Địa phương:
Phân loại:
|
|
|
Lên thổ địa kiếm quán bún Huế mà không thấy gì cả nên đành tự lập ra một cái list địa điểm vậy.
Bún Huế là cách mà người dân Bắc chỉ món bún được nấu với phong cách mà họ cho là phong cách Huế, (còn với những người Huế thì thực chất là một phong cách nấu ăn bắt chước của người Bắc), và với những người con xa nhà thì đây quả là món ăn tình thần (tất nhiên là vật chất đi trước rồi) những khi đói lòng, đồng thời xem ra là được sự ủng hộ nhiệt tình của rất nhiều đồng bào ngoài này...
Nói dông dài đủ rồi em xin liệt kê một vài quá xá
1. Đầu đường Phạm Ngọc Thạch - ngay khu tập thể Kim Liên: chủ quán là một chú người Huế nên ăn ở đây thỉnh thoảng thấy có cái gì đó hồi tưởng về quê nhà.
2. Cuối đường Lê Đại Hành - gần với Vincom: ở đây có cái nước bún ngon phết (tuy không giống bún của Huế), rau rá làm cũng được
3. Giao giữa Nguyễn Thượng Hiền và Yết Kiêu
......
Bà con có đọc được bài viết này thì thông cảm, có thời gian tớ sẽ chỉnh sửa lại đàng hoàng đia chỉ và bổ sung dần, tại hứng quá nên viết thôi
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Thi Sách, Quận Hai Bà Trưng |
|
Hà Nội |
|
|
|
|
Anh em thông cảm vì lâu rồi không có thói quen nhớ sô của bất kỳ chỗ nào cả.
Quán bún riêu này nghe nói là có truyền thông lâu rồi, tớ đến mấy lần đều đông khách, phục vụ cũng được. Nói là ăn bún riêu chứ thường người ta cho cả giò và đậu vào (tất nhiên là theo yêu cầu của mình), ai thích mắm tôm thì phải yêu cầu nếu không thì quán không cho vào rồi lại thấy mất hương vị.
Giá cả ở đây không phải chăng với SV đâu, anh em cứ cầm sẵn 15K cho mỗi lần đi ăn là vừa vì lâu nay tớ không ăn nên không nắm giá với lại người lạ nếu không bảo gì thì quán sẽ cho đầy đủ vào hết tiền cũng vì thế mà ... hehe
|
|
|
|
|
|
|
|
Giao giữa Hoàng Mai và Bạch Mai |
|
Hà Nội |
|
|
|
|
Cái quán này nhìn vào có đầy đủ những đặc trưng của quán vỉa hè: bẩn bẩn, xấu xấu, cũ kĩ.... Chủ quán và phục vụ là các bà cụ già ... nói chung là khiến người ta không có nhiều ấn tượng khó quên.
Tuy nhiên nói đến chất lượng món ăn có lẽ không tệ chút nào, bạn muốn bún riêu ... có, bún ốc đậu, ốc chuối .... có hết, hay thích trộn tất cả các thứ trên vào cũng được (mỗi tỗi ở đây không có loại ốc nhỏ nên chắc một số thực khách sẽ gặp vấn đề :D), vì thế mà tớ để tên quán như trên ...
Ưu điểm lớn nhất ở đây là : bát bún to ụ ( nói thế chứ ko phải là to lắm đâu) với giá cả theo tớ cập nhật từ trước tới giờ (bất chấp giá xăng) là khoảng 7000 - 8000 Vnd/1bát - quá đã đối với các cô cậu học sinh sinh viên
Nói chung là nếu có dịp mọi người tới thử sẽ rõ.
|
|
|
|
|
|
|
|
Cuối ngõ Kim Hoa, Quận Đống Đa |
|
Hà Nội |
|
|
|
|
Đình Kim Liên, còn gọi là đền Kim Liên hoặc đền Cao Sơn (Cao Sơn Đại vương thần từ), ở làng Kim Liên, phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Đình được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI, trên một gò đất cao, cách La Thành khoảng 100m. Đình quay về hướng nam, gồm tam quan và đền thờ thần.
Tam quan là một nếp nhà ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, bốn góc tường hồi xây bốn trụ cao bằng nóc mái. Bốn vì kèo kết cấu kiểu chồng rường giá chiên, cột trốn. Các con rường được chạm trổ hình mây cuốn, hai câu đầu và hai bẩy của hai vì kèo giữa được trang trí phượng ngậm sách, long mã, rồng theo kỹ thuật chạm bong kên và chạm lộng.
Đình có kết cấu hình chữ "đinh", gồm bái đường và hậu cung. Bái đường chỉ còn lại vết tích các hòn đá tảng kê chân cột to và dày. Hậu cung là một dãy nhà dọc ba gian xây gạch trần, mái lợp ngói ta, trong nhà xây vòm cuốn, gian ngoài cùng có bệ gạch cao, đặt hương án gỗ sơn son thiếp vàng. Hương án trang trí kín các đồ án hoa văn theo các ô hình chữ nhật bằng kỹ thuật chạm thủng, chạm nổi hình hổ phù, long mã tranh châu, tứ linh, tứ quý, bát bửu.
Hậu cung thờ Cao Sơn Đại vương và hai vị nữ thần phối hưởng. Trong ban thờ, long ngai thờ thành hoàng Cao Sơn Đại vương có kích thước lớn, chạm khắc tinh vi, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, bệ ngai hình vuông, gồm nhiều lớp được làm theo kiểu chân quỳ dạ cá, các lớp trên được chạm thủng hoa dây.
Đình thờ Cao Sơn Đại vương, tương truyền Cao Sơn là một trong năm mươi người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ đã theo cha lên núi, là vị thứ hai được thờ trong đền núi Tản Viên. Thần là người được coi là người đã ngầm giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn ở Đông Đô, nên năm 1509 được lập đền thờ ở Kim Liên gần Thăng Long, là một trong bốn trấn ở kinh đô Thăng Lon (bắc là Trấn Vũ, đông là Bạch Mã, tây là Linh Lang, nam là Cao Sơn).
Đình Kim Liên còn được biết đến như Thăng Long nam trấn, là một trong Thăng Long Tứ trấn - 4 ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng của thành Thăng Long xưa.
Hàng năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch đều diễn ra lễ hội, một nét văn hoá vẫn được gìn giữ rất đáng trân trọng tuy nhiên chưa thực sự thu hút được quan tâm của giới trẻ trong khu vực, đạc biệt do khu vực quanh đầy là nơi ở của rất nhiều dân lao động ngoại tỉnh, sinh viên ... Có lẽ nên có biện pháp gì đó để kích thích sự quan tâm và lòng nhiệt thành hướng về lịch sử dân tộc hơn nữa, nếu không đình Kim Liên chỉ mãi là một mái đình làng bị dần dần lãng quên trong mắt những người nhà quê đã bị đô thị hoá và chỉ nhận được sự quan tâm khi người ta cần một khoảng sân rộng để tổ chức những hoạt động sinh hoạt hè hay là cho thuê chỗ tổ chức đám cưới ....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lời bình đầu tiên
|
Hồ Tây
|
23/05/2008
|
|
Thanh Niên, Quận Tây Hồ |
|
Hà Nội |
|
|
|
|
CHồ Tây, Hà Nội là một địa điểm thú vị dành cho việc thư gian, du lịch, giải trí hay thưởng thức một số món ăn của Hà Nội.
Mặ hồ tiếp giáp đường Thanh Niên là nơi thường được các đôi lứa yêu nhau sử dụng triệt để. Tuy nhiên ở đây có rất nhiều địa điểm có thể ngồi và thưởng ngoạn....
Mặt hồ tiếp gián đường Võng Thị lại là không gian mang lại một cái nhìn thú vị với những vườn hoa nhỏ để bạn có thể ngồi thả mình theo gió hay thú vị hơn là ngắm mặt trời
Nếu bạn cần giải đen hay cầu xin cái gì đó thì nên tới phần hồ tiếp giáp đường Âu Cơ vì ở đây là có khu thịt chó Nhật Tân nổi tiếng và phủ Tây Hồ - đoạn này có vẻ thật là mất mỹ quan khi để thịt chó chung với nơi cầu nguyện tâm linh - theo lời dân bản địa Hà Nội thì không nên tới phủ Tây Hồ cùng người yêu ( xin không giải thích ở đây). Cũng nằm ở mặt bên này, giơi trẻ Hà Nội còn có đường Hà Quốc và đường Nhật Bản, không gian công cộng cho những giờ phút riêng tư của rất nhiều bạn thanh niên.
V à cuối cùng là Công viên nước Hồ Tây nằm án ngữ ở mặt còn lại của hồ (tạm coi như vậy), khu giải trí dưới nước lớn nhất ở nội thành Hà Nội, nơi giải nhiệt vào mùa hè được ưa thích của đồng bào thủ đô.
Bên cạnh hồ còn có 2 địa danh nổi tiếng là
- Chùa trấn quốc nằm trên một hòn đảo của Hồ Tây, là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được khởi dựng từ năm 541. Đứng ở cuối đường Thanh Niên đã nhìn thấy nhiều ngọn tháp nhấp nhô trên mặt hồ. Trong chùa có pho tượng quý Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, kiệt tác của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam.
- Đền Quán Thánh, là Thăng Long Bắc trấn - một trong Thăng Long tứ trấn, ba chữ Hán tạc trên nóc cổng là "Trấn Vũ Quán" nghĩa là quán thờ ông Thánh Trấn Vũ. Là một hình tượng kết hợp giữa một nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh giúp An Dương Vương trừ ma quấy rối khi xây thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc (một ông Thánh coi giữ phương Bắc). Đền Quán Thánh được xây dựng vào đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028). Năm 1893 đền được tu sửa như diện mạo ngày nay. Đặc biệt có pho tượng Thánh Trấn Vũ bằng đồng đen, đúc năm 1677. Tượng nặng 3600 kg, cao 3,96 m (12 ft), chu vi 3,48 m (10.4 ft).
Nhưng lý do để tôi bầu chon 4.5 sao ở đây chủ yếu là vì cái không gian thoáng đãng của hồ, nó truyền sự tươi mới vào những dịch vụ và không gian khác quanh đó. Sẽ thật thú vị nếu bạn được ngắm cảnh hoàng hôn hay bình minh giữa thành phố chật chội này hay nếu may mắn hơn là được tân hưởng cái thi cảnh tiếng chuông .. giữa cái mịt mờ khói toả ngàn sương sớm ở đây.
Chúc bạn vui vẻ!
|
|
|
|
|
|
|
|
Cây xăng Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng |
|
Hà Nội |
|
|
|
|
Đây là địa chỉ thường đến của dân Bách Khoa
Nếu nhìn từ ngoài vào, có lẽ bạn không thể nhận ra nó nằm ở đâu trong số những quán cafe nằm san sát nhau.
Ưu điểm lớn nhất của quán là thuận tiện cho dân kỹ thuật với chỗ ngồi vừa phải, wireless luôn sẵn sàng, cafe rẻ nhưng ngon và nếu nói không ngoa thì hơn hẳn rất nhiều quán sang trọng (tích góp từ những người nghiện cafe)
Nếu bạn chê mấy cái ghê nhựa quê mùa và cần không gian có trang trí phù hợp với nói chuyện hai người thì có thể vào gian nhà bên trong hoặc không gian đối diện quán.
Thức uống đa dạng rẻ tiền và ngon miệng, tuy nhiên không có fast food.
Không sang trọng hay mang phong cách gì đặc biệt, thậm chí chỉ là quán để tụ tập khi xem bóng đá nhưng nếu là dân Bách Khoa, hẳn bạn sẽ phải nhớ đến cái tên này, và khi đã ngồi ở đây rất nhiều người coi nó là nơi lý tưởng cho một phút cafe sang cuối tuần hay là nơi dùng chân tập trung tình thần và đôi lúc là chỗ để diễn ra một buổi sinh nhật ... Mỗi người có một cái thú riêng về nơi này, còn bạn ... chúc vui vẻ
|
|
|
|
|
|
|
|
2 Ngõ 46a Phạm Ngọc Thạch |
|
Hà Nội |
|
|
|
|
Quán quen là bởi vì nó lạ, không phải view đẹp (bốn bề là chung cư), không gian quán đơn giản, nó là chỗ để trú chân bên cạnh phố phường tấp nập, một góc lặng nằm trong khu tập thể .
Nếu đến quán vào buổi trưa, thường sẽ rất vắng vẻ, không gian yên tĩnh để thư giãn và thậm chí là chợp mắt đôi phút.
Trái ngược lại, buổi tối là thời gian tụ tập của những "quen", nếu bạn muốn nghe những tiếng đàn guitar đầy chất sinh viên và không ngại khi phải uống cà phê ồn ào thì nên tới đây
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồ Thiên Quang, Quận Hai Bà Trưng |
|
Hà Nội |
|
|
|
|
MMột địa chỉ thoáng đãng,
Đồ uống giá bình dân
Phong cách quán cóc
Nếu bạn muốn thưởng thức cafe với phong cách này thì nên tìm đến Hồ Thiền Quang (hay hồ Hale).
Không gian ở đây rất đa dạng, có thể là ngồi ven đường để thấy mình đột ngột cách xa cái xô bòo của đường phố, hay ngồi hướng xuống lòng hồ để ngắm không gian. Vào mùa thu, sẽ rất thú vị khi thoảng trong mùi caphê đang bay lên có cái chen ngang của hoa sữa.
Còn giữa đêm mưa, hẳn bạn sẽ thấy thú vị khi áp tay lên ly cafe nóng, ngồi trong nhà và nhìn ra phố qua cánh cổng cũ kỹ
|
|
|
|
|
|
|