Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Toét
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

117 Lý Chiêu Hoàng, P10, Q6
Gia nhập: 24/6/2011

Tổng Lượt Xem:  24342

105 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá
Bài viết diễn đàn Có 3 bài viết diễn đàn
23/07/2011
1323 lượt xem
Nhiều chương trình ngoại ngữ thu hút các bạn trẻ tại TP.HCM do vừa không tốn tiền lại đạt hiệu quả. Dành cho sinh viên chuẩn bị du học Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam (IVCE) đang tổ chức chương trình học tiếng Anh hoàn toàn miễn phí do các Việt kiều trẻ ở Mỹ tình nguyện về giảng dạy. Chương trình này đặc biệt dành cho các bạn có ý định du học chuẩn bị trải qua các kỳ thi quốc tế bắt buộc như: TOEFL, SAT, GRE và GMAT. Chủ tịch IVCE, anh Trần Thắng cho biết: “Từ năm 2007 chương trình này được triển khai và đã phục vụ được 250 sinh viên, từ đó mỗi năm đều tăng số lượng sinh viên tham gia. Chương trình được thực hiện tại nhiều trường ĐH như: ĐH Cần Thơ, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Thái Nguyên...”. Các lớp học này diễn ra liên tục trong năm nhưng sôi nổi nhất là 3 tháng hè. Năm nay, sau khi kết thúc khóa học hè, IVCE sẽ mở thêm các lớp học vào tháng 9 và tháng 10. Mỗi lớp học có 15 sinh viên, các bạn có thể đối thoại trực tiếp với giáo viên bằng tiếng Anh. Bên cạnh việc học trên lớp, các học viên này còn được tham gia câu lạc bộ (CLB) tiếng Anh vào thứ ba và thứ năm hằng tuần. Trần Kim Ngân - giáo viên của lớp chia sẻ: “Mình về đây dạy tình nguyện với mong muốn làm một cái gì đó cho đất nước. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để mình học thêm về nền văn hóa nước nhà, để nhìn thấy sự khác biệt giữa sinh viên Việt Nam với sinh viên Mỹ”. Học từ CLB đến quán cà phê Các CLB cũng là môi trường học tập ngoại ngữ không tốn tiền mà rất hữu ích. Tại Trung tâm đào tạo khu vực của Seameo tại VN, sáng chủ nhật tuần cuối cùng mỗi tháng đều có tổ chức CLB Anh văn từ 9 đến 11 giờ. Tiến sĩ Đặng Văn Hùng - Phó giám đốc, Trưởng ban Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài của trung tâm cho biết: “Hoạt động của CLB này không chỉ cho học viên của trung tâm mà cả người bên ngoài, miễn phí hoàn toàn. Mỗi buổi sinh hoạt đều có giáo viên người bản ngữ của trung tâm hướng dẫn. Giáo viên này không chỉ định hướng về chủ đề mà còn giúp các thành viên phát triển kỹ năng nghe nói của mình”. Tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, hình thức học qua các CLB của trường ngoại ngữ Thanh Niên cũng diễn ra sôi động không chỉ với tiếng Anh mà còn cả tiếng Hoa, Nhật, Hàn... Thời gian sinh hoạt cũng đa dạng hơn với mỗi chủ nhật từ sáng tới chiều, đặc biệt không phân biệt đối tượng già trẻ. Ngoài ra, còn rất nhiều CLB ngoại ngữ tại các trường ĐH như: ĐK Kinh tế TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM… cũng luôn rộng cửa đón những ai muốn có điều kiện trau dồi ngoại ngữ. Quán cà phê Master’s Cup (B08 Nam Đô, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM) cũng là nơi có thể học tiếng Anh với người bản xứ. Quán mở cửa từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối các ngày từ thứ ba đến thứ bảy hằng tuần. Mọi người khi bước chân đến đây đều phải giao tiếp bằng tiếng Anh, kể cả người giữ xe và phục vụ. Ở đây luôn có một vài người bản ngữ sẵn sàng nói chuyện với khách. Nếu không muốn uống cà phê, mọi người vẫn được mời uống nước lọc miễn phí. Lên mạng học tiếng Anh miễn phí cũng là một cách khá hay, chẳng hạn tại: tienganhonline.net. Học viên có thể học trực tiếp trên đó hoặc tải tài liệu về máy để học, với các nội dung hết sức phong phú: kỹ năng riêng như nghe, nói, đọc, viết, mở rộng vốn từ vựng và ngữ pháp, tiếng Anh chuyên ngành, vào diễn đàn cùng trao đổi về cách học tiếng Anh... Ngoài ra, học tiếng Anh qua truyền hình cũng rất dễ nhớ. Hiện trên kênh HTV3 của Đài truyền hình TP.HCM mỗi sáng chủ nhật đều có chương trình dạy tiếng Anh của người bản xứ. Thông qua một đoạn video, bài nói chuyện của nhiều người bản ngữ khác nhau, người xem có thể dễ dàng nghe, nhớ và phát âm chính xác ít nhất 5 từ vựng mỗi ngày.
30/06/2011
3115 lượt xem
Mấy ngày nay rảnh rỗi quá không biết làm gì, gặp lại cô bạn thân mới ở quê lò dò vác lên cả một bó hoa sen bông nào bông ấy bự chưa từng thấy để tặng mình. Sen Đồng Tháp đấy nhé! Cái phòng nhỏ thoang thoảng mùi sen ngan ngát, mở tung cửa sổ ra cho hàng xóm hưởng lây tí…Rảnh quá nên rủ bạn đi dạo quanh Sài Gòn ăn vặt chơi. Đi đâu thì đi chứ mới rời xa Sài Gòn một tí là người mình đã nhớ bánh tráng trộn, nhớ cái cuốn bò bía giòn giòn, ngọt ngọt chấm với tương sền sệt thêm chút ớt cay cay. Lòng vòng Sài Gòn điểm ra đây mấy chỗ ăn vặt cho dân thích lượn lờ. Bánh tráng trộn – rất đặc trưng của Sài Gòn đây. Một hàng bánh tráng trộn đơn giản Bánh tráng Tây Ninh cắt nhỏ thành sợi bản chừng 1cm. Bỏ bánh tráng vào cái tô nhựa, xoài xanh bào mỏng một chút, khô bò một chút, tép một chút, trứng cút, tắc (dân Bắc gọi là trái quất í), rau răm cắt nhỏ, rưới thêm chút hành phi lên, thêm đậu phộng giã giập, muối tôm Tây Ninh, bỏ thêm ớt xay. Thế là có món bánh tráng trộn ngon lành. Người Sài Gòn chẳng phân biệt nam nữ, già trẻ, teen hay dân văn phòng, trừ những người quá kĩ tính thì ai cũng mê món này. Khắp con đường ngõ hẻm ở Sì Gòn, từ gánh hàng rong tới xe đẩy, có chỗ còn để thành cửa hàng nho nhỏ để phục vụ nhu cầu của bất cứ ai. Bạn tớ thích bánh tráng trộn ở Mix – kiểu bánh tráng ông xã, bà xã biến tấu từ nguyên liệu thông thường nhưng đã ăn khó mà dứt ra. Nhưng tớ vẫn thích ăn quán lề đườn, thích nhất là bánh tráng ở con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, ngay cổng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, cạnh Thảo Cầm Viên và ngay sau trường Nhân văn. Ở đây các cô bán từ chiều tới tối khuya, thèm thèm tớ vẫn xách xe chạy ra đây mua vài bịch về cả nhà nhấm nhá. Mỗi bịch bánh tráng tùy nhu cầu dao động từ 5-10 ngàn. Khô bò Khô bò đơn giản là có phổi bò qua chế biến, hình như người ta hay lấy từ Chợ Lớn về. Phổi bò được ướp gia vị cho thấm, đu đủ bào ra qua chế biến để giữ vị giòn, rau răm vài cọng, đậu phụng một chút, nước chấm chua chua ngọt ngọt pha từ giấm. Thêm chút ớt cho đậm đà, say say, thể là có đĩa gỏi khô bò ăn chơi. Chiều chiều ai đi ngang qua công viên Lê Văn Tám cổng phía Hai Bà Trưng cũng thấy có hàng gỏi khô bò của một bác lớn tuổi. Người đi tập thể dục, kẻ rủ nhau ra đây chơi, tớ thì đi về hứng lên cũng tạt qua đó làm 1 đĩa vừa ăn vừa tám chuyện trên trời dưới đất với mấy cạ một hồi rồi mới về nhà. Trời dù đẹp hay lất phất mưa chứ cái xe đẩy bán bò khô lúc nào cũng đông. Bây giờ một đĩa từ 12k trở lên rồi. Xôi chè Xôi lá cẩm Ở đâu chẳng biết chứ ở Sài Gòn không nhất thiết xôi chỉ dành cho buổi sáng. Xôi trở thành món ăn vặt từ sáng tới tối được. Ngày còn sinh viên tớ hay bị rủ rê qua quán xôi gà Bùi Thị Xuân, đoạn giao với cống Quỳnh để ăn xôi gà, xôi xá xíu, xôi tôm khô. Hạt xôi dẻo trắng tươi, có bán kèm đĩa gỏi chua ăn cho đỡ ngán. Xôi phá lấu cũng là một đặc trưng rất riêng mà chắc chắn về miền Bắc kiếm không ra. Và cái đặc trưng của xôi ở SG là luôn có hành khô phi thơm rắc lên kèm với chút dừa khô nạo, nếu có  muối mè thì phải có chút đường, mặn mặn ngọt ngọt (cái này ai chưa quen hơi khó ăn). Nhưng tớ vẫn thích chọn hàng xôi xá xíu ở chợ Bà Chiểu, gói xôi nóng hổi có thịt gà chiên xé nhỏ, xá xíu, lại có nước sốt nữa. Xôi không nhiều như những chố khác nhưng ăn cực kì ngon và nhớ mãi nụ cười cô bán xôi… Cái anh chàng trong xóm nhà tớ mỗi lần bị người yêu dỗi hờn hay lên đây mua xôi làm lành vì nường ấy mê xôi. Hóa ra gói xôi tuy nhỏ mà lại là cầu nối yêu thương!  Chè bà ba Chè Sài Gòn cũng phong phú đa dạng lắm, nhưng nét đặc biệt là chè hay có nước cốt dừa. Chè đậu xanh hạt, đậu xanh xay, đậu đen, chè đậu trắng,chè bà ba, chè chuối, chè thưng, chè bưởi, chè thái. Muốn ăn chè thì tới con đường Nguyễn Tri Phương. Nhưng chớ ghé quán 280, nhìn thì to tướng mà chè lại chẳng ngon. Đi dọc dọc đó mỗi ngày thưởng thức một quán thế nào cũng chọn ra cho mình được một quán chè hợp gu. Tớ thích ăn chè bưởi trong con hẻm 491 ở đường Nguyễn Đình Chiểu, đường rẽ vào chùa Phước Hòa. Quán chè vỉa hè nhưng nấu ngon như chè bưởi ở Bến Tre. Cá viên chiên Cá viên chiên Những buổi tối đi bộ ở công viên xong bao giờ tớ cũng kết thúc câu chuyện với cô bạn bằng hai xiên cá viên chiên. Cá viên chiên nóng hổi, chấm cùng tương đen và tương ớt, ăn cay cay beo béo thật tuyệt. Con nít ở SG khoái khẩu món này lắm,ăn ở nhà không thích, cứ thích ra công viên hay vỉa hè bám lấy cái xe đẩy nhỏ xíu, mắt nhìn không rời vào cái chảo đang nóng dầu, từng viên cá được xiên vào cái que, quệt ít tương lên là xong món cá viên chiên. Ngoài ra còn có cả đậu bắp chiên, xúc xích chiên, đậu hũ chiên…Ăn cái này chỉ dùng que mà xiên thôi. Cảm giác rất yomost. Đi lượn lờ quanh Sài Gòn từ chiều tới tối thế nào cũng dễ dàng bắt gặp những chiếc xe đẩy hoặc xe đạp nhỏ chở cái tủ kính be bé và đồ nghề để chiên nấu. Tớ không biết món này du nhập từ đâu nhưng những người đi bán dạo hầu hết là dân nhập cư từ miền Trung, nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tối tối ở công viên gần thương xá Tax, hay trước tòa nhà Parkon Lê Thánh Tôn có vài cái xe đẩy bán món này. Người ăn cũng đông không kém, thơm phưng phức cả một góc phố… 5 tới 10 ngàn là có 1 xiên ăn chơi cho ấm bụng rồi!
24/06/2011
849 lượt xem
Chó lâu nay được xem là một người bạn thân thiết của con người, nhờ khả năng biểu lộ tình cảm một cách rõ nét, những khoảnh khắc cười vui hết cỡ dưới đây là một minh chứng.
Xóa bài viết diễn dàn
X
Khi thực hiện xóa bài viết bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa bài viết này không?