Địa phương:
Phân loại:
|
|
|
Đường CMT8 (Trường Chinh), Quận Tân Bình |
|
Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
Hôm nay trời trở lạnh, mùa đông đã đến nơi này. Nó đi bộ từ thư viện về nhà mà xuýt xoa vì lạnh. Tự dưng thèm 1 tô cháo lòng nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Chắc là cái bụng sẽ ấm lắm. Lại nhớ hình như lâu rồi cũng không viết bài nào, thế là lò mò lên thodia và viết.
Nó không phải là 1 đứa thích ăn cháo, nói thẳng ra là nó ghét cháo. Cái loại thức ăn gì mà ăn vừa lâu vừa mất công thổi nữa! Vậy mà lại có 1 quán cháo làm nó ăn rồi vẫn cứ thòm thèm.
Còn nhớ lần đầu tiên nó tới đó là vào 1 ngày mưa. 2 mẹ con chui vào quán để vừa trú mưa để vừa thoả mãn cái bao tử đang biểu tình. Lẽ ra là nó không ăn nhưng tại mẹ cứ ép nên nó đành kêu 1 tô cháo phèo cho qua chuyện. Vậy mà khi tô cháo được bưng ra, mùi cháo thơm phức xộc lên mũi, vắt thêm miếng chanh, bỏ thêm tí ớt cay cay, thảy vài miếng quẩy vào tô, múc 1 muỗng đưa lên miệng, nó cảm thấy ngon lạ. Tô cháo còn có vài miếng gừng xắt sợi làm ấm bụng nữa, rất tốt cho người bệnh. Vậy là nó hì hụp ăn hết cả tô cháo mà không đợi mẹ nhắc, xong uống 1 ly nước mía, thấy sảng khoái lạ.
Từ đó nó kết luôn quán cháo này, mỗi lần bạn bè hỏi nó đều chỉ đường đến đây tận tình. Quán có nhiều loại cháo như cháo huyết, cháo lòng, cháo giò, cháo nạc,v.v... Giá cả bây giờ chắc cũng đã lên nhiều, khoảng 7k cho 1 tô cháo huyết và 15k cho các loại khác. Quán còn bán thêm nước mía cho khách, giá 2k/ly. Lúc nó mới ăn thì quán chỉ là 1 căn nhà xập xệ, nhưng giờ thì khang trang lắm rồi. Người ta biết đến quán cũng nhiều, nhất là những ngày mưa thì khách ra vào quán đông nghẹt. Quán bắt đầu bán tầm 3-4h nhưng chỉ cần tới sau 8h tối là gần như hết sạch. Thế mới biết quán ngon thì ở đâu người ta cũng tìm tới được.
Địa chỉ của quán thì nó không còn nhớ rõ, chỉ biết quán nằm gần trường THCS Trường Chinh giữa các hàng bán đồ mộc. Tối tối chạy xe dọc đường Trường Chinh nếu chú ý kỹ sẽ thấy 1 cái hộp đèn màu đỏ chữ trắng "CHÁO GIÒ HEO" là biết đã gần tới quán.
Thế mới biết món ăn dung dị như cháo vậy mà cũng đủ làm nao lòng những đứa con xa quê, mới biết nước ta có biết bao món ngon đến lạ kỳ.
|
|
|
|
|
|
|
|
57 Phan Bội Châu, Thành phố Đà Lạt |
|
Lâm Đồng |
|
|
|
|
Phố sương mù phố chưa lên đèn
Núi quanh đồi nhớ mùa trăng cũ
Từnd dốc phố cuốn quanh núi đồi vẫn đi tìm bóng trăng lẻ loi
Tháng mưa về tiếng mưa ru hời
Phố bên đồi đứng chờ em tới hồ xanh thắm trong mưa buồn rơi
Tiếng em cười nói quanh đời tôi
................
Ngồi nghe Lê Hiếu hát “Phố mùa đông”, tự dưng lại muốn chia sẻ với các bạn một quán café đi cách đây cũng khá lâu, nhưng ấn tượng thì vẫn chỉ như ngày hôm qua. Nếu như ai ở Đà Lạt hay có dịp lên và đi café Đà Lạt chắc sẽ ko xa lạ gì với cái tên café Đường lên trăng nằm trên đường Phan Bội Châu.
Quán khá nhỏ so với các quán xung quanh bờ hồ Xuân Hương. Nhưng thiết kế của quán thì khá lạ mắt, trông như những hang động thu nhỏ. Đặc biệt có cả 1 bộ bàn ghế dành cho khách nằm trong 1 góc hang, muốn ngồi vào phải leo qua một ô cửa tròn. Nghe bảo ko gian quán chỉ là một phần trong thiết kế của ngôi nhà, nếu muốn tham quan những phần còn lại thì phải xin phép chủ quán. Tiếc là đã ko thực hiện được.
3 đêm ở Đà Lạt, đến Đường lên trăng được 2 lần.
Lần đầu là vào đêm mưa ấy, chọn cho mình chỗ ngồi ngay lan can lầu 1 nhìn xuống con đường Phan Bội Châu, thấy mọi người vội vã co mình sải những bước dài đi trốn cơn mưa, còn mình thì ngồi nghe tiếng mưa rơi thong thả bên ly café kem lành lạnh. Chả hiểu sao khi về lại thành phố đi nhiều quán vấn ko thể kiếm được hương vị ly café kem ấy. Vẫn là kem dừa, vẫn là café thêm tí sữa, vậy mà hôm đó cảm thấy vị của nó là duy nhất. Hay tại cái ko khí se lạnh trong lành của phố núi đã tạo nên hương vị mà Sài Gòn náo nhiệt ko thể có? Cũng có lẽ. Tiếng nhạc Trịnh vang lên trong quán, giữa trời đất ấy tiếng ca của Khánh Ly dường như lại càng đi sâu vào lòng người: “Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, để người phiêu lãng quên mình lãng du”… Chỉ tiếc là quán ở Đà Lạt thường đóng cửa khá sớm, nên 10h đã phải ra về.
Đêm thứ 2 tranh thủ đến sớm hơn để tận hưởng ko khí của quán. Lần này chọn chỗ ngồi trong hốc đá, cảm giác khác hẳn. Mọi người đi lên cầu thang ai cũng ngoái đầu vào nhìn, thấy ngồ ngộ. Bàn ghế làm bằng tre, trang trí của quán chủ yếu cũng dựa vào chất liệu thiên nhiên nên vẫn làm người ta thích thú và cảm giác rất thật.
.....
Mai tôi đã rời xa núi đồi
Sẽ mang theo hương đêm ngày cũ
Lời tôi hát đồi núi chập chùng
Có đôi khi nhớ thiên đường xưa
Mai tôi sẽ rời xa kỉ niệm
.....sẽ mang theo ánh trăng ngày thơ
....tình em co hằn vết son buồn
Khép đôi môi câu hát vô thường....
Nếu có dịp trở lại Đà Lạt, chắc chắn tôi sẽ ghé lại “Đường lên trăng” thêm 1 lần nữa.
Để tìm lại cảm giác ấm giữa 1 ngày mưa lạnh đầy cảm xúc ấy cũng có lẽ…
Lối em về rẽ qua phố chợ
Lũ thông già vẫ rì rào nhớ
Vì em đã mang theo ngày thơ ánh trăng về giữa đêm mộng mơ
------------------------------------------------------|--------------------------------------------
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyễn Tiểu La, Quận 5 |
|
Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
Hôm nay vừa mới đi ăn sáng ở đây về, nhân tiện giới thiệu cho mọi người 1 địa điểm mới, bảo đảm chưa có trên thodia, hì.
Dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh khu q5 (gần tới vòng xoay Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự) kế bên trường tiểu học Kim Đồng có 1 con đường nhỏ nhỏ gọi là đường Nguyễn Tiểu La, người dân nơi đây quen gọi khu vực này là Lưu xá vì ngày xưa ở đây có 1 nơi dành cho sinh viên (hay học sinh) ở xa thuê trọ học (bây giờ hình như vẫn còn). Và khi quẹo vào con đường buổi sáng, nếu tinh ý bạn sẽ nhận ra có 1 nơi ko có bảng hiệu nhưng lại tấp nập khách đến ăn. Đó chính là quán hủ tiếu Lưu xá mà DOP muốn nói đến.
Phải nói rằng phát hiện ra quán này được là nhờ công của những người bạn hồi học cấp 3 đã lôi kéo, rủ rê, bảo rằng ở gần trường có 1 quán ăn sáng ngon lắm. Thế là đi thử.
-|-
Rồi ko biết từ lúc nào sau cái lần đi thử ấy, nơi đây đã trở thành quán ruột của DOP và các bạn. Những giờ buổi sáng được nghỉ tiết, những lúc tranh thủ giờ ra chơi, cả đám lại kéo qua đây ăn sáng. Dần dần bác bán hàng nơi đây cũng quen mặt với 1 đám học sinh áo trắng quần xanh thỉnh thoảng lại xuất hiện. Vẫn còn nhớ có lần bác nói chơi rằng: "Sau này tụi bây tốt nghiệp rồi thì tao mất mối sộp hết". Cả bọn phá lên cười, vì cho đến tận bây giờ, những "mối sộp" ấy dù có đứa đã lên ĐH, có đứa đi du học xa nhà, vậy mà lúc nào tiện đường hay khi trở về nghỉ hè là lại í ới hẹn nhau ở lưu xá, ko hẳn vì thức ăn ngon, mà như còn để tìm lại 1 thời gắn bó ngày xưa.
-|-
Ko hiểu sao mỗi khi tới quán nào của người Hoa buôn bán, DOP lại cảm thấy rất thích. Họ rất có tài ăn nói và thuộc thói quen của khách. Khi đã nhớ mặt rồi thì nhiều khi ko cần nói nhiều, chủ quán chỉ cần hỏi "Như cũ hả?" vậy là đủ. Quán ở Lưu xá này cũng vậy. Chủ quán là 1 gia đình người Hoa sinh sống ở Sài Gòn cũng đã lâu nên nói tiếng Việt cũng rất rành. Khách đến đây ăn thì đủ mọi tầng lớp, từ công nhân viên chức đi làm đến cả những bà nội trợ, học sinh đi học, thôi thì đủ cả. Vậy mới biết món ngon ko cần phải có bảng hiệu người ta cũng tự tìm tới. Ngừơi này truyền miệng người kia, khách tới Lưu xá càng ngày càng đông. Có những bữa đi trễ quán đông ko còn chỗ ngồi. Và đi trễ nữa thì chỉ còn cách ngày mai quay lại, vì quán chỉ bán từ tầm 6h sáng đến khoảng 10h sáng là nghỉ.
Thức ăn của quán chủ yếu là hủ tiếu mì nấu theo kiểu người Hoa, nhưng lại ko làm cho người ta cảm thấy ngán vì béo quá, mà trái lại, nước dùng ngọt và rất thanh. Khách có thể chọn ăn khô hoặc nước. Tuỳ theo khẩu vị, nếu ko thích ăn hủ tiếu thập cẩm thì khách có thể chọn thịt, bao tử, tôm, cật, lòng, gan riêng cho tô của mình. Ngoài ra thì quán còn có bán thêm bò kho ăn chung với hủ tiếu nữa (cái này thì tuỳ ngày). DOP thích nhất là ăn hủ tiếu mềm thịt bò tái ở quán, sau đó kêu thêm 1 chén lòng ko. Chấm một miếng thịt bò vừa mới chín và 1 miếng lòng vào chén nước tương dầu ớt thêm chút giấm ăn kèm với miếng cải ngọt giòn giòn, miếng hủ tiếu mềm mềm, vài cọng giá sựt sựt, húp 1 ít nước dùng thì cảm giác như cao lương mĩ vị chắc cũng chỉ ngon đến thế này mà thôi. Đó là lý do vì sao 1 người bạn vẫn hay đùa rằng đây có lẽ là tiệm hủ tiếu ngon nhất Sài Gòn cũng nên.
Ngoài thức ăn thì quán còn bán kèm thức uống như trà chanh, sữa đậu xanh, trà đá, la hán quả, v.v... Sau khi thưởng thức 1 tô hủ tiếu nóng mà được giải khát bằng 1 ly trà chanh chua chua ngọt ngọt lành lạnh thì đúng là có năng lượng tràn trề để bắt đầu 1 ngày mới rồi.
Về giá cả thì hiện nay 1 tô hủ tiếu ở quán là 16k, thức uống giải khát dao động từ 1k (trà đá) đến 4k tuỳ theo món. Tuy ko gọi là rẻ cho 1 bữa ăn sáng nhưng chất lượng thì rất đáng để bỏ tiền ra mà thưởng thức. Ko gì sung sướng và thoải mái bằng 1 bữa ăn ngon cho 1 sự khởi đầu phải ko nào?
|
|
|
|
|
|
|
|
286 Pasteur, Phường 8, Quận 3 |
|
Hồ Chí Minh |
|
|
|
|
Hum nay vừa tới 1 quán sinh tố trái cây mới, quán có tên gọi là BeOta, có nghĩa là Be an Otaku. Các bạn nào yêu manga Nhật Bạn thì chắc là biết Otaku có nghĩa là gì rồi hen. Quán mới khai trường gần đây, nằm trên đường Pasteur, đi từ Điện Biên Phủ quẹo vào Pasteur chạy tới khu vực bán giầy sẽ thấy quán nằm giữa các tiệm giầy như Hạnh Dung, v.v... Quán ko lớn lắm nên các bạn chịu khó để ý. Nhưng màu sắc của quán cũng dễ nhận ra, màu chủ đạo là màu hồng lumina, bảng hiệu quán là sự kết hợp của màu hồng + đen, chữ O được trang trí theo hình cánh hoa Sakura - hoa anh đào đã cách điệu.
Quán gồm có 2 khu vực, khu vực dưới đất gồm có ghế sofa và bàn lớn dành cho bạn nào thích ngồi bàn. Khu vực trên lầu được chia ra làm 2 dãy phòng, với cách ngồi trệt theo kiểu Nhật. Do màu chủ đạo của quán là hồng và đen, nên ghế sofa cũng đi theo tông màu đỏ. Một điểm nhấn cho quán là nhân viên phục vụ có đồng phục theo kiểu những cô hầu bàn trong truyện tranh Nhật hay mặc, màu hồng cam rất xinh.
Ấn tượng nhất khi đến quán là 1 bộ sưu tập truyện khổng lồ, có lẽ phải đồ sộ bằng hay hơn những tiệm cho mướn và bạn truyện trong thành phố. Do chị chủ quán trước đây có 1 cửa hàng chuyên bán những vật dung liên quan tới manga, nên các bạn sẽ còn thấy thêm những sách dạy vẽ manga bản gốc ở đây. Truyện ở đây thì ko đọc miễn phí, mà sẽ tính tiền thuê theo từng cuốn, từ 500 tới 1000 VND, giá giống như ở những chỗ cho thuê truyện trong thành phố.
Như đã nói ở trên, tường của quán chỉ đơn giản trang trí màu hồng lumina, và những hoạ tiết cánh hoa sakura cách điệu do chính tay chị chủ quán vẽ. Phòng ở tầng trên ngoài những chiếc gối xinh xinh cho bạn lót ngồi hay dựa lưng còn có những chiếc chuông gió đúng kiểu Nhật Bản treo nhìn ra 1 giếng trời vừa lấy ánh sáng cho quán, vừa làm cho ko gian bớt gò bó hẳn đi.
Có lẽ các bạn sẽ ko thích lắm khi thấy quán lấy tiền thuê truyện, nhưng mà điều này cũng ko phải thiếu hợp lý, vì giá nước ở quán tương đối mềm so với mặt bằng chung của các quán hiện nay. Làm 1 phép tính nho nhỏ thì phải mất ít nhất là 1 tiếng rưỡi để các bạn đọc hết 10 quyển truyện, suy ra nếu bạn đi nhóm đông người, thì tiền thuê truyện sẽ ko phải là 1 vấn đề, quan trọng là bạn có 1 chỗ đọc truyện khá thoải mái, và nghỉ ngơi trò chuyện nữa chứ.
Quán mới khai trương nên có lẽ sẽ có nhiều thiếu sót, nhưng mà với những ai thích đọc truyện, thì bộ sưu tập truyện ở quán có lẽ sẽ chinh phục được trái tim của các bạn đó!
Vậy sao ko thử đến BeOta để BE AN OTAKU 1 lần ^^!
|
|
|
|
|
|
|
|
544 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4, Quận Tân Bình |
|
Bà Rịa - Vũng Tàu |
|
|
|
|
Nãy giờ tìm hoài mà ko thấy nên làm người đầu tiên viết vậy.
Nói đến phá lấu thì mối ruột của mình là cô bán phá lấu trước cổng trường Nguyễn Thượng Hiền. Từ ngày bắt đầu ăn tới giờ chắc cũng gần 8 năm rùi (nhanh thiệt). Trước cổng NTH đường CMT8 khoảng 4h hay 5h là sẽ có 2 cô bán phá lấu dọn ra bán tới khuya (nếu bữa nào trời mưa hay có công an thì tới 6,7h mới có, hik).
Ăn phá lấu ở đây có cái thú vị là bàn ghế cực cơ động (miếng xốp ghép lại) và trời mưa thì phải chạy ^^! Giá phá lấu bây giờ là 5k/chén (ngày xưa chỉ có 2k thui, hik), điều đặc biệt của phá lấu ở đây là ko ăn kèm bánh mì, nước dùng rất nhiều, loãng chứ ko đặc như những chỗ khác. Phá lấu được nấu nhạt để khi dùng chan nước mắm me và thêm chút tắc vào sẽ tạo thành 1 vị chua chua ngòn ngọt, cái béo béo của gan, phèo, dai dai của khăn lông, lá sách, lá khế làm thành 1 chén phá lấu tuyệt cú mèo khiến ăn 1 chén rồi vẫn muốn ăn nữa.
Bởi vậy tuy quán chỉ bán lề đường (và CN nghỉ) nhưng ngày nào cũng có đông người ăn hết, từ đi SH, Dylan, Atila đến đi xe đạp hay đi bộ cũng có. Thế mới biết món ngon thì đâu có phân biệt người ăn hen ^^!
|
|
|
|
|
|
|