Chợ tình Sa Pa là một nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Mông, Dao ở vùng cao Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nước ta nói chung từ xa xưa. Đó là do các bản làng ở xa, chợ phiên thường họp mỗi tuần một buổi vào sáng chủ nhật. Đêm hôm trước (thường là ngày thứ 7 hằng tuần), nam thanh nữ tú ở các làng xã vùng xa đến trước buổi chợ để cùng qua đêm gặp gỡ, giao lưu tình cảm (thường là chơi trò kéo co, thổi khèn lá, hát giao duyên…) theo phong tục truyền thống của dân tộc mình. Sau đêm đi chơi chợ phiên, nhiều đôi trai gái đã trở nên thân thiết và hẹn gặp lại trong phiên chợ sau. Mùa xuân sau, trong số đó có không ít đôi đã trở thành bạn đời trăm năm. Có lẽ vì thế mà các nhà thơ ở Lào Cai gọi đó là những phiên chợ tình Sa Pa.
Kỷ niệm 105 năm du lịch Sa Pa và khai hội tuần văn hóa - du lịch Sa Pa hè 2008, Báo ảnh Đất Mũi giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh độc đáo về cảnh tái hiện của phiên chợ tình vùng cao Sa Pa, do các nghệ nhân trẻ dân tộc Dao và dân tộc Mông ở địa phương trình diễn đêm thứ 7 ngày 3-5-2008 trên đường phố cổ của thị trấn du lịch Sa Pa.
Trao duyên
Chợ tình về khuya
Múa khèn gọi bạn tình
Thanh niên dân tộc Mông - Dao đi chợ tình Sa Pa