Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Sự kiện thổ địa
Phòng bệnh cúm và viêm phổi do phế cầu
15/10/2011 | Nguyễn Thị... | 609 lượt xem | 0 thảo luận
Hai bệnh hô hấp thường gặp trong mùa lạnh là bệnh cúm và nhiễm khuẩn đường hô hấp do phế cầu khuẩn. Căn nguyên gây ra các bệnh lý này có thể là do virut hoặc vi khuẩn... Tác hại của nhiễm khuẩn đường hô hấp do phế cầu khuẩn Đây là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là streptococcus pneumoniae. Phế cầu này là một loại vi khuẩn gây bệnh thường lưu trú tại vùng mũi họng không chỉ ở người bệnh mà ngay cả ở một số người khỏe mạnh. Người ta nhận thấy rằng có khoảng 60% trẻ em và 30% người lớn khỏe mạnh có mang vi khuẩn này trong vùng mũi họng. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, hoặc do viêm nhiễm bội phát, do bị cảm lạnh thì những vi khuẩn này sẽ bùng lên và gây bệnh ở họng rồi lan xuống phổi. Vi khuẩn có thể lây truyền từ người này sang người khác qua không khí khi hắt hơi, ho, đặc biệt khi có những môi trường thuận lợi như ở nơi đông đúc, chật chội. Viêm phổi do phế cầu biểu hiện như thế nào? Ảnh minh họa. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, phế cầu có thể gây ra viêm phổi, đây là căn nguyên gây ra viêm phổi cao nhất hiện nay, chiếm 30 - 50% các trường hợp viêm phổi. Bệnh nhân thường có những biểu hiện cấp tính như sốt cao, đau ngực, ho nhiều... có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Đối với những người có sẵn các bệnh mạn tính, viêm phổi do phế cầu sẽ làm nặng thêm bệnh lý mạn tính hiện có và tỷ lệ tử vong ở những trường hợp này cũng tăng lên. Không chỉ gây viêm phổi mà phế cầu còn có thể xâm nhập sâu hơn vào cơ thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não... Mọi người đều có thể bị nhiễm phế cầu khuẩn, tuy nhiên một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đó là những người cao tuổi, trẻ nhỏ, bệnh tim, phổi hoặc gan, thận, nghiện rượu hoặc ung thư... Ai dễ mắc cúm? Bệnh cúm là bệnh gây ra do virut cúm tấn công vào đường hô hấp trên. Có 3 phân nhóm virut cúm đó là A, B và C. Virut cúm nhóm A và B là những nhóm được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất vì nó là căn nguyên chính gây tử vong và tổn hại cho con người. Triệu chứng của bệnh cúm thường là ho, sốt, sổ mũi, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi. Người lớn thường hồi phục sau 1 đến 2 tuần. Bệnh nhân cúm hồi phục nhanh, những người bị các bệnh mạn tính, sức đề kháng yếu có thể có những biến chứng nặng. Viêm phổi cấp tính do virut là một biến chứng nặng của cúm, đó là những đại dịch như H5N1 gây ra. Triệu chứng khởi đầu giống như cúm điển hình nhưng tiến triển nhanh, trong vòng 3 ngày bệnh nhân sẽ bị sốt cao, ho, khó thở, tím tái. Phù phổi do suy tim và các biểu hiện thần kinh và thận khác. Tỷ lệ tử vong cao và diễn tiến nhanh. Kháng sinh không có hiệu quả chống lại virut. Bệnh cúm có thể lây nhiễm cho mọi người trên toàn thế giới, bất kể tuổi tác, chủng tộc. Các trận dịch cúm có thể lây truyền từ nơi khởi phát sang các khu vực khác chỉ trong vòng vài tháng. Khí hậu ẩm lạnh, phương tiện di chuyển công cộng đông đúc là những điều kiện tốt khởi phát các trận dịch cúm. Trong mùa dịch cúm hằng năm, có khoảng 10% dân số thế giới nhiễm cúm, có nghĩa tất cả mọi người đều có thể mắc cúm. Ảnh minh họa. Phòng ngừa nhiễm phế cầu khuẩn và virut cúm như thế nào Viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể dẫn đến tử vong, do vậy bệnh nhân cần được nhập viện để điều trị. Tuy bệnh có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh sau 7 — 10 ngày nhưng việc điều trị đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng cao. Đối với bệnh cúm thì hiện vẫn chưa có thuốc điều trị. Hằng năm, các nhà y học dự phòng và truyền nhiễm trên thế giới có những tổng kết quan trọng để đánh giá xem virut cúm nào là chủ yếu trong mùa bệnh sắp tới, qua đó các nhà sản xuất vaccin sẽ đưa ra những loại vaccin cúm phù hợp. Việc phòng bệnh cúm và viêm phổi do phế cầu bằng vaccin thật sự là một kết quả mong đợi đối với nhiều người, nhất là phụ nữ chuẩn bị mang thai, người già, người mắc bệnh mạn tính và trẻ em. Ngoài việc phòng bệnh bằng vaccin, mọi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh như luôn mặc ấm, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất dinh dưỡng và hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh. (Trích từ khoemoingay.vn)
Tags:
0 người yêu thích. Bạn thích bài viết này?
Gởi cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn
Cùng người đăng
Ăn gì để phòng chống cảm cúm?
15/10/2011
607 lượt xem, 0 thảo luận
Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em mùa lạnh
15/10/2011
780 lượt xem, 0 thảo luận
Bệnh cúm qua các giai đoạn lịch sử
15/10/2011
667 lượt xem, 0 thảo luận
Bệnh cúm ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
15/10/2011
672 lượt xem, 0 thảo luận
Bệnh cúm
15/10/2011
1079 lượt xem, 0 thảo luận
Tiêu điểm trong tuần
Đại lý cung cấp xà gồ - Liên tục cập nhật về giá
16/08/2019
3181 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi tonthepsan...
Đại lý cung cấp xà gồ - Hệ thống 50 kho bãi
16/08/2019
1423 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi tonthepsan...
Cuộc thi : 99 Hoạt động mùa Vu Lan ( Năm thứ 2 )
02/08/2011
4876 lượt xem, 22 thảo luận
Viết bởi Thổ Địa
BÁN BAO TẢI đay DỨA mới CŨ, BAO TẢI TẬN DỤNG CÁC...
25/03/2012
1654 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi arabica
Chương trình khuyến mại Tháng 9 – NP300 Navara
09/09/2015
108 lượt xem, 0 thảo luận
Viết bởi minchil90
Ẩm thực | Giải trí | Mua sắm - Thời trang | Làm đẹp - Sức khỏe | Du lịch | Dịch vụ | Học tập | Trên trời - Dưới đất
Email cho bạn bè
X
Tên người gởi:  
Không phải là thổ địa abc@yahoo.com Email cách nhau dấu phẩy (,)
Lời nhắn