Object reference not set to an instance of an object. : Thodia - Trang y kien
 
Chọn kiểu gõ: Tự động TELEX VNI Tắt
 
Label
Giới thiệu cho bạn bè
Gửi lời cảm ơn

Gia nhập:

Tổng Lượt Xem: 

 điểm
Lời cảm ơn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đánh giá
Tỉ lệ điểm đánh giá
5 sao -
 4
4 sao -
 14
3 sao -
 7
2 sao -
 0
1 sao -
 0
Danh mục địa điểm đánh giá

Địa phương: Phân loại:   
     
Phố Ăn Chợ Lớn 02/01/2009
Giữa Đường Trần Hưng Đạo
Hồ Chí Minh
 
Khi nghe đến tên Chợ Lớn mọi người sẽ nghĩ tới hình ảnh của các xưởng sản xuất thủ công nghiệp nhộn nhịp, tới nơi san sát các hàng quán, tiệm ăn mang phong vị Trung Hoa... Đây là nơi tập trung nhiều người Hoa nhất, họ sinh sống chủ yếu ở quận 5 - nơi còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước. Những mái nhà lợp ngói ống ở dãy phố Hoa kiều cùng với kiến trúc đặc trưng nổi bật lên một nét đẹp rất cổ điển. Khách viếng thăm cảm giác như đang hiện diện trong khu phố cổ nào đó của người Hoa vào những thế kỷ trước.

Ban ngày Chợ Lớn ồn ào náo nhiệt người mua kẻ bán tấp nập. Chợ Lớn độc đáo ở chỗ ngoài việc tham quan, mua sắm, khách du lịch còn được tận mắt chứng kiến một cuộc sống sôi động của những người Hoa di cư đến từ hàng thập kỷ nay, và cả những người được sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất này.

Mỗi khi nói đi đến Chợ Lớn không có nghĩa là du khách đi chợ mà có thể là vào bất cứ một tiệm ăn nào. Các tiệm ăn có bảng hiệu ghi hai thứ tiếng và đặc biệt là chủ nhà vừa có thể đối đáp với thực khách bằng tiếng Việt, vừa tíu tít gọi người nhà bằng tiếng Hoa. Ở đây du khách còn bắt gặp khuôn mẫu của những ông chủ quán ăn Tàu - đó là một người đàn ông bụng to, khuôn mặt hớn hở với chiếc khăn mặt vắt vai.

Từ những năm xa xưa người dân miền Nam đã có câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây" hoặc dân Sài Gòn thường kháo nhau: "Ăn quận 5, nằm quận 3"... Đặc trưng của các món ăn do người Hoa nấu là nhiều chất bổ dưỡng béo ngậy. Thức ăn trong các nhà hàng đa dạng và tên gọi cầu kỳ.
 
2 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Công Viên Nước Đại Thế Giới 02/01/2009
600 Bến Hàm Tử, Phường 6, Quận 5
Hồ Chí Minh
 
Công viên nước Sài Gòn (Saigon Water Park) mở cửa ngày 13-12-97 là khu giải trí cung cấp các trò chơi gồm những cầu trượt nước và hồ bơi mới lạ lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. Công viên nằm trên khu đất rộng 5 ha bên bờ sông Sài Gòn thuộc quận Thủ Ðức, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh khoảng 10km. Với những trò chơi mới lạ, một số có tốc độ cao gây hồi hộp, tạo cảm giác mạnh, Saigon Water Park xem sự an toàn của khách là mục tiêu quan trong hàng đầu. Trong tổng số gần 300 nhân viên có 70 người thuộc đội cứu hộ thường trực tại các địa điểm trò chơi để hướng dẫn và bảo vệ khách. Những nhân viên cứu hộ của Saigon Water Park đều có giấy chứng nhận cứu hộ của Việt Nam, được đào tạo đúng yêu cầu của Hiệp hội các Công viên Nước Thế giới và đạt tiêu chuẩn quốc tế về cấp cứu.

Tại cổng còn có trạm y tế với nhân viên chuyên nghiệp túc trực suốt thời gian mở cửa. Ngoài ra, vì sự an toàn tuyệt đối trong công viên, khách chỉ được hút thuốc nơi quy định. Khách tham dự các trò chơi không cần biết bơi và được yêu cầu mặc đồ bơi.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Chợ Bến Thành 02/01/2009
Phạm Hồng Thái, Phường Bến Nghé, Quận 1
Hồ Chí Minh
 
Trước khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn năm 1859, có một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn. Từ xuất xứ ấy mà chợ đã mang tên ghép là Bến Thành. Chợ được xây bằng gạch, khung gỗ, lợp tranh. Năm 1870, chợ bị cháy một phần. Năm 1911, chợ cũ bị phá đi, chợ mới được xây khang trang rộng rãi hơn và hoàn thành vào tháng 3/1914.

Sau năm 1975, chợ Bến Thành lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước. Năm 1985, chợ Bến Thành được sửa chữa lại toàn bộ bên trong, bên ngoài, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa. Hình ảnh chợ Bến Thành với tháp đồng hồ thường được dùng làm biểu tượng cho thành phố.

Giờ đây chợ Bến Thành là một trung tâm buôn bán lớn không chỉ của TP Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh phía Nam
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Công Viên Văn Hóa Đầm Sen 02/01/2009
3 Hoà Bình, Phường 3, Quận 11
Hồ Chí Minh
 
Nằm trong quần thể dịch vụ vui chơi giải trí Đầm Sen, Công viên Nước Đầm Sen với 25 lọai thiết bị trò chơi dưới nước độc đáo và một hồ tạo sóng rộng 3000m2 nằm dưới rừng cây xanh mát là một địa chỉ vui chơi giải trí lý tưởng dành cho bạn và gia đình sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.

Đến với công viên nước Đầm Sen các bạn sẽ cảm nhận ngay về một ốc đảo xanh mát giữa lòng thành phố. Hãy hít thật sâu để tận hưởng cái không khí trong lành của một thiên nhiên thơ mộng rồi đắm mình vào sóng biển nhấp nhô như vỗ về nâng niu bạn. Các bạn trẻ thích chinh phục độ cao ư ? Các bạn sẽ được thử thách cùng các trò chơi cảm giác mạnh như : máng trượt cao tốc Kamikaze cao 19m, hay bạn sẽ trở thành Tazan trong phim trường của trò chơi Đu Dây Vượt Thác, còn các bạn thích trò chơi cảm giác nhẹ nhàng êm ái hơn có thể thả mình dưới Dòng Sông Lười trôi bồng bềnh quanh dòng sông dài 400m hay thật sự thư giãn với hồ Massage giữa thiên nhiên xanh mát. Và còn nhiều trò chơi hấp dẫn khác đang chờ các bạn khám phá chinh phục nữa đấy.

 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Thảo Cầm Viên 02/01/2009
2 Nguyễn BỈnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1
Hồ Chí Minh
 
Cuối cùng cũng có dịp đến thảo cầm viên
Vị trí: 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Ðặc điểm: Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một trong những địa chỉ văn hoá của thành phố Hồ Chí Minh, nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới.

Bắt đầu xây dựng vào tháng 3/1864 trên một khu đất rộng 12ha nằm cạnh sông Rạch Lăng (phía đông bắc Sài Gòn) do một chuyên viên khảo cứu thực vật nhiệt đới người Pháp là ông J.B.Louis Pierre phụ trách. Công trình hoàn thành vào năm 1865, trong đó trồng nhiều loại cây quí ở trong nước và trên thế giới, nhập từ ấn Độ, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia như cacao, cafe, vani, một vài giống mía gọi là Jardin Acclimater... Nhiều loại động vật lạ và qúi hiếm được đưa về nuôi ở đây và nơi đây được gọi là Sở thú.

Đến năm 1924, Sở thú được mở rộng thêm 10ha. Ngày 27/11/1927 Pháp cho xây dựng Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross trong khuôn viên Sở thú theo thiết kế giống tháp cung điện mùa hè Bắc Kinh.

Năm 1929, Pháp cho xây Temple Du Souvenir có kiến trúc giống như đền thờ lăng tẩm Huế. Trên lầu có thư viện khá rộng. Năm 1956, chính quyền Sài Gòn cho tu sửa và thiết kế lại, viện bảo tàng Blanchard de la Bross được đổi là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn, sở thú đổi là Thảo Cầm Viên.

Từ năm 1989, chuồng trại được cải tạo và mở rộng cho thích hợp với đời sống sinh thái của từng loại thú. Diện tích chuồng trại là 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của hiệp hội các vườn Đông Nam á. Năm 1991, khu hoa viên trong Thảo Cầm Viên được thiết lập lại sau nhiều năm bị bỏ hoang. Sau hơn 130 năm xây dựng, Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn của cả nước với 590 đầu thú thuộc 125 loài; thực vật có 1.800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bonsai và thảm cỏ xanh trên diện tích 20ha, chia ra làm nhiều khu: khu nuôi cầm thú, khu cây cảnh và phong lan, khu vui chơi... Thảo Cầm Viên hàng ngày đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Chùa Giác Lâm 02/01/2009
118 Lạc Long Quân
Hồ Chí Minh
 
Chùa được xây vào năm 1744. Phong cảnh nơi này đẹp như tranh với những vườn hoa và những cây cao. Nhiều người đến đây để sáng tác và ngâm thơ. Chùa đã được trùng tu nhiều lần: vào năm 1804 và 1909. Trên cổng có ba chữ Giác Lâm Tự viết bằng chữ Hán. Chùa còn được goi là đình Giác Lâm vì có nhiều am với những người trụ trì thuộc dòng họ Lâm Tế, con cháu của những người truyền và phát triển đạo Phật ở Trung Quốc.

Chùa Giác Lâm được xây dựng trên một diện tích rộng. Kiến trúc của chùa khá đặc sắc, đặc biệt là những cột chùa to lớn, màu nâu đậm, trên đó chạm những câu đối mạ vàng (có 143 cặp câu đối). Bao lam của chùa chạm các loại hoa mai, hoa cúc và chín con rồng. Chính điện thờ Phật Di Đà, dưới thờ Phật Thích Ca, Di Lặc, hai bên thờ Quan Thế Âm và Thế Thập Bát La Hán, Thập điện Diêm Vương, Tổ Sư Đạt Ma và tượng Long Vương. Có 113 pho tượng Phật bằng đồng và gỗ quý, đặt thờ tại đây được khoảng 200 năm. Kiến trúc của chùa mang đậm nét phương Đông, nghiêm trang, nhẹ nhàng, mỹ thuật. Đặc biệt tượng Phật Địa Tạng của chùa đẹp có tiếng.

Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Di Tích Địa Đạo Củ Chi 02/01/2009
Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi
Hồ Chí Minh
 
Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Hãy một lần chui vào địa đạo, ta sẽ thấy rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí bất khuất của "vùng đất thép" và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ? Ta cũng sẽ hiểu vì sao Củ Chi - mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi. Cũng từ địa đạo này, cuộc hành quân Crimp (cái bẫy) của Mỹ với 3.000 quân bộ, cuộc hành quân Sedarfall gồm 12.000 lính, có xe tăng, máy bay yểm trợ tối đa, nhằm biến Củ Chi thành "khu tự do hủy diệt" đã bị đập tan. Củ Chi thật xứng danh "đất thép thành đồng" qua 20 năm bền bỉ chiến đấu.

Ðiều thú vị nữa khi về thăm mảnh đất anh hùng này là các hướng dẫn viên đều ăn mặc như hồi chiến tranh: nam mặc đồ giải phóng, mũ tai bèo; nữ mặc bà ba đen, quàng khăn rằn và đi dép lốp. Sự có mặt của họ bên trong những búi cây, ở mỗi khúc quanh khiến du khách có cảm giác đang được sống trong sự thật của Củ Chi thời đánh giặc. Cảm giác thời chiến rõ nét hơn khi đĩa sắn luộc, bát muối vừng được đưa mời khách du lịch. Những ly rượu bé xíu, trong vắt và nồng nàn được gọi đùa là nước mắt quê hương bên đĩa rau mốp muối chua, giòn và ngon đến lạ. Bạn đừng quên nếm thử món rau mốp. Rau mốp là lương thực chính của quân dân Củ Chi ngày trước, còn giờ đây đang là đặc sản.
 
0 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Khu Du Lịch Văn Thánh - Công Ty Du Lịch Không Gian 02/01/2009
123A An Bình P6 Q5 TPHCM
Hồ Chí Minh
 
Mình vừa tham quan xong nè biết thêm đc vài thông tin:
Vị trí: Cách trung tâm thành phố khoảng 2km, về phía đông thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quận Bình Thạnh, hướng ra thành phố Vũng Tàu.

Đặc điểm: Khu du lịch Văn Thánh hay còn gọi là công viên Văn Thánh là nơi thường tổ chức những đêm lễ, trình diễn thời trang, thi sắc đẹp để tuyển diễn viên điện ảnh.

Khu du lịch Văn Thánh có tổng diện tích diện tích 77.000 m2, phần hồ chiếm khoảng 2 ha, khu du lịch mát mẻ, rộng rãi phù hợp với nhiều hoạt động giải trí thư giãn. Nằm trong khu vực rộng rãi bên bờ sông Thị Nghè, nhánh của sông Sài Gòn - Văn Thánh là nơi vui chơi giải trí của dân chúng Sài Gòn. Buổi tối Văn Thánh luôn rộn rã tiếng nhạc và sàn nhảy trong không khí mát rượi của sông nước, của vườn cây bạch đàn.
 
1 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Khu Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên 01/01/2009
120 Xa Lộ Hà Nội
Hồ Chí Minh
 
Về suối tiên mình có nhận xét sau:
Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, được xây dựng cải tạo với mục đích kết hợp du lịch với giáo dục văn hoá lịch sử, nguồn cội dân tộc. Là một vùng đất đồi hình chữ S, rộng 200.000m2, chính giữa có dòng suối với nhiều mạch nước ngầm uốn lượn chảy xuyên qua suốt chiều dài 2.000m.

Suối Tiên gồm 12 khu vực chính, vốn đầu tư 50 tỷ đồng. Hàng năm Suối Tiên đón từ 1,5 - 2 triệu lượt khách đến tham quan. Nét độc đáo của Suối Tiên là tính chất lịch sử, huyền thoại, các cụm mô hình ở đây được lấy ý tưởng từ các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông. Với mơ ước về sự thái bình, an khang thịnh vượng, những nhà thiết kế xây dựng Suối Tiên thành 4 vùng đất theo truyền thuyết về tứ linh: Long, Lân, Qui, Phụng, mỗi vùng đất ứng với 1 hành trong ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa lấy thổ làm trung tâm. Vẻ đẹp nên thơ kết hợp hài hòa, khéo léo giữa thiên nhiên và nhân tạo, giữa kiến trúc cổ và kiến trúc hiện đại, không khí trong lành nơi đây đã khiến cho Suối Tiên thực sự trở thành khu nghỉ ngơi, giải trí hấp dẩn của người dân thành phố cũng như của du khách từ xa đến.
 
1 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu
 
     
Khu Du Lịch Bình Quới 01/01/2009
1147 Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh
Hồ Chí Minh
 

Nhận xét một chút nha:
Mặt bằng rộng, thoáng mát bên bờ sông Sài Gòn, Khu Du Lịch Bình Quới 1 được nhiều người biết đến như một khu thư giãn và ăn uống theo phong cách Nam Bộ dân dã, mộc mạc. Với khoảng không gian xanh tươi, tĩnh lặng của những thảm cỏ non mượt mà, cùng bóng mát của những hàng dừa nước nghiêng mình bên dòng kênh Sở Nhật bao đời… đã tạo nên một nét riêng cho Bình Quới.

Tại đây có 55 phòng ngủ trang thiết bị hiện đại, ẩn mình dưới những tán cây rợp mát ven sông. Nhà hàng ở đây là địa chỉ tin cậy cho những cuộc liên hoan, chiêu đãi và rất nổi tiếng với những món nướng hay đặc sản Việt Nam. Hàng đêm tại khu du lịch có chương trình văn nghệ dân tộc độc đáo: “lễ hội Kỳ Yên”, “ca nhạc tài tử Nam bộ trên Ghe Hầu”, “đám cưới truyền thống Việt Nam”, ca nhạc dân tộc... Các chương trình văn nghệ này đã cuốn hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới xem. Tại đây, du khách cũng có thể tham dự lướt ván, câu cá, quần vợt, bơi lội, và nhiều môn thể thao khác.

Nơi đây thường được các cộng đồng kiều dân nước ngoài chọn để tổ chức lễ kỷ niệm quốc khánh; cũng như nhiều công ty chọn làm nơi tổ chức tổng kết, chiêu đãi và hội nghị.

Từ Bình Quới, du khách có thể du thuyền theo tuyến sông Sài Gòn đến thăm địa đạo Bến Dược, vườn trái Lái Thiêu hoặc về bến cảng Nhà Rồng..

 
1 phản hồi Gởi cho bạn bè Tin xấu