Object reference not set to an instance of an object. : Thodia - Trang y kien
 
Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Label
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập:

Tổng Lượt Xem: 

 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Danh mục địa điểm đánh giá

Địa phương: Phân loại:   
     
Quán Quen - Hải sạn Lạ 25/01/2013
Số 83, đường 41, Q.4
Hồ Chí Minh
 
Trước tiên là mình rất ấn tượng với các loại hải sản mà quán đang bán đó là về mức độ LẠ, mình cũng đã từng đi du lịch khá nhiều nơi ở Việt Nam đặc biệt là biển đảo, nên các món của quán: Sam Trứng, Nhum (Cầu Gai), Cá Dìa, Có Bò Hòm, Cá Dò... đều được xem là đặc sản của một số vùng. Sam Trứng là đặc sản nổi tiếng của biển Cần Giờ, Nhum (Cầu Gai) là thứ thực phẩm được xem là “món ăn của tình yêu” đi Nha Trang hay Phú Quốc đều biết, Cà Dìa bông, cá Dò có tiếng ở Phú Yên, Cà Bò Hòm được dân nhậu khắp nơi săn lùng.... Chính vì thực đơn các món độc đáo này mà quán lấy Sologan là: Quán Quen – Hải Sản Lạ cũng không ngoa chút nào. Mình sẽ giới thiệu cho các bạn 1 chút thông tin các món mình và bạn bè đã ăn ở đây: SAM TRỨNG NƯỚNG: Món ăn gắn liền với kí ức tuổi thơ của mình, nhớ ngày xưa cách đây 15 năm lần đầu tiên ăn trứng Sam là cái lần mẹ đi công tác miền biển đem về nướng cho cả nhà ăn, cái vị bùi bùi, ngậy ngậy rất đặc trưng khó lẫn với trứng của loài nào khác. Lần đó ăn xong trứng mình còn lấy lại cái vỏ để chơi đánh trận giả, nhìn rất ngầu. Rất lâu kể từ đó, có dip đi công tác ở vùng biển thì cũng cố gắng kiếm lại để ăn Dạo gần đây thì được bạn bè giới thiệu ở Sài Gòn có bán thế là cố gắng tuần nào cũng đi ăn, vừa thưởng thức, vừa tìm lại ký ức tuổi thơ  NHUM (CẦU GAI): Con vật này vốn xù sì, xấu xí, nhưng lại rất bổ dưỡng, như đã nói ở trên, ngư dân miền biển Nha Trang, Phú Quốc rất thích ăn con này, đặc biệt là khách du lịch mỗi lần đi tham quan đảo ở Nha Trang, Phú Quốc thì mấy anh thủy thủ đoàn cũng có bán. Được mách là đây là “món ăn của tình yêu”, ăn 1 con sẽ có 1 cuộc yêu cực chất nên cũng ham hố ăn cho bằng được, hehe. Sau này tìm hiểu trên google đại pháp thì thấy nó đúng là thực phẩm bổ dưỡng và được các nước: Nhật,Hàn,..rất chuộng. Phần ăn được của con Nhum là phần gạch sau khi đã gỡ bỏ hết ruột, gạch màu vàng lợt, có vị hơi mặn đặc trưng, béo, thơm. Ở quán mình thấy có chế biến là ăn sống mù tạt, nướng, chưng trứng hoặc nấu cháo, mình đã ăn cả 4 loại rồi, thấy rất thích. CÁC LOẠI CÁ: Thực đơn chính của quán phải nói đến là cá, cá và cá, có khá nhiều như là: cá tẩm, cá dìa, cà dò, cá chìa vôi biển, cà bò hòm, cà sơn gà.....mình vốn là người không khoái ăn cá lắm, nhưng từ khi tìm hiểu thông tin là ăn cá và các loại hải sản sẽ tốt hơn ăn thịt nên mỗi lần đi nhậu cũng cố gắng kéo bạn bè đi ăn hải sản cho đỡ bị cholesterol. Nếu có ghé quán này, nhất định các bạn phải ăn thử cá dìa hấp chao hoặc hấp tiêu, cà sơn gà và cá bò hòm nướng. Cũng đi nhậu khá nhiều quán, thì mình thường thấy là mấy món cá này được xếp vô level cao với giá khá chát, nhưng ở quán này thì giá rất bình dân, thậm chí là rẻ hơn cả dưới Nha Trang. Cá dìa hấp chao hoặc hấp tiêu cuốn ăn với bánh tráng, bún, với nước sốt rất ngon, cá thì tươi thịt dai. Cá sơn gà thì nướng muối xanh Nha Trang, ăn thịt dai như thịt gà, chủ quán có giới thiệu về nguồn gốc tên gọi con cá này rất hay. Cá Bò Hom thì chắc nhiều người biết, nổi tiếng là thơm thịt. Ngoài ra mình cũng đã thử hầu hết các món khác của quán: ốc khế, sò bung, sò mai, răng mực, gỏi cá... thì thấy cũng rất ok, bạn bè mình cũng khen nên mỗi lần có độ ăn nhâu gì toàn kéo qua đây thôi. Tóm lại về quán thì thế này: Điểm cộng: Đồ ăn lạ, tươi ngon. Giá bình dân. Giữ xe miễn phí. Nhân viên nhiệt tình Điểm trừ: Quán hơi nhỏ, có 1 số món nướng làm hơi lâu. Đánh giá: 9/10
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Quán Quen - Hải sạn Lạ 25/01/2013
Số 83, đường 41, Q.4
Hồ Chí Minh
 
Bữa mình có viết bài về quán này bên diadiemanuong.com rồi, nhưng vẫn muốn quan đây poromote cho quán vì sự nhiệt tình của chủ quán, nhân viên và quan trọng hơn là muốn giới thiệu đến cho mọi người 1 quán ăn gia đình có thể ngôi lai rai với bạn bè, thưởng thức các loại hải sản biển với tiêu chí: LẠ, TƯƠI NGON, GIÁ BÌNH DÂN.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Làng Nướng Kỳ Hòa 22/09/2008
Bên Cạnh Công Viên Kỳ Hòa
Hồ Chí Minh
 
Đã lâu lắm rồi, tính rửa bút trên thổ địa lun, nhưng cái quán nhậu này lại phải làm tui thấy áy náy khi không giới thiệu cho pà con, mà đặc biết là các anh giai nhà thổ địa, vốn bí chỗ nhậu từ lâu nay. Nhân tiện, mấy bữa nay unmarketable quá, chép bút làm đôi dòng về cái chỗ mà sau này chắc sẽ là điểm dừng chân của những bữa party với mấy thằng bợm nhậu. 

Chẳng phải dân nậu, cũng chả biết nhậu, nhưng cứ ai rủ đi nhậu là đi, chẳng có dám phụ lòng ai bao giờ, “khổ thế cơ”. Tình cờ biết được quán qua 1 chầu nhậu chưa tới của đám bạn học chung sau cái bữa sung sướng nhất đời học sinh: “ thi kết thúc môn”. Phù đến quán nhậu lần đầu hơi mất hứng vì mấy đứa bạn, chả đứa nào uống được quá 2 ly bia tươi, làm tạo cho mình cái cảm giác them thèm 1 cái cảm giác hơi chếnh chóng của hơi men xen lẫn đủ các loại khoái cay xè mắt và giàn giụa nước mũi vì mấy cái món nướng tại bàn. Nào là: chim sẻ, nhũ dê, heo rừng, ….

Ghé lại quán lần 2 trong 1 lần sinh nhật thằng bạn thân cùng phòng “ Sorry anh nhé, gọi bằng thằng cho thân mật”. Chán nản, đang lóc cóc gõ bàn phím chát 3 cái chuyện giời ơi với mấy thằng bạn, thì nhận được điện thoại, “ ê ku, về ăn sinh nhật a, lẹ lên nhé”, thế là alehap, chạy vội về nhà, quảng cái nồi cơm điện xuống sàn cái cụp, “ bữa nay anh order ở đâu” , đang hí hửng, “ Ăn chay ko e” Ặc, mất cả hứng, pó tay lun, birthday mà ăn chay, sau 1 hồi phân tích hỉ hả,cuối cùng đã dành được toàn quyền quyết định. Hehehe, Kỳ Hòa Quán ko a? chỗ này khá lắm, giá bình dân, và phù hợp với cánh máy râu nữa. Ok. 

7h’ tối Sàigòn đông như nêm, chạy lòng vòng, rủ thêm vài ba chiến hữu nữa, đến quán cũng gần 8h. Trời, quán đông nghịt, khói mù mịt, đúng chiến trường của các tay ma men, thôi kệ, lỡ rồi chơi luôn, đẩy xe dzô, loay hoay hơn 10’ mới kiếm được cái bàn của 1 nhóm mới chiến đấu xong, đúng là trong cái rủi, có cái may, dù sao cũng có chỗ ngồi khá đẹp. Phải công nhận, lần nào đến đây cũng đông kinh, toàn người với người, mùi khói của mấy cái món nướng bao vây quán kín như sương buổi sớm ở Đà Lạt, lại thêm toàn những tiếng dzô, dza… cụng ly cành cạch của tứ phía. Không khí thật là: “ Xôi thịt”, 1 lời nhận xét có lẽ khá phù hợp với quán. 

Bia ở đây khỏi nói 4k/ly, quá rẻ, và cũng quá dởm, uống mỗi thằng có 5 ly mà xỉn tới tận sáng hôm sau, mặc dù đã đi massge, thư giãn sau cuộc nhậu bí tỉ đó. Nãy giờ nói nhiều về khói rồi, có thức ăn mới có khói, hơhơ.. mấy món nướng ăn ngon thiệt: thịt heo rừng cay xè lưỡi, nhũ dê nướng dai dai còn thơm mùi sữa, chim sẻ mềm dặt, măng xào chua chua, đâu hũ chấm mắm tôm tuyệt hảo, chỉ tiếc món dạ dày thái hơi to làm mất cái mạch đang hứng bởi thứ ăn ngon của cả nhóm. Kết thúc lúc 10h30’, khoảng 50k/thằng gì đó, quá rẻ cho 1 bữa party hoành tráng. Thôi đi massge thư giãn thôi….hẹn ngày tái ngộ quán.
 
6 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Quán Cơm Tấm Vĩnh Viễn 23/06/2008
272_274 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10
Hồ Chí Minh
 

Từ cái hồi khăn gói vào Sài Gòn mới biết được cái hình hài của cơm Tấm nó tròn méo thế nào, chứ cái hồi ở quê đâu có cái thứ nàod 9ược gọi là cơm Tấm đâu. 

Hồi mới đầu còn ngu ngơ nghĩ nó là cơm Tám - được nấu từ gạo Tám - 1 loại gạo đặc sản của các tỉnh Bắc Bộ. Và còn hiểu lầm tệ hại hơn qua tấm, cám - 1 loại gạo phế phẩm hay được dùng để tăng gia. Mấy lần tính ăn nhưng lại thấy hơi ái ngại, mãi đến khi có 1 người bạn dẫn đi ăn cùng thì mới biết được hương vị của cơm Tấm - hương vị rất đặc trưng của Sài Thành.

Qua tìm hiểu thì được biết, cơm tấm này cũng thuộc lọai trứ danh từ lâu rồi, từ cái thời phong kiến xa xưa, khi đó thì chỉ có các bậc hương chức, lý hộ... mới được thưởng thức cái loại mầm gạo này thôi. Mấy vị khi đó cũng sành ăn ra trò, mỗi khi gặt xong, bao giờ cũng bắt bà con nông dân nhà mình cất công giã bằng chày cối rồi sáng lọc ra những hạt tấm lấy làm của riêng mình. Còn ngày nay mới thấy mình thật may mắn, là thường dân thôi nhưng cũng được ăn cái đặc sản mầm gạo. 

Nói chuyện xưa, thì cũng phải kể chuyện nay: Khi thu hoạch xong, hột lúa từ ngoài đồng được chở thẳng tới nhà máy xay xát và người ta nhận được ở khâu cuối cùng của cả một hệ thống giã, xay, sàng, xát, chà…là những hột gạo trắng bóng đẹp đẽ, những bao tấm mịn rưng rức, còn riêng phần tấm luôn là một thành phẩm trộn lẫn giữa tấm “thứ thiệt” và gạo bể vụn. Chính vì tấm nấu ra một loại cơm ngon cho nên người ta chỉ tuyển những loại gạo rất ngon và cố ý xay cho bể để mới “sản xuất” được tấm ngon. Cơm tấm chúng ta ăn hiện nay chắc có đến 90% là phan trộn giữa tấm “thứ thiệt” và gạo bể vụn, chứ không được cái loại 100% như ông hương chức, hộ lý ngày nào. Nhưng chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ tạo nên một thương hiệu trứ danh - cơm tấm Sài Gòn.

Bởi vậy, ngày nay đâu đâu cũng thấy cơm Tấm, sang thì có: Thuận Kiều, Trần Quý Cáp (đường Võ Văn Tần), Kiều Giang... bình bình thì không thể không nhắc đến Vĩnh Viễn, sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào cũng nườm nượp khách, dân văn phòng cũng có, sinh viên cũng có, những cặp chạy xe tay ga hay cup 82 như tôi cũng có. Ngon, vâng đúng là ngon thiệt, rẻ, cái này cũng đúng luôn. Chính vì đáp ứng đuợc 2 cái nhu cầu cơ bản nhất của các tầng lớp nên cũng không khó lý giải cho sự đông khách của quán.

Còn riêng về mặt vệ sinh ở đây khỏi phải nói, ai cũng biết cái vấn đề muôn thưởu ở đây là không đảm bảo vệ sinh. Thôi đành khuất mắt trông coi chứ sao bây giờ, từ xưa đến nay ăn ở đây cũng chưa phải vô nước biển lần nào mừ, hehe...

 
3 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Cao Lầu Bà Bé 12/06/2008
Ngã Tư Giếng Nước
Quảng Nam
 
"Hội An - một điểm đến hai di sản", nhưng với tôi có lẽ phải đổi thành :" Hội An - một điểm đến ba di sản". Ấn tượng Hội An đối với tôi không chỉ là vẻ đẹp của các danh thắng Mỹ Sơn hay Phố Cổ, mà còn bởi: "Cao Lầu" - một món ăn đặc sản truyền thống nơi đây.

Đến Huế phải ăn bún bò, đến Mỹ Tho phải ăn hủ tiếu, và đến Hội An chắc chắn phải thưởng thức Cao Lầu. Vâng cho dù có ăn Cao Lầu tại đất Sài Gòn rồi, nhưng ở nơi sản sinh ra món đặc sản này thì hương vị khác hẳn, ngon đến nỗi khiến những thực khách phương xa như tôi muốn ghé lại Hội An chỉ để ăn Cao Lầu mà thôi. Cao Lầu tại Hội An phổ biến đến nỗi bạn có thể ăn ở bất cứ nơi nào, bất cứ bữa nào trong ngày.

Xin được trích dẫn 1 vài thông tin về món Cao Lầu:

"Mới nhìn thoạt qua, cao lầu trông giống mỳ, nhìn kỹ thì lại sợi to giống phở. Sợi cao lầu được chế biến rất công phu. Phải dùng loại gạo của địa phương, được trồng ngay trên đất Quảng Nam mới làm được. Mà gạo lại phải chọn loại gạo không cũ, vì nếu gạo cũ quá thì sợi cao lầu bị khô, còn nếu gạo mới quá sẽ làm sợi cao lầu bị dẻo hơn mức bình thường. Gạo trước khi xay thành bột phải ngâm vào nước tro. Muốn sợi cao lầu đủ ngon, thì nước tro được xem rất quan trọng.

Tro phải được lấy từ củ chàm ở đảo Cù lao Chàm giữa biển, cách đất liền 10km. Pha nước tro cũng là một bí quyết để tạo nên sợi cao lầu ngon, vừa đủ độ dai, độ giòn và hương vị. Nhiều quá sẽ làm sợi nhão, hơi nồng, mà ít quá thì sẽ khô, bở. Dùng nước giếng ở Bá Lễ, một ngôi làng ở bên sông Thu Bồn vốn trước kia của người Chăm, để làm bột thì mới được sợi cao lầu dai và chắc. Bột gạo sau khi ngâm nước tro sẽ có màu vàng nhạt tự nhiên như pha nghệ.

Sau đó gạo được xay thành bột. Trước đây, khi chưa có máy xay thì người dân chủ yếu dùng loại cối xay bằng đá để xay bột gạo. Bột sau khi xay xong, cho vào gáo nước, rồi nhào bộ cho mịn và cán bột thành miếng dày 3 - 4 mm, sau đó đem hấp cách thuỷ. Những miếng bột sau khi chín được cắt thành sợi to bằng sợi phở.

Công đoạn nhào bột cũng là một phần quan trọng để có sợi cao lầu ngon. Sợi cao lầu chỉ giữ được trong ngày và hoàn toàn không dùng các chất phụ gia vì người Hội An luôn giữ sự tinh khiết cho món ăn mang đậm bản chất của mình.

Cao lầu là món một món ăn lạ nhưng hấp dẫn. Lạ không chỉ bởi cái tên gọi mà ngay cả cái hương vị của nó cũng không giống bất kỳ một món ăn nào trên khắp đất nước. Cái vị đặc biệt và làm thành nét riêng của cao lầu, ngoài sợi mỳ thì thịt xá xíu và nước xíu chính là hai thành phần cốt yếu.

Thịt để nấu cao lầu phải chọn loại thịt heo nạc ngon, nhiều nạc ít mỡ. Thịt heo cũng phải chọn giống heo cỏ, thịt săn, thơm, mỏng da, nhiều nạc. Thịt sẽ được để nguyên miếng to, ướp mắm, muối, gia vị, nước mắm Nam Ô - một loại nước mắm nức tiếng khắp miền Trung và ngũ vị hương rồi đem nấu vừa đủ chín. Nhiều loại gia vị hòa cùng nước được tiết ra từ thịt khi nấu tạo nên một hỗn hợp nước xíu thơm lừng, vừa có vị ngọt thơm của thịt, vừa có hương vị riêng được chế biến từ một số gia vị như nước đường, xì dầu, mắm, bột thơm... "

Nhưng trong muôn vàn cửa hàng Cao Lầu tại Hội An, có lẽ cái tên: "Cao Lầu gánh Bà Bé" đã đi vào tiềm thức biết bao nhiêu du khách. Tôi cũng vậy, thế nhưng công việc quá bận rộn làm tôi quên mất cái việc tìm hiểu thông tin về gánh hàng Cao Lầu này trước chuyến đi. Mà cũng có chính vì lẽ đó mà thôi thúc tôi phải ăn món này tại gánh Bà Bé bằng được ngay trong ngày đầu khi đến với Hội An. Quán tuy nằm sâu trong chợ nhưng cũng không quá khó tìm đối với nhưng người lữ khách như tôi, bởi hỏi ai ai trong chợ cũng đều biết Bà Bé. Quán bà rất giản gị, chỉ có đôi quang gánh, vài chiếc ghế, và tấm biển treo lững thững viết bằng phấn trắng với vài chữ nhỏ xíu: " Cao Lầu Bà Bé" thì phải, tôi cũng không nhớ chính xác lắm. Bà Bé thực sự thì đã nghỉ rồi, năm đó bà cũng xấp xỉ 80 rồi, bây giờ gánh hàng được truyền lại cho người phụ việc theo bà làm Cao Lầu từ nhỏ. Mà cũng không biết có phải là chính gốc quán của bà không, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi, cái hương vị Cao Lầu Hội An cũng làm tôi nhớ, nhớ về hương vị một món ăn rất đượm bản sắc.
 
3 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Bánh Mì King Baguetteria ( Bánh Mì Vua) 10/06/2008
457a Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1
Hồ Chí Minh
 

Đã lâu lắm rồi, từ khi chuyển qua chỗ làm mới, không còn được ăn bánh mì ở King Baguetteria. Ngày xưa nhớ cái hồi quán mới khai trương ngay sát công ty cũ cũng hoành tráng lắm, cờ hao quá trời, lại thêm 2 cái ổ bánh mì to đùng nhún nhảy qua lại trông rất vui mắt. Ngày khai trương vui là thế, nhưng cái đông người, ồn ào lại làm ngán ngẩm ý định ăn thử của tôi. 

Là hàng xóm láng giềng, ngày ngày giáp mặt nhau, cứ cầm gói đồ ăn sáng tung tăng đi qua quán hoài cũng kỳ, thế là quyết định phải ăn thư, phải thử cảm giác ăn bánh mì Vua khác với ăn bánh mì thường dân ở chỗ nào. Đã từng ăn cơm Vua rồi, không lý nào lại chưa thử bánh mì Vua ^_^

Ở công ty cũ, kỷ luật chặt quá trời, lại thêm cái tính làm biếng dậy sớm, nên chỉ có tạt qua mua vội 1 ổ bánh mì mang về cái góc làm việc thân yêu gặm tạm. Thời gian đầu khi mua 1 ổ bánh mì còn được tặng kèm 1 ly nước trà (hồng trà, hay trà chành gì đó). Cảm giác đầu tiên khi ăn bánh mì ở King Baguetteria đúng là lạ thật, khác hẳn so với các cửa hàng đã từng ăn, không biết có phải tại chưa được thưởng thức những loại bánh mì ngon tại nơi khác không, hay tại bánh mì ở đây ngon thiệt: giòn tan, nhân tươi ngon. Nhưng có lẽ câu sologan của quán: "Ngon đến miếng cuối cùng" có vẻ không phù hợp với mọi người lắm, hix...vì cái ổ bánh mì to uỵch, tuy không khảo sát nhưng nếu là con gái ăn thì chắc có đến 70% ăn không hết nổi 1 ổ cho bữa ăn sáng.

Ở King Baguetteria hình như có cả thảy 18 loại bánh mì ổ khách nhau: thịt nguội, cá, gà, patê, xúc xích, trứng...15.000đ/mỗi ổ, nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là BBQ - loại này luôn luôn bị hết hàng nếu mua trễ.

Bánh mì tại King Baguetteria thì khỏi phải bàn, sãn sàng cho 4*, nhưng mấy món khác tại đây thì dở tệ, mỳ spagetti, cơm hải sản...mấy món gì đó nữa mà không có nhớ nổi

Kể ra King Baguetteria cũng đã tạo được chỗ đứng riêng bên cạnh các đại gia bánh mì khác tại Sài Gòn: Sáu Minh (Võ Văn Tần), Như Lan, Ba Lẹ (Chợ Tân Định), bánh mì Hà Nội (Nguyễn Thiện Thuật)...Nhưng để trở thành Vua, thì chắc cũng còn dài dài, " Hạ hồi phân giải..." Hehe, chúc King Baguetteria thành công!

 
2 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
      Lời bình đầu tiên
Cửa Hàng Ô mai Hồng Lam 12/03/2008
11 Hàng Đường, Quận Hoàn Kiếm
Hà Nội
 
Hồng Lam - cái tên chắc không còn xa lạ gì với nhiều người dân Hà Thành, năm ngoái về HN thăm quê, trước khi đi trong SGN ai cũng dặn nhớ ghé mua ô mai về làm quà. Hỏi thăm 1 vài người bạn học tại HN và 1 thổ địa chính gốc HN thì đều nhận được cái tên: Hồng Lam - 11 phố Hàng Đường. Thầm nghĩ, nhất định phải ghé cửa hàng này mua ô mai về làm quà mới được, được cảnh báo trước là phải tránh xa các giờ cao điểm, tan tầm ra khi đến cửa hàng này nếu muốn không phải chen lấn xô đẩy. Đinh ninh lời dặn, sau khi dạo quanh thăm thú HN, được 1 người bạn gái chở đến khu phố Hàng Đường - khu phố nổi bật lên với nhan nhản những tấm bảng quảng cáo ô mai Hà Nội, nhưng Hồng Lam cũng khá dễ tìm. Đến Hồng Lam khoảng 3h chiều, vậy mà cửa hàng vẫn đông nghịt, khéo chừng phải đến hơn 10 người chen lấn trước mặt tiền không quá 5m của cửa hàng. Sau một hồi loay hoay kiếm chỗ để xe, hai đứa cố chen lấn vào trong, phù...thế là vào được rồi. Đập ngay vào trước mắt là hàng loạt hũ, lọ, túi đựng ô mai được xếp ngay ngắn như trong siêu thị sách. Không biết ở chỗ khác có giống không, nhưng tại Hồng Lam có thể thử tha hồ các loại ô mai trước khi chọn mua được loại ô mai phù hợp. Buta không biết được chính xác ở Hồng Lam có bao nhiêu loại ô mai, thấy sơ sơ cũng trên 10 loại rồi: Sấu, mơ, khế, me, mận, trám, quất (tắc), táo ta...mà mỗi loại lại có 2-3 hình thức chế biến khác nhau. Sau một hồi nêm nếm thử đủ loại, quyết định mua 20 hộp ô mai sấu lớn nhỏ, đủ loại vì thấy trong Sài thành không có loại này mà hương vị ăn cũng rất tuyệt vời, phù hợp cho mọi người.
Các bạn thodia nào có dịp ra HN nhớ ghé quán này mua ô mai về làm quà nhé, mua nhiều còn có khuyến mãi đó.
 
6 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu