Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Sự kiện thổ địa
Bệnh cúm qua các giai đoạn lịch sử
15/10/2011 | Nguyễn Thị... | 690 lượt xem | 0 thảo luận
Trong ba thế kỷ qua, cứ khoảng 30 đến 40 năm, thế giới lại chứng kiến một đại dịch cúm. Trước khi có vắc xin, mỗi đợt dịch giết chết hàng triệu người. Hippocrates (460-370 B.C.), thầy thuốc Hy Lạp cổ đại (trái), ông tổ nghề y, trong ghi chép của mình đôi khi nhắc đến các triệu chứng như cúm. Tuy vậy cho đến năm 1580, chưa từng có dịch cúm nào được ghi nhận trên thế giới. Thời vua Phillip II ở Tây Ban Nha mới xuất hiện cúm. Các nhà khoa học cho rằng chính đội quân của vua Phillip đã làm lây lan virus chết người này sang những phần khác của châu Âu. - Ảnh minh họa. Thế kỷ 18, thế giới chứng kiến ba đại dịch cúm và hai đại dịch khác. Mặc dù các bác sĩ đã làm hết sức bên các bệnh nhân- như minh họa trong bức tranh này, tại một bệnh viện thời đó - họ không hiểu được bản chất của virus cúm. Một số người còn cho rằng bệnh lây qua quan hệ tình dục. - Ảnh minh họa. Các dịch cúm vẫn tiếp diễn trong thế kỷ 19, khi các thành phố lớn dần lên và giao thông đường biển giúp cho việc đi lại được thuận tiện - đồng nghĩa với khả năng lây lan tăng hơn. Dịch cúm năm 1837 nghiêm trọng đến mức ở Berlin, số người chết nhiều hơn số người được sinh ra, và ở Barcelona thì toàn bộ các hoạt động kinh doanh bị đình đốn. Trong ảnh, một bệnh viện Nga phải dựng thêm lều chứa bệnh nhân năm 1890. Bệnh dịch khi đó được cho là phát sinh từ nam Trung Quốc, sang châu Âu và Mỹ qua Nga. - Ảnh minh họa. Năm 1918 chứng kiến đại dịch cúm nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới, thậm chí còn được cho là đại dịch kinh hoàng nhất trong các loại bệnh dịch. Khoảng 50 triệu người chết, trong đó riêng ở Tây Ban Nha có 8 triệu, vì thế dịch cúm này mang tên cúm Tây Ban Nha. Trong ảnh, bệnh nhân cúm nằm la liệt trong một bệnh viện ở Kansas, Mỹ. Ảnh minh họa. Cảnh sát ở Seatle mang khẩu trang trong thời dịch cúm 1918. - Ảnh minh họa. Năm 1941. Các học sinh trong một lớp học ở Anh súc miệng để phòng tránh cúm. - Ảnh minh họa. Năm 1957 đánh dấu dịch cúm châu Á. Nhờ các tiến bộ khoa học, dịch bệnh nhanh chóng được xác định, các biện pháp y tế cần thiết được triển khai, trong đó có việc sử dụng vắc xin. Tuy vậy số lượng người chết vì cúm vẫn ở mức 2 triệu. Trong ảnh, các bệnh nhân cúm ở Đan Mạch nằm trong khu nghỉ tạm ở nhà thi đấu của hải quân ở Copenhagen. - Ảnh minh họa. Khi hiểu biết của các nhà khoa học về cúm tăng lên, việc chủng ngừa vắc xin được tiến hành thường xuyên. Trong ảnh chụp năm 1963 này, các cô gái chuyên biểu diễn ở nhà hát nổi tiếng ở London, đang được tiêm chủng. - Ảnh minh họa. Năm 1969, dịch cúm Hong Kong giết chết 34.000 người. Thành phố London phải nhờ đến sự hỗ trợ của các y tá tình nguyện. Nhân viên văn phòng đeo khẩu trang khi làm việc, để phòng ngừa cúm. - Ảnh minh họa. Năm 1976 tại New Jersey,Mỹ, xuất hiện dịch cúm khiến 1 người chết. Giới chức lo sự trở lại của cúm Tây Ban Nha, nhưng virus chủ yếu tồn tại ở lợn. Vắc xin được đem tiêm cho một phần tư dân số Mỹ. Có 25 người chết do biến chứng của vắcxin, nhưng không ai thiệt mạng vì cúm lợn. Ảnh minh họa. Năm 2003, cúm gia cầm được phát hiện ở Hàn Quốc. Chính phủ ra lệnh tiêu hủy gần 1 triệu con gà và vịt. Trong ảnh, quân nhân và bác sĩ thú y chôn hàng trăm gà và vịt để ngăn sự lây lan của virus. - Ảnh minh họa. Cũng trong năm này, khoảng 400 ca nhiễm cúm gia cầm được phát hiện ở Việt Nam. Năm sau đó, hầu hết trong 64 tỉnh thành của nước này đều xuất hiện cúm. Ở một số nước, cúm được coi là đáng sợ như HIV/AIDS, nhiều người từ chối ăn gà, vịt và chim. - Ảnh minh họa. Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ, vận chuyển một nạn nhân giả của dịch cúm, trong đợt diễn tập chống căn bệnh này, tháng 1/2008 ở Malaysia. - Ảnh minh họa. Các chuyên gia y tế nói rằng dịch cúm 2009 không nghiêm trọng như năm 1918 bởi y khoa đã tiến những bước dài trong 90 năm qua. Tuy nhiên số người chết ở Mexico, nơi khởi phát dịch, rất cao. Trong ảnh, một phụ nữ đưa người chồng ốm vào bệnh viện ở Mexico City. Ảnh minh họa. (trích từ khoemoingay.vn)
Tags:
0 người yêu thích. Bạn thích bài viết này?
Gởi cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn
Cùng người đăng
Ăn gì để phòng chống cảm cúm?
15/10/2011
623 lượt xem, 0 thảo luận
Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em mùa lạnh
15/10/2011
797 lượt xem, 0 thảo luận
Phòng bệnh cúm và viêm phổi do phế cầu
15/10/2011
622 lượt xem, 0 thảo luận
Bệnh cúm ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
15/10/2011
689 lượt xem, 0 thảo luận
Bệnh cúm
15/10/2011
1093 lượt xem, 0 thảo luận
Tiêu điểm trong tuần
]Bảng hiệu quảng cáo là gì? Quảng cáo Nguyễn Long...
03/11/2018
249 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi Nguyen Lon...
Cổng hàng rào hình vòng cung cho ngôi nhà hoành...
25/09/2018
170 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi vuphu16089...
Đại lý cung cấp xà gồ - Liên tục cập nhật về giá
16/08/2019
3727 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi tonthepsan...
Răng sứ titan là gì ?
29/10/2019
179 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi boygarung
Siêu thị Tuticare thông báo chuyển địa điểm
06/10/2012
948 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi tuticare
Ẩm thực | Giải trí | Mua sắm - Thời trang | Làm đẹp - Sức khỏe | Du lịch | Dịch vụ | Học tập | Trên trời - Dưới đất
Email cho bạn bè
X
Tên người gởi:  
Không phải là thổ địa abc@yahoo.com Email cách nhau dấu phẩy (,)
Lời nhắn