Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Khủng Long con
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 19/6/2007

Tổng Lượt Xem:  124557

3018 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Tỉ lệ điểm đánh giá
5 sao -
 17
4 sao -
 94
3 sao -
 5
2 sao -
 0
1 sao -
 0
Danh mục địa điểm đánh giá
Địa danh 96 lượt xem  Gửi lời cảm ơn  Xem toàn bộ sưu tập


Siem Riep - Campuchia Hồ Chí Minh
10/8/2007
Người Việt Nam thường gọi với tên Biển Hồ, là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Dương. tại đây co 1rất nhiều người Campuchia gốc Việt sinh sống. Nếu như bạn đã từng tham quan chợ nổi ở miền Tây thì ở đây cũng có quang cảnh gần giống như vậy nhưng có 1 số điểm khác:- Thứ nhất số lượng đệ tử Cái Bang nhiều vì nơi đây có nhiều khách du lịch. và những đệ tử này khá hung hăng, sẵn sàng ...chửi khách khi cần- Thứ hai, số lượng bán hàng rong cũng tương đối nhiều, chủ yếu bán mấy đồ lặt vặt, thức ăn, đồ uống... nhưng tranh giành nhau cũng khá khốc liệt và đuổi theo thuyền khách y chang các trận thủy chiến trong phim kiếm hiệp- Thứ 3, các bè lồng nuôi tjủy sản đa dạng hơn, từ cá sấu, cá ba sa đến các loại khác, nói chung là tất cả những thứ có thể bán được- Thứ 4, giá thuê thuyền ở đây khá mắc nên tốt nhất đi càng nhiều thì càng rẻ vì không có thuyền nhỏ nên 1 người cũng đi thuyền lớn (khỏang 40USD)
Siem Riep - Campuchia Tây Ninh
10/8/2007
Hai công trình lớn nhất không thể bỏ qua khi tham quan quần thể Angkor là Angkor Thom và Angkor Wat. Ngoài ra còn có hàng chục các công trình nhỏ khác nữa. Giá vé tham quan 1 ngày là 20USD, 3 ngày là 40US, 1 tuần là 60USD. Nếu bạn chỉ tham quan Angkor Thom và Angkor Wat thi nên mua vé 1 ngày, nếu muốn đi hết thì mua vé loại 40 USD, riêng các nhà nghiên cứu, phê bình thì 60USD. Đây là kinh đô của vương quốc Angkor cổ đại, nay chỉ là di tích còn sót lại nhưng khá là hùng vĩ. Đặc biệt là đỉnh Angkor nơi hàng ngày có hàng chục, hàng trăm du khách tụ tập để ngắm mặt trời lặn từ nơi cao nhất của quần thể Angkor. Ngoài ra đỉnh các ngọn tháp cũng là nơi thử lòng thành của Phật tử với những bậc thang dựng đứng. Vậy mà mấy em bán postcard cứ chạy tung tăng như trẻ em VN chạy ngoài đồng, còn du khách thì cứ bò từng bậc một mà trong lòng vẫn cú run
28 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3 Hồ Chí Minh
16/7/2007
bảo tàng được thành lập tháng 9 - 1975, tiền thân là nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ - Ngụy. bảo tàng trưng bày một số hiện vật, hình ảnh tội ác của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát nhân dân, rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá hoại miền Bắc. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và 2 ngăn chuồng cọp được xây đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có các phòng trưng bày về chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch.Bên cạnh đó còn có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, phòng rối nước VN...
118 Lạc Long Quân Hồ Chí Minh
Loại: Tôn giáo
16/7/2007
Đây là ngôi chùa được coi là cổ nhất thành phố, chùa còn có tên là Cẩm Sơn hoặc Cẩm Điện. Đây là nơi nhiều người đến để sáng tác và ngâm thơ. Chùa được trùng tu vào các năm 1804, 1909. Trên cổng có 3 chữ Giác Lâm Tự bằng chữ Hán. Tên chùa có nhiều am với những người trụ trì thuộc dòng họ Lâm Tế, con cháu của những người truyền bá và phát triển đạo Phật ở TQ. Kiến trúc của chùa mang đậm nét văn hóa Phương Đông, nghiêm trang, nhẹ nhàng, mỹ thuật, đặc biệt tượng Phật Địa Tạng trong chùa đẹp có tiếng. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa qốc gia.
180 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 Hồ Chí Minh
Loại: Tôn giáo
16/7/2007
nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục. Được tu sửa nhiều lần, lần cuối vào năm 1980, nhưng hình dáng và vẻ nguyên thủy của nó cách đây hơn 200 năm vẫn ko thay đổi. Đây là kiểu nhà mà các quan lại triều Nguyễn thường sử dụng. Nhà có 3 gian, 2 chái. Hệ thống tường ngắn và mái lợp âm dương hình thành 1 kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống với những bức vách là những thanh gỗ mỏng đưo85c xếp vuông góc. Những thanh gỗ này ko chỉ giữ vai trò bảo vệ ngôi nhà mà còn là hệ thống thông gió tuyệt vời.Sau năm 1945, những miếng gỗ bị mối mọt được thay thế bằng gạcg và trong lần tu bổ năm 1980, thợ thi công đã thay phần lõi những cột gỗ bị mối bằng cách đổ bê tông vào trong. Phần ngoài vẫn giữ nguyên nên chúng vẫn có vẻ cổ xưa. Đồng thời họ cũng nâng phần đế cột nên 30cm để tránh bị mối.năm 1790, Nguyễn Ánh, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn đã cho xây dựng ngôi nhà này để giám mục xứ Adran Pierre pigneau de behaine trú ngụ. Vị giám mục này đã có công giúp Nguyễn Ánh trong cuộc chiến chống nhà Tây Sơn. tại ngôi nhà này, vị giám mục đã dạy học cho Hòang tử Cảnh, con trai Nguyễn Ánh.Đầu tiên, ngôi nhà nằm gần kênh Thị Nghè, nằm trong khu vực Thảo cầm Viên hiện giờ. Năm 1799, sau khi vị Giám mục mất, 1 giám mục Pháp khác đã đến thay thế nhưng do trong khoảng 1811-1864 triều đình Huế cầm đạo nên ngôi nhà bị đóng cửa. Đến triều đại Tự Đức, triều đình ký hòa ước với Pháp và ngôi nhà được chuyển cho Tòa Giám mục và di chuểyn về đường Alexander de Rhodes, gần nhà thờ Chánh Tòa. Năm 1900 cùng với tòa Giám mục, ngôi nhà được chuyển về địa đểim hiện tại. Hiện nay nó được sử dụng như nhà nguyện. Đây là 1 trong những ngôi nhà được tu sửa rất tốt nên giữ nguyên tình trang nguyên thủy của nó ko như nhiều di tích khác bị hư hỏng là do ...chính những người tu sửa quá tệ.và qua đây chúng ta cũng biết thêm trước thần đèn Cẩm Lũy, người Việt cũng đã biết di chuyển cả ngôi nhà, quá giỏi ^^
13/7/2007
Công trình do kiến trúc sư người Pháp xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành trong 5 năm.Lúc đầu được xây với mục đích làm nơi triển lãm thương mại nhưng khi hoàn thành thì trở thành tư dinh Thống đốc Nam Kỳ (1 kiểu lấy của công làm của tư nè pà kon). Công trình có những trang trí như mũi thuyền, thần thương mại cổ... và những đăng trưng của Nam Kỳ như cá sấu, con điệt.... Lúc đầu 2 bên cửa chính là 2 tượng nữ đứng trong thế tự do nhưng đến năm 1943 bị viên thống đốc Haeffel tháo gỡ và xây cửa có mái che như hiện nay.Nơi đây cũng từng là dinh thông đốc Nhật Minoda, dinh khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm và trụ sở Ủy ban hành chính lâm thời Nam bộ.Sau khi Pháp trở lại thực dân Pháp lấy nơi đây làm trụ sở cao ủy công hòa Pháp và dinh thủ hiến Nam kỳ của Trần Văn Hữu.Sau năm 1954 nơi đây là dinh thủ hiến Nam Phần, Dinh Gia Long của Ngô Đình Diệm (1962-1963) và tối cao Pháp viện trong thời kỳ Nguyễn Văn ThiệuSau ngày giải phòng nơi đây được chọn làm bảo tàng cách mạng Tp.HCM thể hiện các nội dung:- Lược sử Sài Gòn xưa- Thực dân Pháp xâm lược Vn và những cuộc vận động chống Pháp trước khi Đảng ra đời- Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn - Gia Định (1945-1954)- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến dịch HCM lịch sử (1954-1975)
100 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức Hồ Chí Minh
Loại: Tôn giáo
21/6/2007
Tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Bi, quận Thủ Đức, Nam Thiên Nhất Trụ là ngôi chùa Một Cột được nhiều người biết đến không những bởi kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lui tới của nhiều chư tăng phật tử ở phương Nam.1958. Kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức đã vẽ thiết kế ngôi chùa này dựa theo kiến trúc chùa Diên Hựu (chùa Một Cột ở Hà Nội) được dựng lên vào đời nhà Lý. Chùa Nam Thiên Nhất Trụ là nơi để nhân dân và các chư tăng phật tử ở miền Nam có dịp đến chiêm ngưỡng lễ Phật, nhớ về cội nguồn tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an, quê hương hưng thịnh. Từ cổng tam quan đi vào, hồ Long Nhã vuông, rộng, án ngữ giữa sân chùa. Hồ vừa có cá chép vừa có rùa sinh sống, điểm trong làn nước trong xanh và thanh tịnh ấy là những khóm sen hồng, sen trắng vươn những chiếc lá non với nhiều bông hoa khoe sắc. Trụ vững giữa hồ là ngôi chùa Một Cột với mái ngói thâm nâu, vòm mái uốn cong đầu đao trông rất uy nghi, cổ kính. Trụ chùa Một Cột được đúc vĩnh cửu bằng xi măng cốt thép. Chiếc cầu dẫn vào chùa trông rất lạ mắt, hai bên là những chậu mai vàng và những hàng sứ trắng. Bên trong chùa thờ Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, hương khói nghi ngút. Vòng ra đằng sau, chánh điện được bài trí trang nghiêm, gian giữa thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các pho tượng Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp; Sau chánh điện là nhà lưu niệm và bảo tháp Nam Thiên. Trong nhà lưu niệm có lưu bút tích của hoà thượng Thích Trí Dũng. Khuôn viên chùa có nhiều pho tượng lớn lộ thiên như tượng Phật A Di đà, Phật Di Lặc, Bồ Tát Địa Tạng...Giữa chùa là một màu xanh của cây lá. Vào trong chùa, mọi ồn ào, tất bật của cuộc sống bên ngoài không còn nữa mà thay vào đó là sự thanh tịnh đến lạ lùng. Giữa sự đông đúc của phố thị, Nam Thiên Nhất Trụ đứng sừng sững trong một khoảng không gian xanh, là một điểm nhấn ấn tượng trong lòng thành phố. Nơi đây là một trong những danh lam thắng cảnh để nhân dân miền Nam chiêm ngưỡng. Cùng với nhiều ngôi chùa khác ở thành phố Hồ Chí Minh, Nam Thiên Nhất Trụ là một trong những công trình kiến trúc đẹp, mang đậm nét độc đáo trong đời sống văn hoá tinh thần người Sài Gòn.
135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1 Hồ Chí Minh
21/6/2007
Mặt tiền của Dinh Thống Nhất nằm trên ngã ba đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Lê Duẩn. Khuôn viên rộng 15ha. Trên mặt bằng này, ngày 23.2. 1868, đô đốc thực dân Pháp De lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên, đặt tên là Dinh Norodom. Dinh Norodom được xây dựng và hoàn thành sau đó 3 năm. Thời Pháp thuộc đây là trụ sở của các vị thủ hiến người Pháp được dân Nam gọi là dinh Thống Soái, và người Pháp gọi là Palais Norodom, theo bản vẽ của kiến trúc sư Hermite (Hermite cũng là người phác thảo đố án tòa thị sảnh Hương Cảng). Theo sử liệu, viên đá đầu tiên của dinh Thống Soái do đô đốc De Lagrandière tự tay đặt vào ngày 23-2-1863. Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50cm, có lỗ, bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng, có chạm hình Napoléon đệ tam. Vật tư xây cất phần lớn được chuyển từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Ðức (xảy ra năm 1870) nên công trình này kéo dài mãi đến năm 1873 mới xong, riêng việc trang trí dinh phải kéo dài hai năm sau (1875). Mặt tiền rộng 80m, bên trong có phòng khách có thể chức đến 800 người. Chung quanh là khu vườn rộng lớn trồng đủ loại cây cỏ rất ngoạn mục. Ngay trước mặt dinh, dưới chân cột cờ có đặt một khẩu thần công kiểu cổ càng làm tăng thêm vẻ đẹp oai nghiêm cho công thự. Nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại đây suốt gần một thế kỷ dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Sau thất bại Ðiện Biên Phủ và Hiệp định Genève 1954, Dinh Norodom được trao lại cho Việt Nam. Năm 1954, Ngô Ðình Diệm được người Mỹ đặt ngồi vào Dinh Norodom. Ngày 26/10/1956 Dinh Norodom đổi tên là "Dinh Ðộc Lập", tức Phủ Tổng Thống. Sau ngày hai viên phi công của không quân Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom xuống Dinh Ðộc Lập (ngày 27/02/1962 ) làm thiệt hại nặng nề. Vì lối kiến trúc quá cổ và vị hư hại nhiều nên Diệm quyết định phá hủy toàn bộ dinh Norodom để xây dựng lại một dinh hoàn toàn mới gọi là dinh Ðộc Lập. Thời gian xây cất kéo dài gần 3 năm: ngày 31-10-1966 việc xây dựng dinh hoàn tất. Diện tích khu này khoảng 12ha, diện tích mặt bằng dinh khoảng 2.000m2. Tòa nhà có diện tích 4.500m2, gồm1 tầng nền, 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng đúc có thể làm bãi đáp cho máy bay trực thăng, trên 100 phòng ốc, 4000 ngọn đèn, 400 đường dây điện thoại nội Dinh, 1 tầng hầm kiên cố, 1 đài phát thanh dự phòng, 1 phòng chỉ huy tác chiến.... Tác giả công trình này là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người từng đoạt giải Khôi Nguyên Kiến Trúc ở La Mã. Về kiến trúc, theo kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thì từ sự xếp đặt bên trong cho đến phần tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho một truyền thuyết cổ truyền phương đông, một nghi lễ thần thánh theo phong tục tập quán của dân tộc. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, bình diện của toàn thể Dinh độc Lập được hình thành từ chữ Cát khi tâm của tòa nhà là phòng trình ủy nhiệm thư có thể so sánh như vị trí của điện Thái Hòa ở đại nội cố đô Huế. Ðã có ít nhất hơn nửa tá nguyên thủ quốc gia và gần 3 nền cộng hòa của thực dân đã giẫy chết hoặc đội nón ra đi khỏi tòa nhà này.Ngày 8-4-1975 phi công Nguyễn Thành Trung dùng máy bay Mỹ ném hai quả bom làm sập cánh trái dinh, sau đó bay luôn ra vùng giải phóng.11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lữ đoàn 203 xe tăng thuộc quân đoàn 2 dưới sự hướng dẫn của cô gái giao liên đất thép Củ Chi Nguyễn Trung Kiên (còn gọi là Cô Nhíp) tiến thẳng vào Dinh Ðộc Lập.Dinh Ðộc Lập trở thành hợp điểm của các cánh quân giải phóng Sài Gòn. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh, dinh Ðộc lập là nơi làm việc của Ủy ban Quân Quản thành phố Sài Gòn. Tháng 12-1975 tại đây diễn ra hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước. Với ý nghĩa lịch sử đó Dinh Ðộc lập đổi tên thành Hội trường Thống Nhất.
Đầu Đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4 Hồ Chí Minh
21/6/2007
Nhà Rồng hay khu lưu niệm Bác Hồ, nằm trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành, là một tòa nhà ba tầng. Nơi đây ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (mà sau này là Bác Hồ của chúng ta) đã ra đi tìm đường cứu nước.Nhà Rồng nguyên là dinh đại diện hãng chuyên chổ sau đổi là chuyên chở hàng hải, được xây từ năm 1862, ngay sau khi Pháp vừa chiếm xong Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông nam bộ. Có lẽ trong cả nước ta, kể cả hàng trăm công trình kiến trúc thời Pháp còn để lại, không một ngôi nhà nào mà kiểu cách dị biệt "thượng ta hạ tây", rõ nét như Nhà Rồng. Những con rồng bằng sứ men xanh uốn khúc trên mái nhà. Có tài liệu nói con rồng này lấy từ Văn Miếu (Hà Nội). Khi Bác Hồ ra đi từ bến sông này, mái Nhà Rồng còn giữ đúng cảnh vẻ của như lúc mới làm. Nhưng ngày nay vì mái xưa đã hỏng, trên nóc vẫn có hai con rồng, song đầu thì quay ra và ngói lợp là loại phẳng chứ không đẹp, không cong ốp xếp âm dương như đợt sóng, theo kiểu thuần túy Việt Nam.Cầu tàu ở đây lúc đầu dài 350m, phí tổn gần 3 triệu France, gồm một dãy cầu bằng ván dày lót trên những chiếc cột bằng sắt. Con tàu đầu tiên của hãng đã rời bến Nhà Rồng ngày 23-11-1862Ng ày nay, tòa nhà được dùng làm nơi trưng bày các hiện vật và hình ảnh về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch.Dọc theo bến Bạch Đằng, từ bờ sông Bến Nghé (nay là sông Sài Gòn) từ cầu quay cũ (cầu Khánh Hội) đến nhà máy Ba Son, xưa kia hàng ngàn ghe thuyền chen chúc nhau, hình thành một thành phố nổi trên sông.Tại bến Bạch Đằng, đối diện với Nhà Rồng, có cột cờ Thủ Ngữ. Cột cờ này cao 30 m, được xây dựng từ năm 1900, trên đỉnh treo tín hiệu cờ vải màu hoặc quả bóng đèn ban ngày và một bóng đèn khi trắng khi đỏ ban đêm để dẫn tàu bè ra vào sông Sài Gòn.
Xóa địa điểm
X
Địa điểm sẽ bị xóa khỏi bộ sưu tập của bạn?
Khi thực hiện xóa địa điểm bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa địa điểm này không?