15/05/2011
1013 lượt xem
Bệnh trĩ và cách điều trị
Nguyên nhân
Căn nguyên của bệnh trĩ vẫn còn nhiều bàn cãi. Bệnh trĩ là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức tì sinh ra trĩ.
Một số người bị viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, lao động nặng, ngồi, đứng lâu, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng... có thể thấy bệnh trĩ kèm theo.
Bệnh trĩ được phân ra thành trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trị nội được chia làm 4 độ:
Độ I: búi trĩ còn nằm trong ống hậu môn.
Độ II: mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và sau đó tự tụt lên được vào ống hậu môn.
Độ III: khi búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên mới tụt vào trong ống hậu môn.
Độ IV: búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn.
Búi trĩ ở độ III, IV thường phải phẫu thuật.
- Trĩ ngoại: búi trĩ nằm ở ngoài ống hậu môn và được da che phủ.
Một bệnh nhân có thể cùng một lúc bị trị và trị ngoại
Phương pháp điều trị
Hiện nay nhiều nước vẫn còn chữa trị bằng những bài thuốc y học dân gian hoặc các loại thuốc tân dược, các thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những kiến thức y học được nghiên cứu.
Tuy vậy chỉ có 10% - 15% số người có bệnh trĩ cần được điều trị và trong số bệnh nhân này chỉ có 5% - 10%là phải phẫu thuật.
Thông thường, người bệnh thấy chảy máu khi đại tiện, búi trĩ ló ra ngoài hoặc đau rát, sưng ở vùng hậu môn. Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa để khám bệnh và nếu cần thiếu thì nội soi hậu môn, trực tràng, đại tràng để tìm ra bệnh cho chính xác vì có thể có một số bệnh khác phối hợp như hậu môn như rò, nứt kẽ hậu môn, polype, viêm loét đại trực tràng, ung thư trực tràng hậu môn gây chảy máu.
Nếu bệnh trĩ không gây ra các biến chứng như chảy máu, tác mạch tạo cục máu đông, trĩ sa và làm nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng lở loét... thì không cần điều trị. Cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như tránh làm việc nặng, ngồi nhiều, tránh táo bón, cữ các chất kích thích như rượu, gia vị... để phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ.
Cách điều trị cũng tùy thuộc vào loại bệnh trĩ nội hay ngoại và dựa vào mức độ của bệnh. Sau khi khám mới có hướng điều trị cụ thể, rõ ràng như dùng thuốc (thuốc uống, đặt tại chỗ...) hao85c bằng dụng cụ (như tiêm chất xơ, đốt lạnh, thắt túi tĩnh mạch bằng vòng bao su...) hay bằng phẫu thuật để cắt các búi trĩ (dao điện, laser...).
Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột... hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi... như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ... Tóm lại, trĩ hay trĩ ngoại đều có chỉ định điều trị khác nhau.
Sau cùng, lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông y hay Tây y tùy thuộc quyết định của người bệnh. Tuy vậy chúng tôi vẫn có lời khuyên: bệnh trĩ cần phải được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị hầu tránh những trường hợp có bệnh khác kèm theo như chảy máu u bướu ở vùng hậu môn trực tràng... và khi điều trị cần đến những cơ sở y tế có uy tín, kinh nghiệm và chuyên môn cao để tránh những biến chứng, di chứng đáng tiếc có thể xảy ra về sau như đau, bí tiểu, chảy máu, đại tiện mất tự chủ, gây biến dạng, hẹp hậu môn...
Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể có nhiều biến chứng và hậu quả là không ít người bệnh tiền mất tật mang, gây tổn hại đến sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc trong gia đình
Bênh trĩ có ba dấu hiệu chính: Chảy máy, trĩ xa, đau. Một số dấu hiệu cụ thể như: dính máu theo gíây lau, dính theo phân, nhỏ giọt, thành tia.. rát, đau tức, buốt,...xảy ra khi đang đại tiện, hoặc đại tiện thấy không thoải mái như trước và còn rất nhiều triệu chứng khác nữa.
Phòng khám đa khoa Maria chuyên điều trị bệnh trĩ.
Với phương pháp điều trj bệnh bằng công nghệ HCPT chuyên dụng - công
nghệ cao vì vậy thời gian bình phục chỉ khoảng 20 ngày.
Phòng khám đa khoa Maria chuyên điều trị bệnh trĩ. Liệu trình chữa trị nhanh, gọn.
Chất lượng phục vụ tốt và giá cả hợp lý
Môi trường khám và chữa bệnh thoải mái dễ chịu
Phòng khám đa khoa Maria toàn tâm toàn ý chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Phòng khám đa khoa Maria: Điện thoại tư vấn: 043.971.55.55. Địa chỉ: số 65-67 đường Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.
|
07/05/2011
900 lượt xem
Và hầu hết họ đều ghi tên mình vào sách kỷ lục Guinness với bộ phận cơ thể cực "khủng" của mình...
1. Lưỡi dài nhất
Ông Stephen Taylor, người Anh, sở hữu chiếc lưỡi dài tới 9,8cm. Vào tháng 2/2009, Stephen Taylor đã được sách kỷ lục Guinness công nhận là người có lưỡi dài nhất thế giới.
Taylor bên vợ của mình.
2. Miệng rộng nhất
Người sở hữu chiếc miệng rộng nhất là anh Francisco Domingo Joaquim, miệng anh rộng tới 6,69 inch tương đương với gần 17cm. Trong 1 chương trình truyền hình của Italia, anh đã đút 1 lon Coca Cola vào miệng rồi bỏ ra bỏ vào 14 lần trong vòng chỉ 1 phút. Cần chú ý rằng anh có thể đút vừa lon nước ngọt 330 ml vào miệng theo... chiều ngang đấy.
Anh có thể đút hết 1 lon Coca Cola vào miệng theo chiều ngang.
3. Mũi to nhất
Ông Mehmet Ozyurek, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã được xác định là người có chiếc mũi dài nhất thế giới. Chiếc mũi của ông được đo vào ngày 6/7/2007 có độ dài là 8,8cm. Hiện người đàn ông này đang sinh sống tại Artvin, Thổ Nhĩ Kỳ.
4. Mắt to nhất
Cô Kim Goodman đến từ Mỹ có thể làm hai con ngươi lồi ngoài hốc mắt khoảng 12mm. Đôi mắt của cô đã được đo ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào 2/11/2007.
5. Lông mày dài nhất
Đó là ông Leonard Traenkenschuh, ông đã được công nhận là người có lông mày dài nhất. Trước đó, kỷ lục thế giới ghi nhận sợi lông mày dài nhất có độ dài 7,35 cm. Nhưng ông Leonard, 56 tuổi lại có tới 2 sợi mày vượt qua độ dài này.
6. Ria mép dài nhất
Ông Badamsinh Juwansinh Gurjar đã nuôi ria mép và râu suốt 22 năm, bộ râu và ria dài 3,8m đã mang về cho ông Badamsinh Juwansinh Gurjar, 60 tuổi ở tỉnh Ahmedabad, Ấn Độ một kỷ lục Guiness thế giới.
7. Lông tai dài nhất
Đó là ông Anthony Victor người Ấn Độ. Ở chính giữa tai ông mọc ra 1 đám lông và chúng dài tới 18,1cm. Với điểm đặc biệt này, ông đã được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là người có lông tai dài nhất thế giới vào tháng 8/2007.
Lông mọc ở tai thế này thật đặc biệt phải không?
|
|
07/05/2011
1721 lượt xem
Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ
Các bệnh phụ khoa thông thường là các loại viêm nhiễm thường gặp ở đường sinh dục dưới, dễ chẩn đoán, xử trí, không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng để lại nhiều hậu quả
Viêm âm hộ:
Nguyên nhân: Do thiêu vệ sinh phụ nữ trong sinh hoạt hàng ngày hay trong hoạt động tình dục.
Biểu hiện: Có hai hình thái:
Cấp tính: thường gặp ở những người trẻ mới lấy chồng. Quanh lỗ niệu đạo và màng trinh tấy đỏ, chạm vào đau. Có khí hư ở các môi lớn, môi nhỏ, tuyến Bertholin có thể bị viêm làm cho các môi lớn sưng đau, nắn có mủ chảy ra ở lỗ tiết của tuyến. Thường do tụ cầu, lậu cầu và trực khuẩn coli.
Mãn tính: ít gặp hơn, thường gặp ở những người đã mãn kinh hoặc những người bị cấp tính nhưng không điều trị đúng và đủ. Biểu hiện ngứa dẫn đến gãi gây nên nhiều vết xước trên mặt vùng âm hộ. Âm hộ đỏ, có các mụn nhỏ, có mủ ở các lỗ chân lông vùng âm hộ.
Xử trí: Rửa sạch vùng âm hộ bằng dung dịch thuốc tím 1/5000-1/6000 hay bằng dung dịch mercry lauryle. Trường hợp viêm thường điều trị bằng kháng sinh toàn thân và kết hợp với thuốc diệt khuẩn.
Viêm âm đạo:
Nguyên nhân: Do yếu tố kháng khuẩn tự nhiên của âm đạo bị giảm ở tuổi già tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong giao hợp kém dẫn đến nhiễm kí sinh trùng, trùng roi, nấm…
Viêm âm đạo do tạp khuẩn:
Biểu hiện: Có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ.
Điều trị: Rửa âm hộ bằng nước diệt khuẩn như dung dịch mercryl laucryle. Dùng kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước khi đi ngủ.
Viêm âm đạo do kí sinh trùng:
Biểu hiện: Ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ.
Phòng và Điều trị: Cần điều trị cả hai vợ chồng. Thường dùng kháng sinh uống hoặc đặt âm đạo như Metronidazol, Flaygyl. Trong khi điều trị khoảng 7 ngày cần kiêng giao hợp. Không tắm nước ao hồ, khi vệ sinh phụ nữ dùng chậu riêng.
Viêm âm đạo do nấm:
Biểu hiện: Ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khi hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím.
Điều trị: Thường đặt thuốc âm đạo như Nystatin 0.07g hoặc Bicarbonat 1%. Tuy nhiên việc điều trị cần được tiến hành tại cơ sở chuyên khoa và tuân thủ đúng quá trình điều trị phù hợp với từng người
Viêm lộ tuyến tử cung:
Nguyên nhân: Do viêm hay sang chấn: rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại lớp biểu mô lát kép quanh cổ tử cung và biểu mô trụ từ trong cổ tử cung lan ra thay thế nên gây nên lộ tuyến, biểu mô trụ này sẽ gặp phải môi trường axit của âm đạo nên dễ bị viêm.
Biểu hiện: Xuất hiện khí hư, khi khám sẽ thấy cổ tử cung không nhẵn bóng và màu hồng mà có màu đỏ thẫm, khí hư nhầy bao phủ.
Điều trị: Đặt kháng sinh chống viêm âm đạo và cổ tử cung như sunfamit,penixilin đặt trong 10-15 ngày. Nếu tổn thương rộng cần điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt hoặc đốt điện.
Viêm tuyến Bertholin:
Nguyên nhân: Thường do nhiễm khuẩn do vệ sinh không tốt.
Biểu hiện: Bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại. Nắn môi nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái sẽ thấy một khối to căng, rắn, tròn đều. Nắn thấy đau và có mủ chảy ra ở cửa tuyến ở mặt trong môi nhỏ và màng trinh.
Điều trị:
Cấp tính: Dùng kháng sinh toàn thân đến khi hết viêm tấy thì sẽ tiến hành chích mủ dẫn lưu. Sau đó 3-6 tháng mổ bóc tách túi tuyến.
Mạn tính: Mổ bóc tách cả khối tuyến Bertholin.
Viêm tử cung:
Nguyên nhân: Sau sảy thai, sau đẻ, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Do sót rau, do dụng cụ đỡ đẻ, do không vô khuẩn tốt khi bóc rau. Do thao tác nạo hút thai, lấy vòng không vô khuẩn. Do bế sản dịch sau đẻ.
Biểu hiện: Xuất hiện 3-4 ngày sau đẻ hoặc sau sảy thai: người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt trong người, mạch nhanh. Sau 1-2 ngày sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều, lẫn mủ, có mùi hôi. Tử cung to, mềm, đau. Nếu tiến triển mạn tính thì khí hư nhiều có khi có lẫn máu, sau đó viêm có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng.
Điều trị: Dùng kháng sinh toàn thân liều cao theo chỉ định của bác sĩ. Nâng cao thể trạng và điều trị tích cực và đúng cách.
Viêm phần phụ: (ống dẫn trứng, buồng trứng).
Cấp tính: Thường do lậu cầu hay gặp sau khi giao hợp với người có bệnh. Biểu hiện: đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu, sốt cao hay thấp, từng cơn hay liên tục. Khí hư nhiều, mùi hôi lẫn mủ.
Mạn tính: Người bệnh đau ở hai hố chậu, âm ỉ và tăng nhiều khi đi lại. Khí hư nhiều và có mùi hôi, có khi làm mủ kèm theo rong huyết. Nắn thấy tử cung ít di động, có thể thấy bên cạnh tử cung khối viêm gồm cả ống dẫn trứng và buồng trứng dính vào nhau và rất đau.
Điều trị: Điều trị bằng kháng sinh liều cao theo chỉ định của bác sĩ. Nghỉ ngơi, chườm đá vùng viêm. Điều trị bằng liệu pháp sóng ngắn.
|
07/05/2011
975 lượt xem
Thực phẩm cho nam giới không có tinh trùng
Nhục thung dung.
Theo y học hiện đại, nam giới sau 3 lần làm tinh dịch đồ mà không thấy có tinh trùng thì được khẳng định là không có tinh trùng. Nguyên nhân có thể do tắc nghẽn hoặc không do tắc nghẽn. Bệnh nhân không có tinh trùng có thể được điều trị bằng cách thu tinh trùng từ ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, mô tinh hoàn. Theo y học cổ truyền, chứng này do bị hư, hoặc bẩm sinh đã thiếu, yếu nhược, thận tinh bị tổn thất, mệnh môn hỏa suy... Việc điều trị không có tinh trùng kết hợp cả khoa học kỹ thuật và y học cổ truyền mà cụ thể là các món ăn sẽ đem lại hiệu quả cao.
Ngẩu pín bò, dê hầm: ngẩu pín bò, dê, tủy sống lợn mỗi thứ 100g, nước, gia vị đủ dùng. Rửa sạch ngẩu pín, tủy lợn, chặt miếng. Cho chảo nóng lên bếp, đổ dầu vào chảo, cho các thứ trên vào đảo qua, nêm gia vị, đổ nước xâm xấp, hầm nhừ, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có vị mặn tính ôn, có chứa nhiều protid, lipid, có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa cơ thể, sản sinh tinh trùng và thúc đẩy cho tinh trùng hoạt động. Những người không có tinh trùng dùng món ăn này rất thích hợp
Cháo thịt dê, nhục thung dung: thịt dê 100g, gạo tẻ 150g, nhục thung dung 15g. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, nhục thung dung ninh nhừ bỏ bã, cho gạo và thịt dê vào ninh nhừ, cho hành, gia vị vừa đủ, ăn nóng cách ngày, ăn trong một tháng. Theo Đông y: nhục thung dung vị ngọt, mặn, tính ôn, bổ thận dương, ích tinh huyết. Thịt dê có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn bổ tỳ thận, thông kinh tán hàn. Lượng protid cao làm kích thích hormon sinh dục. Cháo này chữa cho người bị liệt dương, xuất tinh sớm, ít tinh trùng, chân tay lạnh, lưng, gối mỏi, đau lưng, sức khỏe yếu, lưỡi nhạt, thở yếu, nói nhỏ. Kết hợp tập dưỡng sinh, kiêng ăn cay, nóng.
Phòng khám đa khoa Maria: Điện thoại tư vấn: 043.971.55.55. Địa chỉ: số 65-67 đường Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.
|
07/05/2011
894 lượt xem
Viêm âm hộ - âm đạo và cách phòng tránhBộ phận sinh dục phụ nữ có chức năng sinh lý đặc biệt để đảm nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ. Bộ phận này có cấu tạo giống một ống đèn xếp mở ra ngoài cơ thể, lại có vị trí gần nơi bài tiết phân, nước tiểu hàng ngày khiến cho âm hộ luôn ẩm ướt. Nếu không vệ sinh tốt sẽ sinh mùi hôi khó chịu làm giảm sự hấp dẫn, giảm khoái cảm, giảm ham muốn của phụ nữ. Đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoạt động gây ra viêm nhiễm, nấm ngứa tại chỗ hoặc có thể vào sâu, lan rộng đến âm đạo, tử cung, buồng trứng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sinh khoẻ sinh sản của phụ nữ.
Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm hộ - âm đạo
Bình thường, ở môi trường âm đạo luôn tồn tại hệ vi khuẩn sống hoại sinh, trong đó phải kể đến 7 loại vi khuẩn lactobacilli giúp cân bằng sinh lý âm đạo. Sự tồn tại của các vi khuẩn có lợi đã ức chế vi khuẩn có hại gây bệnh. Bất cứ tác động nào gây mất cân bằng hệ vi khuẩn này đều tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây viêm nhiễm. Do vậy mà bệnh lý thường gặp ở phụ nữ là viêm âm hộ - âm đạo. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng gây xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân, đời sống tình dục... Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ để lại di chứng như: teo hẹp vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung... Với người đang mang thai có thể dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm âm hộ - âm đạo, song chủ yếu là do thiếu hiểu biết về vệ sinh sinh dục và vệ sinh tình dục cũng như môi trường nóng, ẩm, dễ ô nhiễm. Mùa nắng nóng mặc quần lót, quần dài quá chật cũng có thể tạo ra một môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. Ngoài ra việc sử dụng bừa bãi các thuốc kháng sinh, Corticoid, làm thay đổi môi trường acid của âm đạo cũng góp phần làm gia tăng sự viêm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh có điều kiện phát triển vượt qua cả sức tự bảo vệ của cơ thể.
Cách phòng tránh viêm nhiễm âm hộ - âm đạo
- Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần áo chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu, thay quần lót thường xuyên.
- Không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc, vì việc thụt rửa dễ ảnh hưởng tới độ pH, cân bằng sinh lý âm đạo.
- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cần chọn lựa sản phẩm phù hợp, không nên sử dụng thường xuyên những dung dịch sát khuẩn mạnh, tránh làm xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo.
- Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.
- Nên đi khám phụ khoa định kỳ hàng năm. Khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Bác sĩ Lý ( phòng khám Đa Khoa MARIa 65 Thái thịnh - Đống Đa - HN #### ĐR\T 0439715555
|
07/05/2011
586 lượt xem
Đi khám phụ khoa, cô mới biết mình bị viêm lộ tuyến tử cung. Thảo rất ngạc nhiên vì cô không bị đau hay ngứa ở vùng kín, chỉ gần đây ra khí hư nhiều hơn bình thường và cô đã khắc phục bằng cách dùng băng vệ sinh hằng ngày.
Lấy chồng được hơn một năm, dù nhà chồng luôn giục giã chuyện sinh con và cả hai vợ chồng cũng đều cố gắng nhưng Thảo (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) vẫn không có thai.
Đi khám phụ khoa, cô mới biết mình bị viêm lộ tuyến tử cung. Thảo rất ngạc nhiên vì cô không bị đau hay ngứa ở vùng kín, chỉ gần đây ra khí hư nhiều hơn bình thường và cô đã khắc phục bằng cách dùng băng vệ sinh hằng ngày.
Bác sĩ cho biết tình trạng viêm lộ tuyến của Thảo còn ở dạng nhẹ, mới chớm. Và điều khiến Thảo ngạc nhiên nhất là: chồng cô chính là thủ phạm gây bệnh. Trong quá trình sinh hoạt tình dục, anh thường “hoạt động” mạnh khiến niêm mạc âm đạo và cổ tử cung bị tổn thương, lâu dần gây viêm và lan rộng ra, dẫn đến viêm lộ tuyến tại cổ tử cung.
Theo bác sĩ Lê Thuý Mùi, nguyên Trưởng khoa Sản Bệnh viện 354, đây là một dạng viêm nhiễm rất phổ biến ở những phụ nữ đã có sinh hoạt tình dục. Tỷ lệ mắc bệnh càng cao ở những phụ nữ đã qua sinh đẻ, có tiền sử viêm nhiễm bộ phận sinh dục nhiều lần, kéo dài, điều trị không dứt điểm.
Có thể hình dung tình trạng viêm lộ tuyến với vùng cổ tử cung có bề mặt đỏ, sần sùi. Khi soi qua máy, bác sĩ sẽ thấy lớp tế bào bề mặt cổ tử cung đã bị tổn thương, viêm loét làm lộ ra các tuyến, là một lớp đệm có nhiều mạch máu. Bình thường lớp đệm này nằm ẩn phía dưới và được các lớp tế bào niêm mạc bề mặt cổ tử cung bảo vệ. Khi các lớp tế bào niêm mạc bong đi, nó sẽ lộ ra và là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh như: thay đổi đột ngột môi trường bên trong âm đạo (do xịt rửa sâu, dị ứng các loại nước rửa vệ sinh), nạo hút thai làm tổn thương niêm mạc tử cung, hoạt động tình dục quá thô bạo, sinh đẻ nhiều, viêm nhiễm cơ quan sinh dục kéo dài...
Như trường hợp của Thảo, theo bác sĩ Thuý Mùi, do không được chữa trị kịp thời những tổn thương ở niêm mạc vùng kín do "hoạt động" mạnh mẽ của chồng, vi khuẩn xâm nhập làm vùng tổn thương lan rộng, gây lộ tuyến ở dạng nhẹ. Vùng lộ tuyến này sẽ kích thích tiết ra nhiều khí hư (còn gọi là huyết trắng) hơn bình thường. Ngoài ra chưa có biểu hiện nào khác nên người bệnh khó nhận biết được.
Gây khó khăn cho quá trình thụ thai
Mức độ viêm lộ tuyến nặng hay nhẹ được đánh giá thông qua sự tổn thương của tế bào ở mức độ nông hay sâu. Lộ tuyến nông là vùng tổn thương có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng lớp tế bào liên kết ở bề mặt chưa hết hẳn. Còn lộ tuyến sâu là khi các lớp tế bào đã mất hết, lớp đệm phía dưới lộ hẳn lên bề mặt. Để đánh giá thật chính xác mức độ tổn thương, bác sĩ chuyên khoa phải soi cổ tử cung và làm xét nghiệm tế bào. Từ kết quả thu được, bác sĩ mới đưa ra hướng điều trị, can thiệp phù hợp đối với từng bệnh nhân.
Nếu bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, mới chớm, bệnh nhân có thể được chỉ định đặt thuốc theo đơn. Điều quan trọng là phải tái khám sau khi kết thúc đợt điều trị để xem bệnh đã khỏi hoàn toàn hay chưa, nếu cần thiết thì phải đặt một liều thuốc bổ sung. Phải tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục khi đang điều trị.
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định diệt tuyến bằng tia laze, đốt nhiệt hoặc phải tiến hành thủ thuật khoét chóp cổ tử cung.
Hiện phương pháp được nhiều người lựa chọn và cho hiệu quả tốt nhất là chiếu tia hồng ngoại, với ưu điểm liền sẹo nhanh, không tác động quá sâu xuống các lớp niêm mạc nhạy cảm bên dưới, ít gây biến chứng như xơ hóa, dính tử cung và các tổn thương sâu.
Sau khi điều thành công, bệnh nhân vẫn có thể thụ thai bình thường. Viêm lộ tuyến tử cung tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai nhưng lại là một trong những yếu tố gián tiếp làm cho quá trình này gặp khó khăn. Tình trạng viêm nhiễm này kéo dài có thể gây tắc vòi trứng, dính tử cung… Việc ra nhiều khí hư, vùng kín luôn ẩm ướt sẽ gây nhiễm vi khuẩn, nấm ngứa..., cản trở tinh trùng vào gặp trứng.
PK Đa Khoa Maria 65 -67 Thái THịnh - Đống Đa - Hà nội
ĐT: 043 971 5555
|
07/05/2011
412 lượt xem
1.Bệnh trĩ, một trong những bệnh khiến nhiều người phải mất ăn, mất ngủ.
Nguyên nhân của bệnh này là do từ rất nhiều yếu tố: rối loạn tiêu hóa, ăn quá nhiều tiêu ớt, chua cay, rượu bia làm dãn mạch máu, hay ngồi xổm quá lâu…
2. Biểu hiện: Bênh trĩ có ba dấu hiệu chính: Chảy máy, trĩ xa, đau. Một số dấu hiệu cụ thể như: dính máu theo gíây lau, dính theo phân, nhỏ giọt, thành tia.. rát, đau tức, buốt,...xảy ra khi đang đại tiện, hoặc đại tiện thấy không thoải mái như trước và còn rất nhiều triệu chứng khác nữa.
Phòng khám đa khoa Maria chuyên điều trị bệnh trĩ. Với phương pháp điều trj bệnh bằng công nghệ HCPT chuyên dụng - công nghệ cao vì vậy thời gian bình phục chỉ khoảng 20 ngày.
Thời gian trước tôi đã rất khó khăn với bệnh trĩ, nhất là sau mỗi lần điều trị, đi lại thì khó khăn, thấy rất đau và không mấy hiệu quả
Nhưng với phương pháp điều trị của phòng khám đa khoa Maria, mỗi lần điều trị chỉ mất 10 đến 20 phút, sau mỗi lần điều trị, người bệnh có thể đi lại một cách bình thường.
Phòng khám đa khoa Maria chuyên điều trị bệnh trĩ. Liệu trình chữa trị nhanh, gọn.
Chất lượng phục vụ tốt và giá cả hợp lý
Môi trường khám và chữa bệnh thoải mái dễ chịu
Phòng khám đa khoa Maria toàn tâm toàn ý chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
.
|