Từ hồi đi làm, hay nghe mấy lão đồng nghiệp kể lể về chùa chiền, chay tịnh.... mình mới biết sự nổi tiếng của chùa Phước Hải (còn gọi là chùa Ngọc Hòang), chứ lúc trước đi wa hòai, đâu có nghĩ nó nổi tiếng vậy đâu.
Mình quen gọi là Chùa Ngọc Hòang rồi, chùa nổi tiếng linh về chuyện cầu tự của nhiều người hiếm muộn, rồi cầu con trai.... hehe.... Một sự nổi tiếng nữa là chuyện cầu duyên. Cầu tài lộc làm ăn nghe nói cũng rất linh. Bởi vậy, ngày rằm, mùng 1 rất đông người đi lễ chùa. Chùa thì chật mà chen chúc, mệt ghê! Nồng nặc khói nhang.
Mình thích Chùa Ngọc Hòang vì vẻ cổ kính, do người Hoa dựng lên. Hầu hết tượng Phật và các vị thần thờ trong chùa đều bằng gỗ đen bóng, không gian trầm mặc. Cổ kính với 2 màu đen - đỏ: màu đen của tượng và màu đỏ của tường gạch. (Mình sợ nhất mấy chùa hiện đại, màu mè lòe lọet.). Lối đi giữa các gian thờ nhỏ, hẹp, sâu đúng kiểu kiến trúc nhà của người Hoa xưa.
Gian chính giữa thờ Ngọc Hòang bằng gỗ cao, to nhất.
Gian bên trái thờ Kim Hoa Thánh mẫu và 12 bà mụ (có tượng 12 bà = gỗ) trong tư thế nuôi dạy trẻ rất thú vị. Vách điện thờ ốp các phù điêu nổi bằng gỗ đen bóng rất đẹp và độc đáo. Mình thích nhất gian thờ này vì chưa thấy ở đâu có. Nhìn tượng Thánh mẫu và các bà mụ mang dáng vẻ nhân từ khiến mình như thấy được gần gũi, chở che. Gian này dành cho những người cầu tự.
Ngách bên phải có cầu thang lên lầu. cầu thang gỗ nhỏ, dốc, cheo leo rất khó đi (nhất là đi giày cao gót hehe...) trên lầu có sân trước rộng khá thóang đãng.
Ngày vía Ngọc Hoàng là ngày đại lễ vào mùng 9 tháng Giêng âm lịch được gọi nôm na là vía trời, người đi lễ rất đông. Các sư tụng kinh ở sân khấu trước điện thờ cả ngày luôn. Lần nào ngày lễ, rằm, Tết đọan đường vào chùa cũng kẹt cứng.
Ở đây cũng khác các chùa khác là cái vụ dùng dầu (mua trong chùa) rót vô đèn thờ Ngọc Hòang và các vị thần.... để cầu xin. Mình chưa làm thế bao giờ. Thấy mọi người đa số tòan làm như vậy để cầu duyên và cầu tự, cầu làm ăn.
|
Chùa Vĩnh Nghiêm có lẽ là ngôi chùa nổi tiếng nhất TP. Chùa có kiến trúc rộng, thoáng, đẹp với lối kiến trúc giản dị, vừa cổ điển lại vừa hiện đại và thuận lợi cả về giao thông cùng với truyền thống về Phật giáo nên được khách trong và ngoài nước ưa chuộng thăm viếng.
Không có gì độc đáo, như chùa Ngọc Hoàng hay chùa Bà Thiên Hậu của người Hoa, chùa Một Cột ở TĐ nhưng đến chùa Vĩnh Nghiêm, mình thấy lòng thư thái vô cùng. Mái ngói đỏ cong cong, nhửng cột, hành lang đá, xi măng bàng bạc kết hợp với gỗ nâu đằm trông lạnh và uy nghiêm. Chùa rất sạch. Mình chưa bao giờ tới vào ngày rằm. Toàn đi chùa VN ngày CN bình thường nên rất dễ chịu. Thỉnh thoảng cũng đi đám ma ở nhà tang lễ ngay cổng chùa nên mình cũng ghé vào thăm chùa. Chùa vắng lặng, yên tĩnh. Chỉ có hoa rơi, lá rụng. Tuyệt vời!
Trong sân chùa có tiệm bán đồ thờ cúng, chủ yếu là đồ đồng cao cấp rất đẹp, không biết so với bên ngoài có măc nhiều không? Mình ko rành thứ này.
Năm nào minh cũng mua Lịch vạn sự ở đây. Nghe người quen nói có dịch vụ coi ngày cưới, động thổ .... mấy chị làm cùng cq đã xem ngày cưới tại chùa rồi đó. hihi... Bạn nào sắp wedding thử coi nhé!
|
Lúc mới vào SG, nghe đồn có 1 ngôi chùa cũng tên là chùa Một Cột giống Chùa Một Cột nổi tiếng ngoài Hà Nội, mình hơi bán tín bán nghi. Năm lớp 12, dêm 30 Tết cả nhóm rủ nhau đi chùa như mọi năm, nhưng lần này ko đi chùa trong TP nữa mà ra Chùa Một Cột ngoài Thủ Đức cho nó "máu". hihi... 12 đứa phi xe ra xa lộ HN, trời lạnh, đường vắnh nhưng vui ơi là vui. Tìm đến chùa thì chùa đóng cửa. hehe... đành về vậy. Nhưng dù sao cũng ngắm sơ sơ cổng chùa và cảnh quan bên ngoài, nhìn cũng khá đẹp!
Bẵng đi mấy năm sau, khi đi làm lại làm gần đó nên mình thường đi chùa Một Cột. Chùa khá rộng rãi, khuôn viên đẹp. Và công nhận hình tượng mô phỏng trông rất giống chùa Một Cột HN. Dưới hồ nước thả rất nhiều cá và rùa. Vào những ngày rằm, chùa rất đông, hồ nước được thả nhiều hoa đăng buổi tối nhìn lung linh, rất đẹp. Dịp Tết, có 1 số người viết thư pháp trong sân sau của chùa rất đắt hàng vì đầu năm mọi người khoái xin chữ. Mình thích đi vãn cảnh chùa vào 1 ngày nghỉ bình thường nào đó thôi. Khi ấy chùa không đông, tha hồ ngắm cảnh, dạo chơi và xem kỹ các điện thờ, tượng phật và điển tích trên các văn bia trong chùa. Khách đến chùa thường thả thức ăn cho cá, rùa nổi lên rất hay, thấy nhẹ nhõm và thanh thản vô cùng.
|
|