Object reference not set to an instance of an object. : Thodia.vn - Thổ địa cá tính: am tường địa điểm ăn, uống, mua sắm, giải trí và hơn thế nữa…
 
Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Label
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập:

Tổng Lượt Xem: 

 điểm
Lời cảm ơn
4
5
4
2
0
5
3
2
1
5
0
1
Đánh giá
Tỉ lệ điểm đánh giá
5 sao -
 7
4 sao -
 114
3 sao -
 165
2 sao -
 2
1 sao -
 0
Danh mục địa điểm đánh giá
Bài viết diễn đàn Có 28 bài viết diễn đàn
12/09/2011
1364 lượt xem
Phái đẹp dễ dàng chọn một chiếc áo sơ mi kết hợp với quần hay váy giúp mình duyên dáng hơn, phong cách hơn khi đi làm, đi chơi hay dạo phố.
03/08/2011
1797 lượt xem
Trang điểm mắt là một trong những giai đoạn phức tạp nhất. Chỉ với vài lời khuyên dưới đây, bạn sẽ có được một ánh nhìn thu hút người đối diện. Đôi mắt là nơi thể hiện cảm xúc và truyền đạt suy nghĩ. Vì vậy, khi nhìn vào khuôn mặt của một ai đó, ấn tượng đầu tiên luôn luôn là đôi mắt. Nhiệm vụ của việc trang điểm mắt là làm thế nào để tăng cường màu sắc, hình dạng, độ sắc nét và khắc phục những thiếu sót của đôi mắt. Để có một đôi mắt quyến rũ Trước hết, bạn hãy xem đây là việc phác thảo một tác phẩm nghệ thuật và bạn là người phác thảo nên chúng. Thử nghiệm với nhiều gam màu khác nhau Hãy thử kết hợp các màu mắt khác nhau. Đây có thể là những màu sắc bạn không nghĩ đến, nhưng sẽ là một phong cách mới cho bạn. Sử dụng bút chì mắt để vẽ một đường dài, mảnh và không đứt khúc. Bạn cũng nên tận dụng lợi thế của mascara bởi vì nó làm cho lông mi bạn dài và cong. Nên sử dụng màu sắc trung tính như nâu, nâu đậm, màu be cho nền của mắt. Phần gần với đuôi mắt, dùng một màu tối hơn để làm nổi bật. Tạo độ sâu cho mắt Để thực hiện điều này, chuẩn bị vài chổi trang điểm, một ít màu mắt, bút chì và phấn trang điểm. Bạn có thể sử dụng phấn ướt hay khô tùy thuộc vào thói quen của mình. Dùng cọ vẽ một nét đậm nơi mà bạn muốn làm nổi bật kết hợp với độ tương phản của màu mắt và màu phấn mắt cho đôi mắt thêm to và sâu hơn. Để có một đôi mắt quyến rũ Chọn màu sắc phù hợp với màu mắt của bạn? Nếu bạn chọn màu phấn mắt không phù hợp với màu mắt của bạn, việc trang điểm sẽ trở nên phản tác dụng. Đôi khi, việc cố gắng chọn màu sắc của mí mắt cùng tông với màu mắt cũng làm cho đôi mắt trở nên lem luốc. Vì vậy, sự dụng màu sắc trung tính, trung lập không nhất thiết phải là màu nâu, xám, vàng, ô liu, tím hoặc màu be. Mục đích của việc trang điểm mắt là làm nổi bật hình dạng tự nhiên của đôi mắt. Hãy nhớ 2 nguyên tắc khi trang điểm là màng sáng hay trắng làm cho đôi mắt trở nên rộng và to hơn. Trong khi đó, các màu tối sẽ làm cho khu vực đó bị thu hẹp. Vì vậy, nếu mí mắt của bạn lớn, các màu tối sẽ tạo ra chiều sâu và sắc nét hơn. Ngược lại, nếu mắt một mí, nên sự dụng lông mi giả và nhấn màu sáng lên mi mắt dưới để tạo ảo giác mắt lớn.
03/08/2011
1844 lượt xem
Chợ đêm Bến Thành nằm trên 4 con đường Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Lưu Văn Lang và Nguyễn An Ninh đối diện 2 cửa Đông và Tây. Các gian hàng được dọn ra từ lúc 6h chiều nhưng muốn tham quan, mua sắm phải chờ đến 8h tối, khi các gian hàng đã dọn ra đầy đủ. Khách đến chợ quá nửa là người nước ngoài yêu thích nét văn hóa đặc trưng Sài Gòn cũng như tìm mua cho mình và người thân những món hàng ưu thích, còn lại là các bạn trẻ vừa dạo bộ thư giãn với bạn bè sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng, vừa tranh thủ mua sắm. Đây cũng là nơi để những bạn trẻ học hỏi, giao tiếp, trau dồi vốn ngoại ngữ của mình. Bạn có thể tìm cho mình những chiếc kẹp tóc, khuyên tai xinh xắn, vòng tay, vòng cổ đủ màu sắc làm bằng hạt đá, hạt nhựa và nhiều chất liệu khác. Nguyên tắc trả giá ở chợ đêm Bến Thành là trả 1/2 so với giá đưa ra. Những chiếc ví và khăn quàng cổ xinh xắn . Bạn có thể chọn cho mình những chiếc giỏ xách thêu tay sắc sảo. Hay một chiếc túi kiểu dáng hàng hiệu với giá rất mềm. Quần áo ở đây phần lớn đều là áo lưu niệm có in cờ hoặc bản đồ Việt Nam với size lớn. Người bán cũng không quên cập nhật những mẫu quần áo mới nhất. Có cả áo dài Việt Nam. Áo đầm Giày dép ở đây được bày bán rất nhiều với đủ chủng loại với mức giá từ 150.000 - 300.000đồng. Những món quà lưu niệm đậm chất Việt. Thưởng thức các món ăn đặc trưng của cả ba miền, các món ăn chế biến từ hải sản và một số món ăn Trung Hoa. Giá cả nhìn chung bình dân, được niêm yết rõ ràng trên các bảng hộp đèn. Quang cảnh nhộn nhịp ở bùng binh trước chợ. Theo Bưu điện Việt Nam '
03/08/2011
11179 lượt xem
Các đôi trẻ cứ la oai oái vì một ngày rảnh rỗi không biết dắt tình yêu của mình đi đâu? Thế nên có khi cả tuần bận rộn, gặp nhau được mỗi một buổi tối thứ bảy thì chỉ biết chở nhau đi lòng vòng “hít bụi” rồi về. Chán òm! Dắt tình yêu đến đây đi, 10 nơi được xem là có view cực đỉnh cho chuyện hẹn hò. Điều kiện cần là một chút lãng mạn và một chiếc máy hình. Background Cầu đen: Cây cầu gỗ sơn đen không còn sử dụng, nằm song song bên cạnh cây cầu mới trên đường Trần Não bỗng nhiên trở thành một view cực độc cho những tay nhiếp ảnh nghiệp dư và những người mẫu ưa chụp hình. Đừng nghi ngờ gì về những background này, nếu bạn là một trong những đôi lứa có chung sở thích săn hình và khoe hình trên blog. Qua phà Thủ Thiêm, men theo con đường bên hông trường cấp III Thủ Thiêm, đi ngang qua những con thuyền gối đầu bên nhau, bạn sẽ phải dừng lại rất nhiều lần cho người ấy làm dáng đấy! Bật mí thêm: Có đồng lúa, đầm sen, những hàng rào hoa tigôn và những cổng nhà mộc mạc đủ để lãng mạn nhân hai... Lội bùn ở Thảo Điền: Ui, nghe chắc ai đó lắc đầu, chả có gì lãng mạn; nhưng thực sự thì cũng lãng mạn ra phết đấy bạn ạ! Đi qua Thảo Điền (Q.2), dọc bờ sông Sài Gòn bạn sẽ thấy còn nguyên những bãi cỏ lau phất phơ, sát mé bờ sông đã được kè bờ chắc chắn cho mình ngồi hóng gió... Khi triều xuống, những bãi cọc gỗ nhô ra vừa đủ để một đôi người ngồi buông cần câu, lội bùn và bất ngờ thích thú với những con cá nhỏ đang ngoi lên giỡn nước... Buổi chiều sẽ trôi rất nhanh ở đây, khi tụi mình vừa ngắm những ngôi nhà xinh đẹp bên kia sông, vừa chờ những con tàu chạy rần rần qua để sóng vỗ vào bờ rì rào. Một buổi chiều hẹn hò trong veo nhé bạn. Dung dăng Đồng diều: Những buổi chiều no gió như thế này, sao không cùng người ấy tự tay làm những con diều thật dễ thương và dắt nhau ra quận 2, quận 7 thả diều. Vẫn còn rất nhiều khu đất trống ở những cánh đồng cỏ nơi đây để bạn trở về với tuổi thơ. Cùng thả một con diều không chỉ đơn giản là thả diều đâu nhé, nó còn đo thêm mức để hiểu nhau, khéo léo và cả ước mơ của tình yêu hai người đấy. Bạn có thể tìm mua tre nứa và tỉ mỉ vót tre làm một con diều, nếu không, cứ ra ngay những bùng binh là thấy diều đủ màu sắc phấp phơ mời gọi. Không thử sao biết là tuyệt vời chứ nhỉ? Café trên cao: Thay đổi gu café vườn thông thường bằng... café trên cao. Bắt đầu từ Café Skyview, 13 tầng (Diamond). Vì ở trên cao nên rất mát, gió thổi lồng lộng, lại có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố vào ban đêm. Còn một vài quán nữa như là Panorama ở tòa nhà Saigon Trade Center số 37 Tôn Đức Thắng, tầng 11 của khách sạn Caravelle ngay công trường Lam Sơn, tầng 23 của khách sạn Sheraton đường Đông Du... Điểm đặc biệt là... hơi mắc một xíu, nhưng thú vị ở chỗ ngồi trên cao thiệt cao rồi... nhìn về hướng nhà mình ở, câu chuyện sẽ kéo dài không biết chán luôn, hi hi. Lang thang Phú Mỹ Hưng: Ở đây không chỉ có những căn nhà đẹp như trong phim, mà còn có một không gian yên bình hiếm có cho đôi lứa... lang thang. Thử nhé, xách giày trên tay và đi chân trần trên cỏ, những con đường xanh mướt cành lá đan tay nhau lãng mạn như trong phim Hàn. Chẳng thế ở đây được gọi là con đường Hàn Quốc mà! 12 bậc thang yên bình: Đi một vòng dạo phố rồi về tìm một chỗ ngồi nhỏ xíu trên 12 bậc thang của Nhà Hát TP... Đẹp để ngắm khách sạn cổ nhất Sài Gòn, đẹp để nhìn con đường Lê Lợi lung linh và đẹp khi cùng chung câu chuyện với những người bạn không quen xung quanh. (chỗ này hiện giờ đã bị cấm ngồi =.=) Hồ Con Rùa: Dù có bật cười với những trái tim vẽ trên cột tháp ở Hồ Con Rùa, bạn cũng đừng... bắt chước nhé. Chỉ cần tìm một chỗ ngồi thật thoải mái, nhâm nhi bắp nướng, kem và đủ thứ đồ ăn vặt khác sẵn có ở đây rồi ngồi đó tha hồ trò chuyện. Một không gian mở vui vẻ nhưng cũng đủ riêng tư để chúng mình trò chuyện. Café mộc mạc: Những quán café vườn yên tĩnh và tuyệt đẹp cho một buổi hẹn hò không bao giờ là... lỗi thời cả. Chẳng nơi đâu hào phóng như Sài Gòn khi luôn dành những ngôi vườn đẹp nhất với các phong cách lạ nhất cho café. Nếu đã quen thuộc với Du Miên, Tưởng Niệm, Cõi Riêng, bạn có thể tìm tới những quán mới độc đáo không kém như La do (Lê Quang Định). À ơi (Lê Văn Sỹ), Huyền Thoại (Nhất Chi Mai)... Phố ẩm thực: Lên list thực đơn cho hai người và có thể bắt đầu hành trình tìm những khu phố ẩm thực đa dạng ở các phố ẩm thực. Khu phố người Hoa (Tản Đà), làng ốc (Thành Thái) hay bản đồ hình chân gà (Tân Sơn Nhất)... Dĩ nhiên đây không là một view đẹp cho những tấm hình lãng mạn, nhưng sẽ là một view ấm cúng và thực sự thân thiết để một cuộc hẹn hò của hai người đạt tiêu chuẩn... đầy đủ. Chợ đêm: Con gái hay thích đi ”window shopping” nên sao không tung tăng những chợ đêm để tha hồ vừa ngắm hàng vừa trò chuyện. Bạn cũng có thể có cơ hội mua cho ấy một chiếc vòng xinh ơi là xinh với giá rất mềm đấy... Khi mệt, mình có thể nhâm nhi li chè rồi ra về... Chợ đêm có nhiều hàng đẹp như Bến Thành... (st)
20/06/2011
1304 lượt xem
Phần lớn các nạn nhân bị tiêu chảy ra máu, và không ít người bị biến chứng thận là do nhiễm khuẩn E. coli. Tuy nhiên, cách phòng tránh nhiễm khuẩn không khó. Đã có 36 người chết sau khi bùng phát của vi khuẩn E. Coli ở Đức và một số nước khác ở châu Âu. Trong khi đó, 812 trong số 3.256 người bị nhiễm vẫn còn đang phải chiến đấu với loại vi khuẩn này để tránh khỏi cái chết, báo cáo trên do Trung tâm kiểm soát dịch bệnh phòng chống và châu Âu cho biết. Khuẩn E. Coli Những vụ nhiễm khuẩn E. Coli đang gây sự hoang mang trên khắp thế giới trong đó có người dân Việt Nam. Nỗi sợ hãi này hoàn toàn là có lý vì E. Coli là một loại vi khuẩn tìm thấy ở khắp mọi nơi: nước, thực phẩm, đất, nhà vệ sinh, nhà bếp, không khí… Dân chúng cần được cảnh báo về sự nguy hiểm của loại vi khuẩn này, tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng không phải tất cả E. coli đều gây nguy hiểm. Chỉ có một số loại có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như E. coli chủng O104: H4 gây ổ dịch ở Đức gần đây, và E. coli chủng O157: H7 bùng phát tại Hoa Kỳ vào năm 1982. Loại O104: H4 thuộc dạng Enterohaemorrhagic E. coli (EHEC), có thể gây tiêu chảy ra máu đối với người bị nhiễm bệnh. Thậm chí, những ca bệnh này thường phát triển thành hội chứng tán huyết uraemic (HUS), một căn bệnh có thể gây ra suy thận và các biến chứng nhiễm trùng khác. E. coli sống ở nhiệt độ 7 độ C và chết ở nhiệt độ 70 độ C. Vì vậy, nếu thực phẩm được nấu chính đúng cách, vi khuẩn sẽ chết. Để tránh sự nguy hiểm của E. Coli, hãy tìm hiểu hướng dẫn đơn giản của Katherine Zeratsky, Chuyên gia dinh dưỡng tại Mayo Clinic: - Lưu ý sự xuất hiện của mùi, hương vị lạ của thức ăn và nước uống trước khi đưa chúng vào cơ thể. - Rửa thực phẩm thật kỹ lưỡng. Chà xát bề mặt thực phẩm cho đến sạch càng tốt. - Rửa tay, đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp bằng xà phòng và nước ấm trước khi sử dụng. - Phân loại thực phẩm chưa chế biến ra khỏi không gian để thực phẩm đã chế biến hoặc sơ chế. - Nấu thức ăn với nhiệt độ đến mức tối thiểu là 71 độ C. - Giữ thực phẩm với các kỹ thuật bảo quản tốt trong tủ lạnh. - Tránh các loại nước ép, sản phẩm sữa, và uống rượu táo không tiệt trùng. - Tránh dùng đồ uống từ nguồn nước bị ô nhiễm. (Theo Vivanews)
04/06/2011
1151 lượt xem
Các giáo viên thuộc tổ Địa lý của trang Học Mãi đưa ra hướng dẫn giải đề thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT sáng nay. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) CâuI. (3,0 điểm) 1. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta: - Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau. - Hướng gió: xuất phát từ cao áp Xibia tràn vào nước ta theo hướng Đông Bắc. - Tính chất: Lạnh và khô. - Phạm vi hoạt động: miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt nhất tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc. Khi di chuyển xuống phía nam gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn lại ở dãy núi Bạch Mã (vĩ độ 160B). - Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đên thiên nhiên nước ta: miền Bắc được chia thành mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Vào nửa đầu mùa đông gió có tính chất khô và lạnh; sang nửa cuối mùa đông thì lại biến tính chuyển thành lạnh và có mưa phùn. 2. a. Tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – thủy sản) trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và 2009. Đơn vị: % Năm 2000 2009 Tổng số 100 100 Trong đó khu vực I 65,1 51,9 b. Giải thích sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và 2009. Sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước giảm từ năm 2000 đến năm 2009. Lí do có sự thay đổi này là: - Chính sách đẩy mạnh phát triển nền kinh tế đất nước: Tăng tỉ trọng khu vực II và III, giảm tỉ trọng khu vực I. - Xu hưởng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. - Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. - Hiện đại hóa nền kinh tế. - Phát triển kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Câu II. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế (%) Năm 2005 2006 2007 2008 Nhà nước 25,1 22,4 20,0 18,5 Ngoài Nhà nước 31,2 33,4 35,4 37,1 Có vốn đầu tư nước ngoài 43,7 44,2 44,6 44,4 1. Vẽ biểu đồ: Miền. - Tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu trị sản xuất công nghiệp ở nước ta phân theo thành phần kinh tế. - Có chú giải cho từng thành phần kinh tế. 2. Nhận xét. - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta thay đổi từ trong các năm và có sự khác nhau giữa các thành phần kinh tế (dẫn chứng) - Trong nội bộ các thành phần kinh tế: + Chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng) + Khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm dần (dẫn chứng). + Khu vực ngoài nhà nước giữ dao động trong khoảng 30-40%. Và có xu hướng tăng dần (dẫn chứng). Câu III. (3,0 điểm) a. Các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hòa, Vũng Tàu. - Các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Biên Hòa: Cơ khí, hóa chất, xây dựng, dệt, thực phẩm, sản xuất giấy – xenlulo, điện tử. - Các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Vũng Tàu: Cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, xây dựng, dệt, thực phẩm, nhiệt điện, đóng tàu. b. Trong quá trình phát tri
04/06/2011
652 lượt xem
Các giáo viên thuộc tổ Sinh học của trang Học Mãi đưa ra hướng dẫn giải đề thi môn Sinh học tốt nghiệp THPT chiều 3/6. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn bắt buộc, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F3 là A.1/8 B. 1/2 C. 1/16 D. 7/16 Đáp án: D Câu 2: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là: A. AB = ab = 17%; Ab = aB = 33% B. AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5% C. AB = ab = 8,5%; Ab = aB =41,5% D.AB = ab = 33%; Ab = aB = 17% Đáp án: B Câu 3: Trong quá trình dịch mã trên một phân tử mARN thường có một ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là A. Pôlinuclêôtit B. Pôliribôxôm C. Pôlipeptit D. Pôlinuclêôxôm Đáp án: B Câu 4: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là: A. Restrictaza B. AND pôlimeraza C. ARN pôlimeraza D. lig aza Đáp án: D C âu 5: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là A. AND B. r ARN C. m ARN D. t ARN Đáp án: D Câu 6: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm: 7 cây hoa trắng? A. AaBb x Aabb B. AaBb x AaBb C. AaBb x aaBb D. AaBb x Aabb Đáp án: B Câu 7: Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào A. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã. B. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã C. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã D. mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã. Đáp án: A Câu 8: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật? A. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt đươc trâu rừng có kích thước lớn hơn. B. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. C. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. D. Những cây sống theo nhóm chịu đựng giõ bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ. Đáp án: C Câu 9. Trong lịch sử phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở A. đại Trung sinh B. đại Tân sinh C. đại Nguyên sinh D. đại Cổ sinh Đáp án: B Câu 10: Một quần thể gia súc đàng ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cá thể lông vàng, các các thể còn lại có lông đen. Biết gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Tần số của alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là A. 0,6 và 0,4 B. 0,7 và 0,3 C. 0,3 và 0,7 D. 0,4 và 0,6 Đáp án: A Câu 11. Ở ruồi giấm, gen W quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt trắng , các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực ? A. XWXW × XwY B. XWXW × XWY C. XWXw × XwY D. XWXw × XWY Đáp án: D Câu 12. Một gien ở sinh vật nhân sơ có 3000 nucleotit và có tỉ lệ . Gen này bị đột biến mất một cặp nucleotit do đó giảm đi 2 liên kết hidro so với gen bình thường. Số lượng từng loại nucleotit của gen mới được hình thành sau đột biến là: A. A = T = 600; G = X = 899. B. A = T = 600; G = X = 900. C. A = T = 599; G = X = 900. D. A = T = 900; G = X = 599. Đáp án: C Câu 13. Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về A. cách li cơ học. B. cách li tập tính. C. cách li sinh thái. D. cách li sau giao tử. Đáp án: D Câu 14. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nảo làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể? A. Lặp đoạn. B. Đảo đoạn. C. Mất đoạn. D. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. Đáp án: A Câu 15. Một đoạn phân tử AND ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch mang mã gốc là: 3’…AAAXAATGGGGA…5’. Trình tự nucleotit trên mạch bổ sung của đoạn AND này là A. 5’…TTTGTTAXXXXT…3’. B. 5’…AAAGTTAXXGGT…3’. C. 5’…GTTGAAAXXXXT…3’. D. 5’…GGXXAATGGGGA…3’. Đáp án: A Câu 16. Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể một (2n – 1)? A. Hội chứng Đao. B. Bệnh hồng cầu hình liềm. C. Hội chứng Tơcno D. Hội chứng AIDS. Đáp án: C Câu 17. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên là A. thường biến. B. đột biến gen. C. đột biến nhiễm sắc thể. D. biến dị tổ hợp. Đáp án: B Câu 18. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. C. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Đáp án: D Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn. C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. D. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Đáp án: A Câu 20. Phép lai nào trong phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)? A. Lai tế bào. B. Lai cận huyết. C. Lai thuận nghịch. D. Lai phân tích. Đáp án: C Câu 21. Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái do 1 gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, tính trạng tóc quăn hay tóc thẳng do một gen có 2 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường khác quy định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, tính theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính trạng trong quần thể người là A. 27. B. 18. C. 16. D. 9. Đáp án: D Câu 22. Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là A. 46. B. 47. C. 44 D. 45. Đáp án: B Câu 23: Trong kỹ thuậtchuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để A. Tạo điều kiện cho enzim nối hoạt đọng tốt hơn. B. Dễ dàng chuyển And tái tổ hợp vvào tế bào nhận. C. Nhận biết các tế bào đã nhận được AND tái tổ hợp D. Giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền. Đáp án: C Câu 24: những tành phàn nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiểm sắc thể ở sinh vật nhan thực? A. tARN và prôtêin. B. AND và prôtêin. C. mARN và prôtêin. D. rARN và prôtêin. Đáp án: B Câu 25: Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến nhất của quần thể sinh vật ? A. Phân bố ngẫu nhiên C. Phân bố theo nhóm. B. Phân bố đều (đồng đều) D. Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng. Đáp án: C Câu 26: Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen thì dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới? A. Cách li sinh thái. B. Cách li sinh sản C. Cách li đại lý D. Cách li tập tính. Đáp án: B Câu 27: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thây đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử? A. Giao phối gần B. Chọn lọc tự nhiên C. Di – nhập gen D. Đột biến. Đáp án: A Câu 28: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ ghép lại AaBbDd * AaBbdd là. A. 1/4 B. 1/8 C. 1/2 D. 1/16 Đáp án: B Câu 29: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY? A. Trâu, bò, hươu. B. Thỏ, ruồi giấm, sư tử. C. Hổ, báo, mèo rừng. D. Gà, bồ câu, bướm. Đáp án: D Câu 30: Loài rận sống trênda chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ. A. Hội sinh B. ký sinh – vật chủ C. Hợp tác. D. Cộng sinh. Đáp án: B Câu 31: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hao trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, ghép laic ho đời con có kiểu hinhhf phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là. A. Aa aa B. AA aa C. AA Aa D. Aa Aa Đáp án: A Câu 32: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ Sâu Ngóe sọc Chuột đồng Rắn hổ mang Đại bàng Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ. A. bậc 3 B. bặc 5 C. bậc 4 D. bậc 6 Đáp án: C II. PHẦN RIÊNG – PHÂN TỰ CHỌN ( 8 CÂU ) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoăc phần B) A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở A. thực vật B. vi khuẩn C. nấm D. động vật Đáp án: A Câu 34: Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể? A. Ánh sang B. Độ ẩm. C. Mức độ sinh sản D. Nhiệt độ Đáp án: C Câu 35: Các tế bào của tất cả các laoì sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dung cùng 20 loại axít amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến háo từ một tổ tiên chung. Đây la một trong những bằng chứng tiến hóa về A. Giải phẫu so sánh. B. sinh học phân tử. C. địa lý sinh vật học. D. phôi sinh học. Đáp án: B Câu 36: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Cây ngô Nhái Rắn hổ mang Sâu ăn lá ngô Diều hâu. B. Cây ngô Nhái Sâu ăn lá ngô Rắn hổ mang Diều hâu. C. Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu. D. Cây ngô Rắn hổ mang Sâu ăn lá ngô Nhái Diều hâu. Đáp án: C Câu 37 : Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là A. 23. B. 22. C. 26. D. 21. Đáp án: B Câu 38: Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng? A. Tháp năng lượng. B. Tháp số lượng. C. Tháp sinh khối. D. Tháp tuổi. Đáp án: A Câu 39 : Ở sinh vật nhân lực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào? A. Nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Phiên mã C. Tái bản AND ( nhân đôi AND) D. Dịch mã. Đáp án: D Câu 40 : Để giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen, người ta sử dụng A. Phương pháp gây đột biến. B. Công nghệ gen. C. phương pháp lai xa và đa bội hóa. D. Công nghệ tế bào. Đáp án: D B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41 : Chùng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã tạo ra nhờ A. công nghệ gen B. nhân bản vô tính. C. Dung hợp tế bào trần. D. gây đột biến nhân tạo. Đáp án: A Câu 42 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở các loài giao phối là A. Quần thể B. tế bào. C. quần xã. D. cá thể. Đáp án: A Câu 43 : Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ cứ 9 – 10 năm lại biến động một lần . Đây là kiểu biến động theo chu kì A. Ngày đêm. B. tuần trăng. C. mùa. D. nhiều năm. Đáp án: D Câu 44 : Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêootit là : A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là A. 1800. B. 1500. C. 2100. D. 1200. Đáp án: C Câu 45 : Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được thong tin nào sau đây? A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc sinh dưỡng. B. Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc sinh dưỡng. C. Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc sinh dưỡng. D. Năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc sinh dưỡng. Đáp án: C Câu 46 : Cho các dấu hiệu về chiều hướng tiến hóa của từng nhóm loài như sau: Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao. Khu phân bố ngày càng thu hẹp, và trở nên gián đoạn. Khu phân bố mở rộng và liên tục. Số lượng cá thể giảm dần tỉ lệ sống sót ngày càng thấp. Nội bộ ngày càng ít phân hóa, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng là diệt vong. Các dấu hiệu phản ánh chiều hướng thoái bộ sinh học của từng nhóm loài là: A. (1), (2) và (4) B. (1), (3) và (5) C. (1), (3) và (4) D. (2), (4) và (5) Đáp án: D Câu 47. Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3’AGX5’. Bộ ba tương ứng trên phân tử m ARN được phiên mã từ gen này là A. 5’UXG3’ B. 5’GXU3’ C. 5’GXT3’ D. 5’XGU3’ Đáp án: A Câu 48: Nhân tố sinh thái nào sau đây chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác? A. Độ ẩm B. Không khí C. Ánh sáng D. Nhiệt độ Đáp án: C
03/06/2011
878 lượt xem
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2011 Môn thi : NGỮ VĂN - Gíao dục thường xuyên Câu 1 (2,0 điểm) Tóm tắt tác phẩm Số phận con người của nhà văn M. Sô-lô-khốp. Câu 2 (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay. Câu 3 (5,0 điểm) Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2009). BÀI GIẢI GỢI Ý Câu 1: Truyện ngắn “ Số phận con người “ của nhà văn Xô Viết nổi tiếng Sô-lô-khốp kể về cuộc đời của một người Xô Viết tiêu biểu cho tính cách Nga : Xô-cô-lốp . Mùa xuân năm 1946, trên đđường đi công tác, tác giả gặp anh lái xe An-đrây Xô-cô-lốp và được anh kể cho nghe cuộc đời đau khổ của anh . Năm đói 1922, cả nhà Xô-cô-lốp chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê cho phú nông nên sống sót. Xô-cô-lốp làm nghề mộc, nghề nguội, rồi lấy vợ, dần dần xây dựng được gia đình hạnh phúc, có nhà cửa, vợ hiền và ba con. Chiến tranh bùng nổ, Xô-cô-lốp từ giã vợ con ra mặt trận . Anh bị thương, bị phát xít bắt làm tù binh, phải chịu đựng bao sự tra tấn, hành hạ dã man của kẻ thù. Cuối cùng Xô-cô-lốp trốn khỏi trại tù, trở về với Hồng quân và nhận được tin đau đớn: một trái bom của máy bay phát xít đã chôn vùi ngôi nhà cùng vợ và hai con gái của anh. Tuy nhiên, anh vẫn còn một hy vọng. A-na-tô-li, con trai lớn của anh, từng là học sinh giỏi toán, hiện là đại úy pháo binh. Nhưng, đúng ngày 09-05-1945, ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã bắn chết A-na-tô-li . Sau khi chiến tranh kết thúc Xô-cô-lốp được giải ngũ. Quê hương, gia đình không còn người thân yêu cho nên anh đến sống tại quê nhà của một đồng đội bằng nghề lái xe. Do xúc động, anh nhận bé Va-ni-a, một đứa bé có cha mẹ chết trong chiến tranh làm con. Chú bé ngây thơ tin anh là cha ruột của nó. Xô-cô-lốp yêu thương chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó là nguồn vui lớn. Tuy nhiên, anh luôn bị ám ảnh về cái chết của vợ con. Nhiều đêm thức giấc thì gối đẫm nước mắt. Dù vậy anh luôn giấu không cho bé Va-ni-a thấy tâm trạng đau khổ của anh. Nhưng rồi do hòan cảnh rủi ro trong khi lái xe, anh bị tước bằng lái. Anh đưa bé Va-ni-a rời U-riu-pin-xcơ đến nơi mới kiếm sống và để tạm quên nỗi đau buồn. Câu 2: Học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản của câu hỏi: trình bày suy nghĩ về thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay. Bài viết có độ dài khoảng 400 từ với kết cấu đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Sau đây là một số gợi ý: - Tai nạn giao thông là một thực trạng đáng báo động trong tình hình giao thông hiện nay ở nước ta. Nó đã gây ra những thiệt hại to lớn về tài sản, tính mạng và cả những hậu quả về mặt tinh thần lâu dài. Hậu quả ấy liên quan đến cá nhân, gia đình và xã hội. - Có những lý do dẫn tới sự gia tăng tai nạn giao thông: ý thức hạn chế của người tham gia giao thông, hành vi bất cẩn hoặc không chấp hành đúng luật lệ giao thông, tình trạng đường sá, cầu cống xuống cấp hoặc thiếu quy hoạch, sự gia tăng dân số quá nhanh so với quy hoạch về đường sá, quản lý nhà nước còn nhiều bất cập… - Đề xuất những giải pháp để hạn chế và khắc phục tình trạng tai nạn giao thông: tuyên truyền về luật lệ giao thông, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, gia tăng mức phạt đối với những trường hợp vi phạm luật lệ giao thông, có quy hoạch và mở rộng mạng lưới giao thông… Câu 3: Đây là kiểu bài phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn xuôi. Do đó học sinh cần trình bày những đặc điểm của nhân vật người đàn bà hàng chài, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Học sinh có thể trình bày vấn đề theo những cách khác nhau. Đây là một số gợi ý cần thiết : - Giới thiệu Nguyễn Minh Châu : là nhà văn tiêu biểu của thời kỳ chống Mỹ; người mở đường tinh anh của văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; nhà văn luôn ưu tư và trăn trở về những vấn đề liên quan tới số phận con người. - Giới thiệu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”: được sáng tác năm 1983; được in vào tập “Bến Quê” năm 1985; được tuyển in lại trong “Chiếc thuyền ngoài xa” năm 1987. - Giới thiệu nhân vật “người đàn bà hàng chài” : một trong những nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng nơi người đọc. - Đó là một người phụ nữ lam lũ, nghèo khổ. Chị trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi. Ngay từ ngoại hình, người đàn bà ấy đã gợi lên ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, khắc khổ chịu đựng. Chị lại còn thường xuyên bị chồng bạo hành một cách rất tàn nhẫn: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. - Nhưng đó cũng là một người phụ nữ sắc sảo, thấu trãi lẽ đời. Khi cần thiết, chị cũng mạnh mẽ đương đầu để bảo vệ gia đình (thái độ của chị khi trả lời chánh án Đẩu và Phùng). Chị rất thấu hiểu hoàn cảnh của bản thân, cá tính của con người (chồng, con trai…), thiên chức của người phụ nữ, nhất là người phụ nữ sống ở trên thuyền (phải sống khác với phụ nữ ở trên đất liền)… - Chị là người giàu lòng yêu thương, vị tha và sự hy sinh. Chị thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh “ không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy ”. Chị coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khoẻ mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của chị cần được sống và lớn lên… Tình thương con, nỗi đau, sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời “ hình như chị chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài ” và một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. - Tác giả chỉ gọi chị là “ người đàn bà ” một cách phiếm định. Tuy không có tên cụ thể, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này. - Đánh giá : Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. - Nhân vật người đàn bà hàng chài đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu đậm về hình ảnh một người phụ nữ tiêu biểu cho số phận khổ đau và những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Hình tượng ấy được xây dựng một cách sống động và chắc chắn còn gợi ra nhiều suy nghĩ nơi người đọc hiện nay. Nguyễn Hữu Dương (Trung học phổ thông Vĩnh Viễn – TP.HCM)
03/06/2011
807 lượt xem
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2011 Môn thi : NGỮ VĂN – Giáo dục trung học phổ thông I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì? Câu 2 (3,0 điểm) Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình. Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. II. Phần riêng - Phần tự chọn (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ` (Ngữ văn 12, Tập một, tr.88, NXB Giáo dục - 2009) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích nhân vật Tràng trong truyện Vợ Nhặt của Kim Lân ( phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008) BÀI GIẢI GỢI Ý I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là nhà văn Quân đội khẳng định tài năng trong kháng chiến chống Mỹ với những tác phẩm có khuynh hướng sử thi, và cũng là cây bút tiên phong của Văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới với tác phẩm theo cảm hướng thế sự mang dư vị triết lí nhân sinh. Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của ông viết trong thời kỳ đổi mới, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp, thấy hiện lên : - Hình ảnh “người đàn bà ấy bước ra khỏi bức ảnh”. Đó là hình ảnh người đàn bà hàng chài vùng biển, dáng người cao lớn, thô kệch, áo rách tả tơi, khuôn mặt rỗ nhợt nhạt với những bước đi chậm rãi, chắc chắn rồi lẫn vào đám đông. - Hình ảnh đó nói lên: đằng sau cái đẹp toàn bích của “chiếc thuyền ngoài xa” là cuộc sống thực của con người nghèo khổ, lam lũ, chịu đựng. Qua cách nhìn sâu sắc về cuộc sống, tác giả muốn đề xuất với những nhà quản lý xã hội: bên niềm vui vỡ òa của đại thắng mùa Xuân năm 1975, thì vẫn còn đâu đó những ngổn ngang từ chiến tranh xâm lược của Mỹ, đã khiến đời sống nhân dân còn bao nỗi gian lao vất vả; với người nghệ sĩ: cần phải có thái độ đúng đắn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Câu 2: Câu hỏi thuộc dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. Học sinh cần đáp ứng đúng, đủ các yêu cầu về dạng bài, độ dài (khoảng 400 từ) và nội dung. Sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu vấn đề: trước nhiều ngã đường đi đến tương lai chỉ có chính bạn mới lựa chọn con đường đúng cho mình. - Giải thích vấn đề: + Bản thân cần phải có thái độ tự chủ đối với tương lai của chính mình. + Thực trạng : ông bà, cha mẹ,… thường buộc con cái phải lựa chọn con đường tương lai theo ý của mình. Điều đó có thể dẫn tới những hậu quả đối với con cháu. + Bản thân mỗi người thường hiểu rõ chính mình hơn ai hết. Do đó, dễ lựa chọn được con đường đúng cho bản thân. - Lựa chọn con đường đúng cho bản thân thường dễ mang lại cho con người thành công, hạnh phúc… trong cuộc sống. - Trái lại, nó sẽ dẫn con người đến thất bại, u uất, đau khổ. - Bình luận và rút ra bài học : + Cần thấy được ý nghĩa quan trọng của việc bản thân cần có thái độ tự chủ đối với con đường tương lai của chính mình. + Cần thấy được những khó khăn khi có thái độ nói trên để từ đó có thái độ cần thiết đúng mức. + Để có thể lựa chọn được con đường đúng cho mình, bản thân mỗi người cần phải có hiểu biết đầy đủ về bản thân (sở trường, sở đoãn, nguyện vọng…), về những “ngã đường đi đến tương lai”. + Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng không nên ngoan cố, kiêu ngạo, tự tin quá đáng. Cần phải biết tham khảo, lắng nghe ý kiến của bố mẹ, ông bà, của các chuyên gia để có hiểu biết đầy đủ và lựa chọn được con đường đúng đắn nhất cho mình. - Kết luận : Mỗi người cần nhận thức được chính bản thân mình mới là người có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn con đường đúng cho mình, nhưng cũng cần thiết phải biết trân trọng, lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người khi lựa chọn. Câu 3a: I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn thơ. II. NỘI DUNG CHÍNH (thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý sau đây) : 1. Khái quát tác phẩm - Bài thơ “Tây Tiến” là sự hòa quyện giữa ba cuộc đời: cuộc đời của một vùng đất xa xăm của Tổ quốc nhưng rất đỗi thân thương với chúng ta; cuộc đời của những người lính trẻ hào hoa , hào hùng, giàu lí tưởng , sống xả thân vì nước; cuộc đời của Quang Dũng – nhà thơ áo lính, gắn bó máu thịt với chiến trường miền Tây và binh đoàn Tây Tiến. 2. Cảm xúc xuyên suốt bài thơ: những hoài niệm nhớ thương về một thời “chinh chiến cũ” với chiến trường miền Tây dữ dội và đồng đội thân yêu. Sau những bước chân trường chinh, Tây Tiến, đoàn binh đã được biên chế thành những đơn vị khác. Vì thế bài thơ lúc đầu có tựa đề "Nhớ Tây Tiến", về sau Quang Dũng mới đổi thành "Tây Tiến". 3. Nội dung 14 dòng thơ - Hình tượng người lính với sự hoà trộn các sắc màu vừa hiện thực vừa lãng mạn đã được hiện ra ngay từ phần thứ nhất của bài thơ: + Mô tả vẻ đẹp của người lính gắn liền với những chặng đường hành quân của họ. Thiên nhiên và con người đan xen hoà quyện lẫn nhau để tạo nên bức tranh kì vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình của thiên nhiên cùng với tầm vóc lịch sử lớn lao của con người. + Tây Tiến lại được bắt đầu bằng nỗi nhớ về một dòng sông với âm hưởng vô cùng tha thiết với nhớ thương qua dòng thơ: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!" - Trước hết phải thấy Quang Dũng đã tạo nên trong Tây Tiến một thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa bí hiểm, vừa thơ mộng vừa khắc nghiệt như một cái nền làm nổi bật hình tượng người lính. + Bức tranh thiên nhiên vô cùng đặc sắc bởi nó được tạo nên từ một thứ ngôn ngữ rất giàu tính tạo hình. Mô tả thiên nhiên mà ta như thấy những bước chân quả cảm của đoàn binh Tây Tiến đang đạp bằng mọi gian khổ mà thiên nhiên thử thách, mọi hiểm trở mà thiên nhiên đe doạ. Ta không chỉ thấy một Sài Khao sương lấp, một Mường Lát hoa về trong đêm hơi mà còn thấy cả những chặng đường khúc khuỷu, cheo leo. + Đó là hình ảnh người lính hiện ra như một đoàn quân mỏi nhưng cũng lại là người lính tâm hồn tràn đầy chất thơ nên giữa bao nhiêu mỏi mệt vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng, vẻ đẹp của một "Mường Lát hoa về trong đêm hơi". Người lính như thả hồn vào cõi mộng của đêm hơi giữa núi rừng, tận hưởng hương thơm của hoa rừng. + Đó còn là hình ảnh những người lính vượt muôn trùng dốc với bao nhiêu vất vả bởi những "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút" nhưng đột nhiên lại xuất hiện ở tầm cao đỉnh trời trong tiếng cười lạc quan với chi tiết "súng ngửi trời". + Đó còn là hình ảnh về sự “dãi dầu” vất vả cùng với sự hy sinh lặng lẽ mà rất anh hùng của những người lính Tây Tiến dọc theo chặng đường hành quân. Thương nhớ vô cùng trong 2 chữ "anh bạn" mà nhà thơ đã nói về đồng đội của mình , bởi đó là những người bạn đã nằm lại dọc đường hành quân. Quang Dũng không biến nỗi đau ấy thành sự bi luỵ khi nhà thơ viết về sự hy sinh của những người bạn như viết về giấc ngủ của họ. "Anh bạn dãi dầu không bước nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời". Tinh thần của họ lại vút lên cùng sông núi. (mở rộng)Họ coi cái chết nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ nhưng sông núi lại để niềm nhớ thương và kiêu hãnh, hoá thân thành những ngọn thác để “Chiều chiều oai linh gầm thét” vừa thể hiện nỗi đau xé lòng lại vừa thể hiện khúc tráng ca muôn đời của sông núi hát về sự hy sinh của họ. - Bao nhiêu lãng mạn gửi vào những chữ "nhớ ôi Tây Tiến...", "Mai Châu mùa em ...". Đó là những chữ đã để lại trong tâm hồn người lính những vẻ đẹp của miền núi hoang sơ kia, vẻ đẹp mang đậm tình người với "cơm lên khói" và "mùa em thơm nếp xôi". Lòng người Tây Tiến nhớ mãi "mùa em", mùa những người lính Tây Tiến gặp em giữa khung cảnh hạnh phúc của xóm làng. Hương nếp xôi cũng từ mùa em mà thơm mãi trong tâm hồn người lính. III. KẾT LUẬN - Tình thơ là những hoài niệm bâng khuâng da diết của tiếng thơ lãng mạn tài hoa của Quang Dũng đã làm sống lại hình ảnh con đường hành quân gian khổ khốc liệt và tinh thần xả thân vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến năm xưa. - Hình tượng nghệ thuật vừa bám sát hiện thực lại có sự bay bổng trong sức tưởng tượng của người đọc bởi chất lãng mạn ấy của hồn thơ Quang Dũng. Câu 3b Đây là một số gợi ý : - Giới thiệu Kim Lân : nhà văn sở trường về đề tài nông thôn và nông dân với những hiểu biết sâu sắc và tình cảm thiết tha; nhân vật của ông thường là những người nông dân lam lũ, nghèo khổ, chất phác, có tâm hồn cao đẹp. Ông viết không nhiều, nhưng ở giai đoạn cũng đều có những tác phẩm xuất sắc. - Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt : có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được sáng tác ngay sau CMT8 thành công. Tác phẩm còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau ngày hòa bình lập lại 1954, Kim Lân đã dựa một phần vào cốt truyện cũ viết nên truyện Vợ nhặt. - Nhân vật Tràng : + Anh là người lao động nghèo, thô kệch, làm nghề kéo xe thóc cho Liên Đoàn. Anh hiện ra với đầy đủ những gì chân thật nhất của người thanh niên nông dân nghèo, thô kệch đang bị những lo toan về chuyện đói khát dày vò. Chiều về , ” chiếc áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước. Hình như những lo lắng chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của anh “ . + Anh là người luôn khao khát hạnh phúc . Cũng như mọi người thanh niên khác, Tràng cũng mong có một mái ấm gia đình, có một người vợ để yêu thương . Trong lần gặp cô vợ nhặt lần thứ nhất, anh đã hết sức thích thú khi chị cười đùa vui vẻ với anh vì từ trước tới giờ chưa có ai cười với anh tình tứ như thế. Mong muốn là vậy . Nhưng anh có đạt được mơ ước đó đâu. Cho nên, câu anh trả lời cô vợ nhặt trong lần gặp thứ hai ( “ Làm đếch gì có vợ “ ) tuy suồng sả, thô lỗ nhưng đã nói lên niềm ước mơ thầm kín sâu xa trong lòng Tràng. Bởi vậy, khi cô vợ nhặt đồng ý theo anh về, chúng ta hiểu được lòng Tràng sung sướng đến thế nào. Anh đi bên cạnh chị với một cảm giác mới mẻ, lạ lùng trước giờ chưa từng có. Nó hiện ra cụ thể như có bàn tay ai mơn man khắp da thịt. Thậm chí đến sáng hôm sau, khi anh đã thực sự có vợ rồi mà anh vẫn cứ ngỡ như trong một giấc mơ. + Với Tràng, chuyện anh có vợ còn là một biểu hiện của niềm tin vào sự sống và tương lai . Vì vậy, khi anh có vợ, anh thấy anh đã trưởng thành, đã nên người. Anh thấy anh có trách nhiệm đối với gia đình. Anh thấy yêu thương cái gia đình của anh hơn. Anh thấy anh có bổn phận cùng vợ sinh con đẻ cái xây dựng gia đình. Anh cũng muốn cùng với mẹ và vợ tham gia vào công việc dọn dẹp nhà cửa cho quang quẻ như để mong cho cuộc sống được tốt đẹp hơn. Với Tràng, chuyện có vợ là một việc nghiêm túc. Sau khi cô vợ nhặt đồng ý theo anh về, anh còn đưa chị vào chợ mua một cái rỗ con cùng vài món lặt vặt. Anh lại còn đãi chị một bữa no nê. Món đồ, bữa ăn như là quà cưới, tiệc cưới của anh với chị. Quà cưới, tiệc cưới của một người thanh niên nghèo với người vợ nhặt trong hoàn cảnh cái đói, cái chết phủ trùm cả xóm, cả làng. Anh lại còn hào phóng mua chai dầu hai hào để thắp lên cho nhà cửa sáng sủa trong ngày đầu tiên có vợ. + Tin tưởng vào sự sống và tương lai nên tuy bị gánh áo cơm đè nặng, tuy cũng lo lắng vì không biết thóc gạo nầy có lo nỗi cho bản thân hay không nhưng Tràng vẫn liều nhận cô vợ nhặt về. Ngoài khao khát có gia đình, hành động của Tràng còn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông hoàn cảnh khốn khó của người khác nên sẵn sàng cưu mang, đùm bọc . Vì vậy, khi đưa người vợ nhặt về, bên cạnh niềm vui vì có vợ, Tràng còn thấy lòng tràn đầy tình nghĩa với “ người đàn bà đi bên “. Chẳng phải đó là sự cưu mang của một người khó khăn với một người còn thê thảm hơn mình rất nhiều lần đó sao ? Như vậy, quả thật với Tràng, hoàn cảnh khó khăn, đói kém, chết chóc không thể nào làm mất đi niềm tin vào sự sống và tương lai. - Nhân vật được xây dựng qua các chi tiết ngoại hình, lời nói, hành động. Nhà văn đặc biệt khai thác các chi tiết về nội tâm để khắc họa sâu đậm tính cách của nhân vật. - Tràng tiêu biểu cho người lao động có cuộc sống nghèo khổ nhưng bản chất, tâm hồn tốt đẹp: luôn yêu thương, tương trợ, đùm bọc, nhân hậu và trong hoàn cảnh đói khổ vẫn luôn tin tưởng vào tương lai. Nhân vật đã góp một phần rất quan trọng vào việc biểu hiện tư tưởng chủ đề, giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Trần Hồng Đương (TT Luyện thi Đại học Vĩnh Viễn)
03/06/2011
775 lượt xem
 “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH - CĐ 2011”  Để làm hồ sơ dự thi ĐH, CĐ cũng như xem những thông tin về khu vực ưu tiên, mã vùng, mã trường… các bạn thí sinh có thể xem thông tin chính thức trong “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH - CĐ 2011” do Bộ GD-ĐT vừa công bố. Cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2011” cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) trong toàn quốc như: những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi; lịch công tác tuyển sinh; bảng kí hiệu các đối tượng ưu tiên; bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành phố; mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; mã đăng kí dự thi; danh sách các trường đại học, cao đẳng không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét tuyển. Những thông tin tuyển sinh của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng gồm: tên và kí hiệu trường, mã quy ước của nhóm ngành, ngành, chuyên ngành, khối thi, thời gian thi, vùng tuyển và dự kiến tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy (chỉ tiêu của từng ngành, hệ đào tạo được công bố trên Website của các trường) và các thông tin chi tiết khác theo đề xuất của các trường. Cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2011” giúp thí sinh lựa chọn trường, khối thi và ngành, chuyên ngành dự thi phù hợp với sở trường, nguyện vọng và năng lực học tập của mình.
Xóa bài viết diễn dàn
X
Khi thực hiện xóa bài viết bạn sẽ bị trừ: -15 điểm tích lũy
Bạn có muốn xóa bài viết này không?