Nếu có dịp đi ra Nha Trang Đà Lạt Phan Rang hay Phan Thiết, các bạn lại thấy người ta bán bánh … khọt đầy đường. Nhưng các bạn ơi, cái đó là bánh căn, có khuôn đúc bánh tượng tự như bánh khọt, nhưng cách thức ăn vừa dân dã, nhưng lại cầu kì hơn bánh khọt.
Lần tiên mình được thưởng thức là tại Phan Rang nên có vẻ như mình thích cái phát tích của bánh căn ở Phan Rang hơn. Bánh căn khi ra khuôn thì có màu trắng đục, đít bánh bị “xê” vàng rộm, mặt bánh thì lỗ chỗ như bị rễ tre, có tác dụng rất lơn là … thấm nước cá chấm tình hình là tả tới đây tự mình chảy nước miếng them, chắc lát đi ăn, ai lỡ đọc bài này sớm thì ra đó kiếm tui.
Nói tới nước chấm thì càng đặc biệt, không phải là nước mắm pha chua ngọt như bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu mà là nước cá kho. Vùng này cũng dồi dào hải sản nên người ta có thể đem nhiều loại cá để kho, nhưng thằng bạn quả quyết là nước cá cơm và cá thu là nhất. vừa đậm vị để lỡ ăn nhiều quá cũng không bị khát nước. Chưa hết, bạn còn có mắm nêm, mắm đậu phộng, nước cà nấu, xoài sống, có chổ còn có mỡ hành, tóp mỡ tùy thích mà pha chế. Thế nên mới nói là vừa cầu kì ở chỗ phải nấu cá kho vừa miện, nhưng lại dân dã phóng khoáng ở chỗ bạn có thể tùy thích pha chế nước chấm của riêng mình. Mình thì lại tham lam, trộn hết các loại vào. Cái vị béo béo của mắm, ngọt của cà, bùi bùi của đậu phộng, chua chua của xoài sống, thơm nồng mùi cá, cay sè của ớt miền Trung quyện lại làm cái bánh dân dã khó làm kia tăng thêm giá trị tui thề là tui lại tiếp tục nuốt nước miếng thêm lần nữa.
À, nói cái bánh dễ ợt kia khó làm thì chắc các bạn ngạc nhiên lắm nhỉ. Nhưng thật sự thì phải có tay làm bánh mới làm được. Khuôn thì được khuyến khích đặt tại làng gốm chăm Bàu Trúc thì mới mỏng, nhẹ, lại bền, bánh ra cũng ngon hơn. Bột thì cũng được làm công phu từ gạo cũ ngâm qua đêm, trộn với cơm nguội đã rửa nước cho bớt nhớt để bánh được dòn rồi xây chung. Lúc pha nước cũng là bí quyết, phải lỏng thì bánh mới lì mặt, đều tổ ong, chứ đặc là bánh sượng liền.
Tùy theo ý thích mà các bạn chọn thêm nhân hoặc không. Thông thường thì các chỗ bán lề đường chỉ có bánh không hoặc có trứng, nếu vào hàng quán đàng hoàng thì có thêm các loại nhân như thịt bằm, mực, tôm …. Theo kinh nghiệm cá nhân thì mình chọn trứng, vì lần đầu tiên cũng là ăn bánh căn trứng nên ấn tượng đậm đà khó quên, với lại nếu có nhân thì cái cảm giác mềm mịn khi ăn bị chặn lại vì bởi cái dai dai của mực, sực sực của tôm, cộm cộm của thịt.
Người tráng bánh cũng phải lẹ tay, 1 khuôn lớn chừng 20 lỗ hõm, nhưng chỉ chừng 10 cái nắp đậy vì vừa tráng bột vào lỗ này thì đã nhấc nắp của lỗ kia đậy sang rùi rắc hành lên cái bánh vừa chín tới của lỗ kia, dung cây “vớt” xoay nhẹ một lượt rồi ụp lên 1 cái khác cũng vừa chín tới thành một cặp chìa “mông” vàng rộm ra ngoài. 1 dĩa thường là 4 hay 5 cặp như thế.
Cách ăn cũng tùy vào người ăn đấy nhé. Nếu bạn là người cầu kì, thì này là rau sống các loại như tía tô, diếp cá, quế, bạc hà.. đặt lên hết trên lá xà lách to vừa, hay lá cải đắng ngắt bỏ phần cuống cứng rồi gắp 1 miếng bánh căn để lên, cuộn lại, rồi chấm vào chén nước chấm mà thưởng thức. bánh ấm giòn, rau mát lạnh, ngái ngái của tiá tô, chua chau của diếp cá, tươi ngọt xà lách, nhẫn đáng của cải, thêm vị béo béo thơm bùi của nước chấm, làm bạn cứ thấy sướng. Hay như bạn là người đơn giản, xuề xòa, gắp bánh bỏ ngay vào chén nước chấm khuyến khích làm theo cách này ấn ngập nước để mấy cái tổ ong ngấm vào, rồi gắp lên kèm theo mấy cọng xoài bào sợi bỏ vào nước chấm lúc nãy, há miệng to ra, đưa bánh vào mồm, nếu nhỏ quá thì bánh lại rơi vãi, chưa kể hương mắm nêm không được thơm tho cho lắm vây ra ngoài. Lúc này có thể đưa tay hái vài lá rau nhai cho tăng thêm vị.
Mà dù cho bạn ăn kiểu nào thì bánh căn nóng giòn luôn tạo cảm giác ấm áp, đặt biệt là trong mùa mưa, khí trời se lạnh, hay như trên Đà Lạt. Cứ nghĩ trời lạnh căm căm mà được ăn bánh căn thì sướng lắm nhỉ? Lúc nãy vừa bơi ra, gặp trời mưa, nhớ tới bánh căn, thế là xẹt ngay wa là