Tổng Lượt Xem: 63288
Từ cái hồi khăn gói vào Sài Gòn mới biết được cái hình hài của cơm Tấm nó tròn méo thế nào, chứ cái hồi ở quê đâu có cái thứ nàod 9ược gọi là cơm Tấm đâu. Hồi mới đầu còn ngu ngơ nghĩ nó là cơm Tám - được nấu từ gạo Tám - 1 loại gạo đặc sản của các tỉnh Bắc Bộ. Và còn hiểu lầm tệ hại hơn qua tấm, cám - 1 loại gạo phế phẩm hay được dùng để tăng gia. Mấy lần tính ăn nhưng lại thấy hơi ái ngại, mãi đến khi có 1 người bạn dẫn đi ăn cùng thì mới biết được hương vị của cơm Tấm - hương vị rất đặc trưng của Sài Thành. Qua tìm hiểu thì được biết, cơm tấm này cũng thuộc lọai trứ danh từ lâu rồi, từ cái thời phong kiến xa xưa, khi đó thì chỉ có các bậc hương chức, lý hộ... mới được thưởng thức cái loại mầm gạo này thôi. Mấy vị khi đó cũng sành ăn ra trò, mỗi khi gặt xong, bao giờ cũng bắt bà con nông dân nhà mình cất công giã bằng chày cối rồi sáng lọc ra những hạt tấm lấy làm của riêng mình. Còn ngày nay mới thấy mình thật may mắn, là thường dân thôi nhưng cũng được ăn cái đặc sản mầm gạo. Nói chuyện xưa, thì cũng phải kể chuyện nay: Khi thu hoạch xong, hột lúa từ ngoài đồng được chở thẳng tới nhà máy xay xát và người ta nhận được ở khâu cuối cùng của cả một hệ thống giã, xay, sàng, xát, chà…là những hột gạo trắng bóng đẹp đẽ, những bao tấm mịn rưng rức, còn riêng phần tấm luôn là một thành phẩm trộn lẫn giữa tấm “thứ thiệt” và gạo bể vụn. Chính vì tấm nấu ra một loại cơm ngon cho nên người ta chỉ tuyển những loại gạo rất ngon và cố ý xay cho bể để mới “sản xuất” được tấm ngon. Cơm tấm chúng ta ăn hiện nay chắc có đến 90% là phan trộn giữa tấm “thứ thiệt” và gạo bể vụn, chứ không được cái loại 100% như ông hương chức, hộ lý ngày nào. Nhưng chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ tạo nên một thương hiệu trứ danh - cơm tấm Sài Gòn. Bởi vậy, ngày nay đâu đâu cũng thấy cơm Tấm, sang thì có: Thuận Kiều, Trần Quý Cáp (đường Võ Văn Tần), Kiều Giang... bình bình thì không thể không nhắc đến Vĩnh Viễn, sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào cũng nườm nượp khách, dân văn phòng cũng có, sinh viên cũng có, những cặp chạy xe tay ga hay cup 82 như tôi cũng có. Ngon, vâng đúng là ngon thiệt, rẻ, cái này cũng đúng luôn. Chính vì đáp ứng đuợc 2 cái nhu cầu cơ bản nhất của các tầng lớp nên cũng không khó lý giải cho sự đông khách của quán. Còn riêng về mặt vệ sinh ở đây khỏi phải nói, ai cũng biết cái vấn đề muôn thưởu ở đây là không đảm bảo vệ sinh. Thôi đành khuất mắt trông coi chứ sao bây giờ, từ xưa đến nay ăn ở đây cũng chưa phải vô nước biển lần nào mừ, hehe...
Đã lâu lắm rồi, từ khi chuyển qua chỗ làm mới, không còn được ăn bánh mì ở King Baguetteria. Ngày xưa nhớ cái hồi quán mới khai trương ngay sát công ty cũ cũng hoành tráng lắm, cờ hao quá trời, lại thêm 2 cái ổ bánh mì to đùng nhún nhảy qua lại trông rất vui mắt. Ngày khai trương vui là thế, nhưng cái đông người, ồn ào lại làm ngán ngẩm ý định ăn thử của tôi. Là hàng xóm láng giềng, ngày ngày giáp mặt nhau, cứ cầm gói đồ ăn sáng tung tăng đi qua quán hoài cũng kỳ, thế là quyết định phải ăn thư, phải thử cảm giác ăn bánh mì Vua khác với ăn bánh mì thường dân ở chỗ nào. Đã từng ăn cơm Vua rồi, không lý nào lại chưa thử bánh mì Vua ^_^ Ở công ty cũ, kỷ luật chặt quá trời, lại thêm cái tính làm biếng dậy sớm, nên chỉ có tạt qua mua vội 1 ổ bánh mì mang về cái góc làm việc thân yêu gặm tạm. Thời gian đầu khi mua 1 ổ bánh mì còn được tặng kèm 1 ly nước trà (hồng trà, hay trà chành gì đó). Cảm giác đầu tiên khi ăn bánh mì ở King Baguetteria đúng là lạ thật, khác hẳn so với các cửa hàng đã từng ăn, không biết có phải tại chưa được thưởng thức những loại bánh mì ngon tại nơi khác không, hay tại bánh mì ở đây ngon thiệt: giòn tan, nhân tươi ngon. Nhưng có lẽ câu sologan của quán: "Ngon đến miếng cuối cùng" có vẻ không phù hợp với mọi người lắm, hix...vì cái ổ bánh mì to uỵch, tuy không khảo sát nhưng nếu là con gái ăn thì chắc có đến 70% ăn không hết nổi 1 ổ cho bữa ăn sáng. Ở King Baguetteria hình như có cả thảy 18 loại bánh mì ổ khách nhau: thịt nguội, cá, gà, patê, xúc xích, trứng...15.000đ/mỗi ổ, nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là BBQ - loại này luôn luôn bị hết hàng nếu mua trễ.
Bánh mì tại King Baguetteria thì khỏi phải bàn, sãn sàng cho 4*, nhưng mấy món khác tại đây thì dở tệ, mỳ spagetti, cơm hải sản...mấy món gì đó nữa mà không có nhớ nổi Kể ra King Baguetteria cũng đã tạo được chỗ đứng riêng bên cạnh các đại gia bánh mì khác tại Sài Gòn: Sáu Minh (Võ Văn Tần), Như Lan, Ba Lẹ (Chợ Tân Định), bánh mì Hà Nội (Nguyễn Thiện Thuật)...Nhưng để trở thành Vua, thì chắc cũng còn dài dài, " Hạ hồi phân giải..." Hehe, chúc King Baguetteria thành công!