Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Việt Nam | Hồ Chí Minh | Hà Nội
Phố Cổ Hội An
8210 lượt xem | 5 lời bình | 2 sưu tầm
Hội An - Quảng Nam
Điện thoại:
Fax:
Email:
Website:
Phân mục:  
Đăng ký làm chủ địa điểm?
 
33
12
q10
Gửi tin nhắn
16/08/2011
Gửi lời cảm ơn
     
Mảnh đất và con người nơi đây dường như ẩn chứa một sức hút kỳ lạ, nhẹ mà sâu, đằm mà ngấm, tôi bị mê hoặc rồi, mong sớm có dịp trở lại!!
1 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
Homesick Toi cũng thấy yêu mảnh đất và con người nơi đây, nhưng chưa có dịp quay lại.
16/08/2011  
52
107
q10
Gửi tin nhắn
10/05/2011
Gửi lời cảm ơn
     
Bước chân vào khu phố cổ, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng chẩy và sức phá huỷ của thời gian. Không có tiếng động cơ gầm rú cũng chẳng có những thương hiệu rực rỡ đèn mầu. Tất cả đã lùi xa sau lưng, cả không gian và thời gian đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa. Cầu chùa, dẫy nhà cổ hai tằng quay lưng phía bến sông Hoài, Hội quán Quảng Ðông, Phúc Kiến... đang lặng lẽ tồn tại để con người hoài niệm về một thời quá khứ. Ðặc biệt, khu phỗ cổ mạng một vẻ lãng mạng, sâu lắng và bình yên dưới ánh đèn lồng huyền ảo mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Xưa kia, nếu như người Việt quen dùng đĩa đèn dầu lạc, thì người Nhật Bản và Trung Hoa đã đưa tới Hội An thói quen sử dụng đèn lồng.
Sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện từ mùa thu năm1998 đã mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu tiên. Vào mỗi đêm 14 âm lịch, mọi sinh hoạt của thị xã bình yên này được quay trở về với tập quán của hơn 300 năm trước, và khu phố cổ nằm trong giới hạn của bốn con đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Lê Lợi, Bạch Ðằng đã hàng loạt tắt đèn và treo trước hiên nhà những ngọn đèn lồng huyền ảo.
Dù toả sáng nhờ ngọn điện thông thường, song ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảnh phất dấu ấn của thời gian xưa cũ. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo phong cách Trung Hoa treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào, đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản phất giấy trắng lơ lửng dọc theo hàng cột, đèn trụ vuông, đèn quả trám to nhỏ các cỡ... tất cả đã tạo lên một thế giới lung linh, huyền ảo.
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
51
64
Hồ Chí Minh
Gửi tin nhắn
28/04/2011
Gửi lời cảm ơn
     
Mình đi phố cổ Hội An cũng khá lâu rồi, nên chỉ có nhớ một vài kỉ niệm. Đi bộ quanh phố thấy như lạc vào một thế giới khác. Là những ngôi nhà cổ, kinh doanh đủ loại mặt hàng khác nhau. Nếu bạn ngại đi bộ, có thể thuê một chiếc xe đạp thể thao đi, cũng rất style.

Chùa Cầu, địa danh khá nổi tiếng, gắn liền với phố cổ Hội An. Một cây cầu có kiến trúc khá độc đáo dẫn bạn vào ngôi chùa nhỏ bé mang hơi thở của Nhật Bản. Bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn của nhiều vùng miền khác nhau như: chè, mì Quảng, bánh bao, bánh xèo...

Mỗi ngôi nhà trong phố chỉ chiếm một diện tích khá nhỏ, bày bán các mặt hàng khác nhau. Bạn phải chú ý nếu không dễ bị lạc vì cách xây dựng của ngôi nhà đó rất giống nhau. Đi có một ngày chưa thăm hết phố nhưng phải vội vàng ra về. Các bạn đi cùng tôi mua được rất nhiều đồ. Người nào cũng tay xách nách mang.
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
6
19
q10
Gửi tin nhắn
20/06/2009
Gửi lời cảm ơn
     
 mình bổ sung chút:

"Hội An có Hạ-uy-đi, chùa Cầu, Âm (Ông) Bổn, cao lầu Năm Cơ"
(Ca dao) 

 phải ăn Cao Lầu, cơm gà, rồi thì nhớ ghé ăn bánh đập - ai ăn cũng ghiền (mình không ăn mắm nên cũng giảm đi cái sự ghiền với món này), chè bắp. Còn bánh ít nữa chứ, mình không nhớ chính xác ngõ vào, lần nào cũng rảo qua rảo lại mấy bận mới tìm ra,  có lần lặn lội tìm đến nơi thì hết mẻ bánh rồi.

0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
282
275
Hồ Chí Minh
Gửi tin nhắn
11/11/2008
Gửi lời cảm ơn
     
Lời bình đầu tiên
Được hình thành từ thế kỷ XVI - XVII, trước đây là thương cảng của miền Trung, đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại - cùng cuộc sống thường ngày của cư dân với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì, nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước, đối với du khách là cái gì đó thật đáng quan tâm.

Du khách thích thú Hội An có lẽ vì cái cổ kính, khiêm nhượng yên lành, nổi bật lên cái tân phiếu, khoa trương, náo nhiệt dọc theo bờ Thái Bình Dương nổi sóng. Êm ả tinh thần biết bao khi từ giã đô thị với phương tiện tối ưu để được sống trong không gian lặng lẽ gần như đô thị cổ sơ mang nặng trong lòng lịch sử gần bốn thế kỷ này. Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê tại Hội An. Đó là những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở ... phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắt thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương Đông và Phương Tây. Liên tục trong nhiều thế kỷ, những giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân Hội An cùng với phong tục tập quán, các sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng như các món ăn xưa vẫn được giữ gìn, và phát huy tương đối tốt.

Với những giá trị nổi trội mạng tính toàn cầu, tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến ngày 4/12/1999 ở Marrakesh (Morocco), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận Đô thị cổ Hội An là Di sản văn hoá thế giới.

Một số địa điểm tham quan nổi tiếng tại Hội An:

- Chùa Cầu (Cầu Nhật Bản) Nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú.
- Nhà cổ Quân Thắng: (Số 77 đường Trần Phú).
- Nhà cổ Tấn Ký: (Số 101 đường Nguyễn Thái Học).
- Nhà cổ Phùng Hưng: (Số 04 đường Nguyễn Thị Minh Khai).
- Hội quán Triều Châu: (Số 157 đường Nguyễn Duy Hiệu).
- Hội quán Phúc Kiến: (Số 46 đường Trần Phú).
- Hội quán Quảng Đông: (Số 17 đường Trần Phú).
- Chùa Ông: (Số 24 đường Trần Phú).
- Bảo tàng Lịch sử-Văn hóa: (Số 07 đường Nguyễn Huệ).
- Bảo tàng gốm sứ mậu dịch: (Số 80 đường Trần Phú).
- Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh: (Số 149 đường Trần Phú).
- Nhà thờ tộc Trần: (Số 21 đường Lê Lợi).

Đến Hội An, nghe mấy chú đạp xích lô nới chuyện với Tây còn sõi hơn cả người học anh văn lâu năm. Dạo bộ quanh phố cổ cũng là một thứ thú vui riêng.
Sưu tập: Giai tri
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
Gợi ý lựa chọn
 1 lời bình
Phân loại: Vui chơi Giải trí
 1 lời bình
Phân loại: Vui chơi Giải trí
 0 lời bình
Phân loại: Vui chơi Giải trí
 0 lời bình
Phân loại: Vui chơi Giải trí
 0 lời bình
Phân loại: Vui chơi Giải trí
Sưu tập mới
Phú Long Sport 1 địa điểm
Công ty thiết bị thể thao ngoài trời...
anhlucky2 1 địa điểm
anhlucky2
Mới sưu tập Bột chiên Bình Thạnh
thiết bị mầm non 2 địa điểm
thiết bị mầm non
Mới sưu tập Đồ Chơi Phú Long
Nước Tinh Khiết H2O 3 địa điểm
Từ Thiên Nhiên Đến Cuộc Sống” - Sau hơn...
Công ty 1 địa điểm
Thông tin từ vấn đặt hàng liên hệ: NHÀ...
Đóng

Thông báo
X
Hệ thống sẽ cập nhật lại thông tin này ở tất cả các thông tin Ưu Đãi & Khuyến mãi đã đăng và thông tin địa điểm. Bạn có muốn cập nhật lại không?