế khi nổi khi chìm, có loại trang nhã, có loại rực rỡ.
Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng trang trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương
|
Vịnh Vân Phong, Huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa
Khánh Hòa
Hòn Ông - điểm du lịch của Khánh Hòa vẫn giữ được vẻ hoang sơ với những dải cát trắng mịn bên bờ biển xanh tinh khiết.
Biển ở đây sạch và xanh đến lạ kỳ. Nếu đến đây vào khoảng giữa tháng hai và tháng năm (mùa ruốc) hoặc sứa sinh sản, du khách sẽ được chứng kiến cảnh đàn cá voi tung tăng đùa giỡn gần bờ để săn mồi chúng yêu thích. Dải cát trắng mịn thoai thoải theo triền các gờ đá nổi lô nhô tạo nên một phong cảnh nên thơ, êm ả. Hương biển tinh khiết quyện với hơi gió mặn mòi phả vào mặt đem lại cho ta cảm giác dễ chịu khó quên.
Sau khi đắm mình trong thiên nhiên, tận hưởng thú du ngoạn thuyển buồm, bơi lặn, câu cá..., bạn có thể lên núi thăm nhà sàn dân tộc với kiểu kiến trúc độc đáo ngay trên đảo, thưởng thức những món ăn hải sản tươi rói như: tôm hùm hấp, rắn biển chiên, xào, sò nướng mỡ hành thơm nức mũi…
Thú nhất là được tắm biển sớm, ngắm bình minh lên giữa bầu không khí trong lành. Nghỉ ngơi một chút lại có mặt trên thuyền ra khơi tham quan thế giới san hô đủ màu sắc có những bầy cá hiền hòa bơi lội xung quanh.
Ðảo Hòn Ông nhỏ nhắn phủ đầy một màu xanh, trông xa chỉ thấy hàng dừa vươn cao lá, nghỉ ngơi tại đây để có giây phút bình yên sau những tất bật mệt nhọc của đời thường.
|
Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Lâm Đồng
Ðây là ngôi chùa to nhất, bề thế nhất ở Ðà Lạt hiện nay.
Chùa do hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng từ đầu thập niên 90, chính thức khởi công xây dựng ngày 08/04/1993 và khánh thành ngày 08/02/1994. Thiền viện có diện tích 24,5 ha; được chia thành 3 khu riêng biệt với sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh độc lập - nay là Dinh Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh).
Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng.
Ngoài ý nghĩa là một ngôi chùa lớn, một viện thiền học, Trúc Lâm còn là một điểm tham quan lý tưởng cho du khách khi đến với thành phố cao nguyên do được tổ chức tốt và có vị trí khá đẹp - nhìn ra hồ Tuyền Lâm, núi Voi. Ngoài ngôi chùa lớn này, Ðà Lạt còn có hàng chục chùa nhỏ khác như Linh Quang (đường Ngô Quyền), Trúc Lâm (đường Phạm Hồng Thái), Ngọc Tín (Sương Nguyệt Ánh)... mà khi kết hợp lại có thể cho du khách một tour du lịch tín ngưỡng - tìm hiểu kiến trúc độc đáo.
|
xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định
Bình Định
Tháp Bình Lâm nằm sát ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại của xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này. Tháp Bình Lâm được xếp hạng di tích năm 1993.
Tháp Bình Lâm bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía Đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây - Nam - Bắc. Trong các cửa giả, cửa phía Tây và cửa phía Nam là còn nguyên, cửa chính và cửa phía Bắc đã bị sụt lở phần vòm. Phần lớn các cửa giả đều được xây nhô ra cách thân tháp chừng 1,5m. Những cửa giả này, phần vòm được tạo nhiều lớp mái vòm nhọn, mỗi vòm như vậy tạo cảm giác như một tòa lâu đài thu nhỏ, trong các ô khám của “tòa lâu đài” đều có tượng thần bằng đất nung, nhưng đã bị mất từ lâu.
Tuy nằm ở vị trí bằng phẳng, song với chiều cao của tháp trên 20m, khi đứng dưới chân ngước mắt nhìn, vẫn thấy dáng cao vút uy nghi của kiến trúc. Cái đẹp nhất ở đây là những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế. Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy.
Ở Bình Lâm, các mô típ hoa văn đều được tạo trực tiếp lên gạch với hình dáng tỷ lệ cân đối, điều đó đã tạo vẻ đẹp cho di tích này. Những họa tiết trang trí các tháp góc và những hình ảnh tòa lâu đài trên các cửa giả, cùng với những hoa văn trang trí kiểu chuỗi hạt, cho thấy ở tháp Bình Lâm một xu hướng mới đã bắt đầu xuất hiện.
Ngoài các cửa giả như mọi tháp Chăm khác, mặt tường bên ngoài của tháp Bình Lâm cũng được trang trí bằng hệ thống các cột ốp, nhưng có điểm khác biệt là đường rãnh ở cột ốp không tách cột ốp thành một đôi cột đứng song đôi, không còn hoa văn phủ kín bề mặt cột ốp và vòng đai bao quanh khung trang trí nằm giữa các cột ốp. Vòm cửa đã bắt đầu vươn cao hình mũi giáo, một xu thế đơn giản để đi đến dáng vẻ hoành tráng, khỏe khoắn của phong cách kiến trúc Bình Định sau này.Có thể xem Bình Lâm là di tích mang phong cách kiến trúc chuyển tiếp từ thế kỷ X sang phong cách Bình Định cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI.
|
|
|