Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
James Pham
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Sở thích: Chanting
132/8 Tân Hòa Đông, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân
Gia nhập: 2/8/2011

Tổng Lượt Xem:  38071

361 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
1
0
0
0
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá
Bài viết diễn đàn Có 6 bài viết diễn đàn
30/09/2011
1598 lượt xem
Hôm nay tôi nhận được email của một người bạn bên Mỹ, email với nội dung không mới nhưng hình ảnh kèm theo là một em bé Châu Phi gầy trơ xương xẩu với hàng trăm con ruồi bám trên người làm tôi suy nghĩ: “Trước khi vứt bỏ các thức ăn còn sót lại trong chén của bạn, xin bạn hãy nghĩ tới những người đang chết đói!!!”. Tôi chưa bao giờ phải sống trong cảm giác khi mình “sắp bị chết đói”, dù tuổi thơ nghèo nhưng lúc nào cũng khá đầy đủ. Nhà tôi ngày ấy cho đến bây giờ vẫn trồng lúa, thóc lúa rất nhiều chưa bao giờ thất bát, thóc chưa vơi thùng thì đã tới mùa thu hoạch. Nhưng mỗi bữa cơm cả bố lẫn mẹ vẫn nhắc chị em chúng tôi phải ăn hết cơm trong bát, và cơm thừa thì không được đổ đi, mà luôn để dành cho gà hoặc chim xuống ăn. Có những lần vì muốn nhanh chóng được đi xem phim mà khi cơm cấn lại trong thau rửa chén, tôi đổ luôn xuống rãnh nước, mẹ bắt gặp và đã dạy tôi một bài học. Tuổi thơ tôi có cả những ngày mót thóc rơi trên cánh đồng, tay cầm cái túi, tay cầm cái chổi tre ngắn, đi trên đường chỗ nào người ta để lúa chở về nhà còn rụng rơi những hạt thóc vàng thì tôi đi gom lại, nhặt bớt đất đá, bỏ vào bị. Hoặc lội trên đám ruộng còn trơ gốc rạ để nhặt nhạnh từng bông lúa còn sót lại. Tất cả được đem về phơi khô, cất vào cái chum lớn, dành nuôi gà nuôi vịt những lúc cạn thóc. Bài học tiết kiệm đầu tiên là từ gia đình, sau này đi học chính những người bạn xung quanh tôi đã dạy cho tôi một thói quen sống tiết kiệm, ngay cả khi cuộc sống đầy đủ nhất. Khi tôi về vùng đất quanh năm chỉ có nắng của miền Quảng Sơn – Ninh Thuận, lần đầu tiên tôi đã rửa mặt và tay chân chỉ bằng một ca nước nhỏ. Nước hiếm nên phải tiết kiệm từng giọt như thế. Từ chuyến đi ấy, bao giờ uống nước tôi cũng dốc cho cạn sạch ly, nhìn ly nước đầy bỏ dở trong đầu tôi lại hiện lên cái dáng khắc khổ của các em khi phải đi đào kênh dẫn nước nhọc nhằn để chăm vườn rau! Sau này có dịp đi nhiều nơi, nơi hay đến lại là những nơi nghèo cùng, khốn khó, tôi lại càng thấy mình sống tiết kiệm không phải chỉ cho mình mà còn cho nhiều người nữa. Một bữa sáng tiết kiệm có khi đủ cho cả gia đình tiền rau cả ngày nữa đấy! Khi chúng tôi cõng gạo cho đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, người ta đã khóc khi nhìn thấy hạt gạo trắng thơm. Và lúc ấy trong đầu tôi cứ ám ảnh mãi hình ảnh những bữa tiệc buffet với đĩa thức ăn thừa mứa… Có nhiều người sẽ cười khi bạn ngồi cẩn thận vét sạch từng hạt cơm trong dĩa, và có người sẽ cười ruồi khi bạn cứ khư khư cầm cái mảnh giấy vụn mà không chịu quăng ngay xuống đường, và có người cũng sẽ cười khẩy khi bạn có những thói quen “lập dị” với thế gian, nhưng lúc ấy hãy nghĩ tới câu này: “Trước khi vứt bỏ các thức ăn còn sót lại trong chén của bạn, xin bạn hãy nghĩ tới những người đang chết đói!!!”. Và đã có lúc một ai trong số chúng ta đã từng sống trong cảm giác...sắp chết đói...
30/09/2011
1040 lượt xem
Tôi hay bắt đầu câu chuyện bằng hai từ “ngày xưa”, nghe có vẻ xa xăm và già cỗi. Những mảng kí ức ngọt ngào về một miền quê ở xa tận phía Bắc lúc nào cũng khắc khoải trong giấc ngủ của tôi. Có khi chỉ là một nụ hoa, một góc đường vụt qua trong giấc mơ cũng khiến tôi giật mình thảng thốt… Bạn tôi có một thói quen rất lạ là cứ sáng sáng phải đi café một mình, hắn bảo thích cảm giác sáng ngồi tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng người qua lại, mông lung về cái gì tôi cũng không biết. Sau cặp kính cận kia là đôi mắt sâu hun hút với ánh nhìn như muốn cúi xuống tận đáy của biển hồn người khác. Khi internet và báo chí chưa rầm rộ như bây giờ, cả nhà tôi vẫn có thói quen cùng nhau xem thời sự lúc 19h hàng ngày, ngay sau bữa cơm chiều. Tôi không phải là tín đồ mê ti vi truyền hình nên khi cất bước đi ở trọ là bỗng như quên bẵng mất cái “thói quen” gia đình này. Cho đến một lần nhận được điện thoại của mẹ, câu đầu tiên mẹ hòi tôi là “Trong ấy mới có đám cháy, chỗ con ở có sao không?” làm tôi giật mình. Ngay cả khi tôi đang ở đây, tôi cũng không biết là có vụ cháy nữa. Tại sao mẹ biết? Sau này khi về nhà, tôi để ý thấy bố mẹ vẫn giữ thói quen xem thời sự buổi tối, lúc tới mục “Dự báo thời tiết”, mẹ bảo tôi: “Ngày nào mẹ cũng đợi tới cái này để biết con đang ở tận cái chấm nhỏ gần cuối chữ S”. Nghe mẹ nói mà thấy rưng rưng trong lòng. Bỗng thấy mình xưa nay vô tâm quá! Thói quen của mẹ như một lập trình để mỗi ngày không bao giờ quên đứa con ở xa, từng giây từng phút lo lắng cho sự bình yên của con cái. Còn tôi, chưa tạo cho mình được thói quen là mỗi ngày dành 3 phút để gọi điện về cho người thân… Giờ đọc báo, có nhiều bạn trẻ có những thói quen rất lạ: đi ra đường trong tay có rác là tiện vứt cái tạch xuống đường, chẳng kể là có một cái thùng rác to tướng đang ở gần đó. Các bạn trẻ mới lớn dù chưa kiếm ra tiền nhưng lại có thói quen dùng hàng hiệu và làm đẹp quá mức! Trẻ em đi học với thói quen chờ thầy cô giáo giải đáp bài. Tâm lý thụ động khiến tư duy bị trì trệ. Trong công ty cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những “thói quen” xài đồ của công ty cho tiện: là tờ giấy, là cuộc điện thoại, dù một mình cũng bật máy lạnh vô tư, … Tôi không muốn kết luận gì ở đây, dành cho mọi người suy nghĩ…
23/09/2011
709 lượt xem
Sáng nay con tôi phụng phịu nói: - Ba, con không muốn đi học đâu? Tôi tá hỏa vì chưa hiểu lí do tại sao thằng nhỏ đang học giỏi và khá siêng học hôm nay lại giở chứng không muốn đi học. Định bụng nổi quạu nhưng tánh tôi ít khi nóng, nhất là với con cái, luôn luôn nhẹ nhàng mà giáo dục. Tôi rút chìa khóa xe, biểu cậu nhỏ xuống, rồi vào nhà và bắt đầu làm công tác tư tưởng. - Nói ba nghe lí do gì con không thích đi học? Bạn nào bắt nạt con à? - Dạ, không. - Hay con bị điểm kém? - Cái này tôi hỏi hờ thôi, vì ngày nào tôi cũng kiềm tra tập cu cậu cả. - Dạ, không. Vẫn trả lời gióng một, đôi mắt lại còn buồn buồn, tay vân vê tà áo. Bỗng cu cậu òa lên khóc nức nở: - Con không muốn đi học vì tốn tiền của ba! Té ra là vậy. Nghe con nói, tôi cũng ngậm ngùi, cay cay sống mũi. Tôi và bà xã đều là công nhân, lương thấp, lại không có thu nhập ngoài nên phải tằn tiện hết sức để lo cho con cái đầy đủ. Năm nào cũng vậy, dù chưa vào tháng nhập học nhưng chúng tôi đã phải tính toán kĩ từng khoản để lo cho con. Năm nay vợ chồng tôi chắc mẩm cũng tầm tầm như năm ngoái, đùng một cái, đầu năm đi họp, tá hỏa vì tiền học phí dồn dập với đủ thứ tiền phát sinh, quỹ này quỹ kia khiến cho vợ chồng tôi xoay không kịp. Trong bữa cơm hôm trước, vợ tôi buột miệng than thở chuyện tiền trường, khiến cậu con trai đang ngồi ăn cơm để ý nghe thấy. Vốn là đứa trẻ con ngoan, lại biết nghĩ nên chắc câu nói của mẹ đã làm cu cậu suy nghĩ…già trước tuổi. Hôm nay tôi định chở con đi học, nhân tiện đóng tiền quỹ phụ huynh để lắp máy lạnh cho các cháu. Thể theo nguyện vọng của bác hội trưởng là nên để cho các cháu hưởng thụ vật chất đầy đủ, nếu mà mọi người không đóng thì ổng bao hết, “đối với tôi vài triệu bạc để cho các cháu không là gì”. Nhưng có ai làm cha mẹ mà để con cái mình tủi hổ với bạn bè, vì thế nào cũng có chuyện mấy bạn con nhà đại gia sẽ tới lớp tự hào khoe bố mẹ chúng thế này thế nọ. Nhất là khi cậu con trai tôi lại là người nhạy cảm, rất có lòng tự trọng, nếu để các cháu bận tâm thì chuyện học sẽ bị ảnh hưởng. Tôi ngồi bần thần trước câu nói của cậu con trai, lòng vừa thương vừa chua xót, xót cho cái phận mình cứ long đong lật đật chạy theo những thay đổi chóng mặt của nhà trường. Mỗi năm thay một kiểu đồng phục. Giấy bao vở phải đồng nhất. Tập để viết phải đúng năm ô li, giấy không sáng trắng. Rồi cả một loạt quỹ: Quỹ nước uống, quỹ trông trưa, quỹ vệ sinh, quỹ….. Mỗi lần con đi học về mà lụi cụi lôi cái tờ giấy trắng trắng của cô giáo gửi về là tôi lại hồi hộp, phải uống nước mấy lần mới dám mở ra đọc. Có lẽ thấu hiểu được cảnh lo tiền trường mà cậu con giai của tôi sáng nay đã không muốn đi học. Nhưng sau một hồi phân tích, củng cố tư tưởng, thì con tôi đã chịu ngồi lên xe tới trường, kèm theo một câu nói: - Tối nay con thích ăn rau muống xào, ba nhé! - Ờ, tối nay nhà mình ăn rau muống xào.
10/08/2011
824 lượt xem
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được? Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được! Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động. Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân. (Theo Đại sư Tinh Vân, Liên Hải dịch)
10/08/2011
1154 lượt xem
Hãy dành một vài giây nhớ về quãng đời thơ ấu của bạn. Chắc hẳn trong chúng ta, dầu đã lớn khôn nhưng có bạn nào lại không nếm trải những giọt sữa thiêng liêng của mẹ? Những tiếng khóc oe oe đầu đời, ta đói lòng thì chính mẹ đã tặng cho ta nguồn dinh dưỡng nhiệm mầu ấy. Tuy đã lớn nhưng tôi không sao quên được lần đầu tiên được mẹ ấp vào lòng và được sồng trong những giọt tình mẫu tử đó. Trọn ba n...ăm, mẹ ẵm bồng, mẹ chắt chiu cả nguồn sống của mẹ để nuôi con khôn lớn. Thân hình mẹ tiều tụy, ốm gầy đi theo từng năm tháng. Con khôn lớn và chạy vào trường đời. Đã hưởng thụ được nhiều của ngon vật lạ, quên tháng ngày sanh thành dưỡng dục và những ngày bú mớm trong lòng mẹ. Ai có thể thứ tha cho tội bất hiếu được chứ! Không nhớ công ơn cội nguồn thì cũng chẳng bao giờ thành công cả. Rồi có một ngày nọ dừng chân bên vỉa hè, bỗng nghe tiếng trẻ thơ òa khóc đòi ăn, con bất chợt nhớ về mẹ và những giọt đầu đời ấy... Bầu sữa mẹ theo ta thời thơ ấu Lúc lọt lòng òa khóc, đòi ăn Những giọt thiêng liêng, ngọt lịm, đậm đà Cho hương vị đủ đầy, lòng con trẻ. Nhiêu nhựa sống mẹ chắt chiu từng giọt? Dành tặng con, đứa bé bỏng mẹ yêu; Trọn ba năm, mẹ ốm yếu gầy mòn Vẫn cứ thương, sợ con mình khát sữa. Am thầm thế, thời gian trôi thật khẽ Con lớn khôn trong từng giọt nhiệm mầu, Lại muốn xa rời lòng mẹ hiền ấp ủ Lãng quên đi, từng giọt nóng đầu đời. Tập tành sống bon chen cùng đám bạn Gi2anh món ngon, mỹ vị cao lương; Quên năm tháng, sanh thành dưỡng dục Và những giọt thương, giọt nhớ, của mẹ hiền. Rồi một ngày đường đời con vấp ngã Khô khát xác thân, lẫn cả linh hồn Bỗng nghe đâu tiếng trẻ thơ òa khóc Chảy lệ tuôn, mẹ ơi con đói lòng... Tiểu sư muội mến chúc các tình yêu có muà Vu Lan ấm áp, hạnh phúc, và trân trọng khi bên đời còn hai đấng sanh thành. Mến chúc các bậc cha mẹ luôn dồi dào sức khỏe và tươi vui:)
10/08/2011
3062 lượt xem
Đây là những mẫu thiệp đẹp mừng Vu Lan! Chúc các bạn mùa Vu Lan Bồn an lạc và hạnh phúc!
Xóa bài viết diễn dàn
X
Khi thực hiện xóa bài viết bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa bài viết này không?