Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
binodangyeu
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập: 23/7/2009

Tổng Lượt Xem:  28169

10 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá

Địa phương: Phân loại:   
     
Núi Langbiang 24/07/2009
Xô Viết Nghệ Tĩnh, xã Lat, Huyện Lạc Dương
Lâm Đồng
 
NÚI LANG BIANG
• Nói đến núi non Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu địa lý, lịch sử, dân tộc học và cả khách du lịch đều nghĩ đến hai ngọn Lang Bian mà người Việt gọi là Núi Bà và Núi Khổng Lồ (Nhút) cùng rặng Biđúp, mặc dù ngày nay Lang Bian (Núi Bà) thuộc huyện Lạc Dương. Ông Khổng Lồ (Nhút) cũng thế, còn rặng Biđúp thực tế ở Lạc Dương giáp giới với Thuận Hải. Riêng với hai ngọn Lang Bian, các nhà nghiên cứu Pháp đã tìm hiểu khá nhiều, người Việt đặt tên Núi Bà là về sau này.
• Trong các truyền thuyết thần thoại, truyền thuyết của các dân tộc ít người Đà Lạt, ba rặng núi Lang Bian (Lâm Viên - Núi Bà), Khổng Lồ (Nhút) và Biđúp quan hệ rất mật thiết với nhau và thường là nguồn cảm hứng sáng tạo của các thi ca.
• Đỉnh Lang Bian cao 2.167m và Biđúp cao 2.287m. Du khách ở Đà Lạt có thể thấy hai ngọn Lang Bian (Núi Bà) như bộ ngực tràn căng sức sống của một phụ nữ xinh đẹp khỏa thân nằm ngửa nhìn trời xanh mênh mang trong những ngày đông nắng lạnh. Nhìn từ Đà Lạt, du khách ngỡ rằng hai đỉnh Lang Bian liền nhau có thể đi từ đỉnh này sang đỉnh kia. Nhưng sự thật lại khác. Hai đỉnh núi được đi hai con đường khác nhau: Một theo hướng Lạc Dương, một theo ngả Thái Phiên. Hồi trước, nối liền hai đỉnh núi này có một con đường mòn quanh co qua một thung lũng, nhưng bây giờ cây rừng đã che mất. Lang Bian đã ghi dấu một mối tình chung thủy đã đi vào huyền thoại:
• "Ngày xưa, xưa lắm, tại làng La Ngư Thượng (tức Đà Lạt bây giờ) có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lat, thương người con gái tên Bian, con tù trưởng người Chil. Do khác bộ tộc, nên Bian không cưới được chồng là Lang. Cuối cùng Bian và Lang phải chấp nhận cái chết cho trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi hai người mất, ông K'Zênh - cha của nàng Bian hối hận, nhận trách nhiệm thống nhất các tộc người Lat, Chil, Srê,... thành chung là dân tộc K'ho. Từ đó, thanh niên nam nữ các bộ tộc đều dễ dàng yêu nhau, cưới nhau".
• Để ghi nhớ ngày lịch sử hợp nhất ấy, các dân tộc La Ngư Thượng chọn hai đỉnh núi cao do K'Bùng tạo lập đặt tên là Lang Bian.
• Có người Lat kể thêm rằng: Yàng (trời) cảm thương sự chung thủy của Lang và Bian nên cử một vị thần xuống trần gian chăm sóc hai ngọn núi trên. Và thần này được đặt tên là thần Lơmbiêng, đọc chệch âm Lang Bian. Thần Lơmbiêng đắp cao ngọn Lang Bian là trụ trời, làm trung tâm định cư cho Kongan (dân tộc) K'ho Lat. Ngày nay, nhiều cụ già người Lat kể về sự tích Lang Bian thường chỉ kể về phần hai - tức là phần thần Lơmbiêng xây trụ trời: Thần Lơmbiêng khi xây trụ trời có nhờ hai người bạn giúp sức: đó là ông Khổng Lồ (Nhút) cũng là tên của rặng nối tiếp với Lang Bian, phía trái nhìn từ Đà Lạt - Lạc Dương. Và, một người bạn của thần Lơmbiêng nữa đó là Biđúp. Nhưng ông này keo kiệt, tham ăn nên bị thần Lơmbiêng đẩy cho một đạp té xuống gần biển: Biđúp tiếng người thiểu số có nghĩa là té úp.
• Ba dãy núi Lang Bian, Khổng Lồ, Biđúp tuy ngày nay không nằm trong địa phận thành phố Đà Lạt, nhưng lịch sử của nó gắn liền với lịch sử phát triển của các dân tộc người thiểu số ở đây: K'ho Lat, K'ho Chil... Trước thế kỷ 19, người Lat quần cư ở vùng hồ Xuân Hương ngày nay đến chân Lang Bian. Người Chil sống rải rác từ núi Yansin đến Biđúp, từ thung lũng núi Khổng Lồ quanh Lang Bian...
• Ngày nay nếu có dịp du khách đứng trên đỉnh Lang Bian sẽ thấy các "bon" người Chil, Lat đang âm thầm lặng lẽ bên dòng suối hay ở các thung lũng, ven những đồi xanh như một thảo nguyên thuở xa xưa này. Phía xa thành phố Đà Lạt chập chùng những biệt thự, cao ốc, trường học, nhà thờ với tháp chuông nhọn vút, thế mà vẫn ở dưới chân của con người đứng trên núi Lang Bian.
 
2 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu